sơn pha dương

山坡羊

oi mãi không chán, đoạn này, Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên núi cầu xin Nhất Đăng đại sư trị thương, gặp người Tiều phu, một trong bốn đệ tử của Nhất Đăng. Đoạn phim không có đánh đấm gì, đơn giản chỉ là “khoe” kho tàng văn hoá cổ Trung Quốc! Người tiều phu thoạt tiên hát một điệu Sơn pha dương, bài Hàm Dương hoài cổ, rồi lại tiếp tục hát theo điệu đó, một bài Đồng Quan hoài cổ.

Hoàng Dung bèn đáp lại cũng bằng một bài theo điệu Sơn pha dương – Đạo tình. Phải hiểu cổ văn thì mới cảm nhận hết được cái hay tuyệt diệu của trường đoạn phim này, hai người đối đáp với nhau chỉ toàn dùng thơ và nhạc, trích dẫn ba bài thơ đời Nguyên và một điệu nhạc “Sơn pha dương”. Đồng thời cũng thấy rõ dụng tâm, công phu dàn dựng đoạn phim, giới thiệu đồng thời cả cổ văn và cổ nhạc Trung Quốc!

ngũ bách niên tang điền thương hải

五百年桑田滄海

ại nói về phim Tây Du Ký. Những năm 80, xã hội TQ bắt đầu có chút cởi mở, người làm phim mượn hình ảnh Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm để khéo léo phản đối nhà cầm quyền: Ròng rã năm trăm năm, Ruộng dâu hoá bể xanh, Đá mòn rêu xanh bám, Nhưng trái tim vẫn lành. Vẫn hướng về tự do, Ngại chi ngày lửa đỏ… May mắn đây đã là những năm của “Lão Đặng” với cái lý luận “mèo đen, mèo trắng”…

Năm trăm năm, vật đổi sao dời,
Đá vô tri cũng ngậm ngùi rêu xanh.
Năm trăm năm! năm trăm năm!
Ngũ Hành Sơn nặng, giam cầm thân ta.
Bao ngày tuyết nổi, sương sa,
Cuối trời hút bóng, mắt nhoà cánh chim.
Còn đây rạo rực trái tim,
Thương về chốn cũ, mãi tìm tiêu dao.
Anh hùng ngang dọc trời cao,
Sá chi lửa đốt, sợ nào giá băng.
Vẫn nguyên chí hướng tung hoành,
Lòng tin ở lẽ công bằng vẫn nguyên.
Tiếc thay năm tháng triền miên,
Trách ta, thành kẻ than phiền, vô công.
Vì sao, vì sao? Chí tang bồng,
Thành thân cá chậu, chim lồng hỡi ai!?

thành ngữ 4 chữ

四个字的成语









ưa xem phim Hoàn Châu cách cách, Tiểu Yến Tử sau khi học Tam tự kinh (kinh 3 chữ) thì tiếp tục học sử dụng thành ngữ 4 chữ. Đây là khởi đầu của vô số màn hài hước đặc sắc trong phim, vì Tiểu Yến Tử thì siêu dốt về chữ nghĩa, mà thành ngữ 4 chữ trong cổ văn TQ có đến hàng vạn vạn 😬. Chỉ riêng những thành ngữ bắt đầu với chữ “nhất” cũng có đến 3 ngàn, học 1 chữ “nhất” này cả năm cũng chưa hết, ví dụ như:

Nhất ngôn vi định, nhất phàm phong thuận, nhất nhật tam thu, nhất phiến băng tâm, nhất tự thiên kim, nhất đao lưỡng đoạn, nhất bản vạn lợi, nhất bộ đăng thiên, nhất ngôn nan tận, nhất ngôn cửu đỉnh, nhất hô bách ứng, nhất diệp tri thu, nhất lộ bình an, nhất tiễn song điêu, nhất cử lưỡng tiện, nhất thạch nhị điểu, nhất thế chi hùng, nhất kiến như cố, nhất quốc tam công, nhất triêu nhất tịch, nhất tảo nhi không, nhất tự vi sư, etc…

Cái sự dốt của Tiểu Yến Tử được sử dụng làm yếu tố gây cười xuyên suốt phim, đồng thời với khán giả mà nói, cũng là một công cụ giáo dục. Thành ngữ 4 chữ rất phổ biến trong cổ văn TQ, đôi khi cả đoạn văn dài dùng toàn thành ngữ, nghe cân đối, nhịp nhàng, ngắn gọn, súc tích. Ngay cả khi không dùng thành ngữ thì thói quen dùng cụm 4 từ cũng rất phổ biến trong hành văn cổ, như thế nghe mới có vẻ “có học thức” và “sang trọng”.

Con đường đào tạo từ một cô gái mãi võ giang hồ trở thành một công chúa quý tộc phải trãi qua rất nhiều chông gai, đầu tiên là những bước giáo dục cơ bản này. Mặc dù chưa bao giờ thật sự thích xem những kiểu phim drama như Hoàn Châu cách cách, nhưng vẫn xem để học thêm về cổ văn (tốt nhất nên xem phụ đề tiếng Trung). Dưới đây là một số thành ngữ 4 chữ phổ biến thường sử dụng trong phim kiếm hiệp, cổ trang:

牛嚼牡丹 – Ngưu tước mẫu đơn – Bò ăn hoa mẫu đơn
猫哭老鼠 – Miêu khốc lão thử – Mèo khóc chuột già
笑里藏刀 – Tiếu lý tàng đao – Dấu dao trong nụ cười
海里捞针 – Hải lý lao châm – Mò kim đáy bể
班门弄斧 – Ban môn lộng cân – Múa rìu trước cửa Lỗ Ban
借刀杀人 – Tá đao sát nhân – Mượn đao giết người
冤家路窄 – Oan gia lộ trách – Ngõ hẹp gặp oan gia
水中捞月 – Thủy trung lao nguyệt – Mò trăng đáy nước
打草惊蛇 – Đả thảo kinh xà – Đánh cỏ động rắn
对牛弹琴 – Đối ngưu đàn cầm – Đàn gảy tai trâu
过河拆桥 – Quá hà sách kiều – Qua cầu rút ván
落叶归根 – Lạc diệp quy căn – Lá rụng về cội
亡羊补牢 – Vong dương bổ lao – Mất bò mới lo làm chuồng
守株待兔 – Thủ chu đãi thố – Ôm cây đợi thỏ
顺水推舟 – Thuận thuỷ thôi chu – Thuận nước đẩy thuyền
以卵击石 – Dĩ noãn kích thạch – Lấy trứng chọi đá
走马观花 – Tẩu mã quan hoa – Cưỡi ngựa xem hoa
斩草除根 – Trảm thảo trừ căn – Nhổ cỏ tận gốc
一箭双雕 – Nhất tiễn song điêu – 1 mũi tên trúng 2 đích
半斤八两 – Bán cân bát lượng – Kẻ tám lạng, người nửa cân
不共戴天 – Bất cộng đái thiên – Không đội trời chung
不可思谊 – Bất khả tư nghì – “Không thể giảng cho hiểu được”
闭月羞花 – Bế nguyệt tu hoa – Hoa nhường nguyệt thẹn
甘拜下风 – Cam bái hạ phong – Cam chịu nhận thua
指腹为婚 – Chỉ phúc vi hôn – Hứa hôn từ trong bụng mẹ
孤掌难鸣 – Cô chưởng nan minh – 1 bàn tay vỗ không thành tiếng kêu
强词夺理 – Cưỡng từ đoạt lý – Nguỵ biện, nói xàm xí
造极登峰 – Tạo cực đăng phong – Đạt tới đỉnh cao
同归于尽 – Đồng quy vu tận – Cả 2 cùng chết
一帆风顺 – Nhất phàm phong thuận – Thuận buồm xuôi gió
拔刀相助 – Bạt đao tương trợ – Rút đao giúp đỡ
衣锦还乡 – Y cẩm hoàn hương – Áo gấm về làng
掩耳盗铃 – Yểm nhĩ đạo linh – Bịt tai trộm chuông
恒河沙数 – Hằng hà sa số – Nhiều như số hạt cát bên bờ sông Hằng
木已成舟 – Mộc dĩ thành chu – Ván đã đóng thuyền
锦衣夜行 – Cẩm y dạ hành – Áo gấm đi đêm
饮水思源 – Ẩm thuỷ tư nguyên – Uống nước nhớ nguồn
流沙掌中 – Lưu sa chưởng trung – Cát chảy trong lòng bàn tay
望子成龙 – Vọng tử thành long – Mong con thành tài
传宗接代 – Truyền tông tiếp đại – Nối dõi tông đường
反复无常 – Phản phục vô thường – Thường xuyên thay đổi
了如指掌 – Liễu như chỉ chưởng – Rõ như trong lòng bàn tay
幸灾乐祸 – Hạnh tai lạc hoạ – Cười trên nỗi đau của người khác
狐假虎威 – Hồ giả hổ uy – Cáo mượn oai hùm
两全其美 – Lưỡng toàn kỳ mỹ – Vẹn cả đôi đường
措手不及 – Thố thủ bất cập – Trở tay không kịp
望梅止渴 – Vọng mai chỉ khát – Trông mơ giải khát, ăn bánh vẽ
一刀两断 – Nhất đao lưỡng đoạn – Chém 1 đao thành 2 khúc
夜长梦多 – Dạ trường mộng đa – Đêm dài lắm mộng
炉火纯青 – Lô hoả thuần thanh – Lửa trong lò toàn 1 màu xanh
同床异梦 – Đồng sàng dị mộng – Chung giường nhưng khác mộng
失之毫厘,差之千里 – Thất chi hào ly, sai chi thiên lý
宁为玉碎,不为瓦全 – Trữ vi ngọc toái, bất vi ngoã toàn
良药苦口,忠言逆耳 – Lương dược khổ khẩu, trung ngôn nghịch nhĩ
道高一尺,魔高一丈 – Đạo cao nhất xích, ma cao nhất trượng
处女守身,处士守名 – Xử nữ thủ thân, xử sĩ thủ danh
英雄气短,儿女情长 – Anh hùng khí đoản, nhi nữ tình trường
近朱者赤,近墨者黑 – Cận chu giả xích, cận mặc giả hắc
近在眼前,远在天边 – Cận tại nhãn tiền, viễn tại thiên biên
龙生九子,各不相同 – Long sinh cửu tử, các bất tương đồng
永结同心,百年好合 – Vĩnh kết đồng tâm, bách niên hảo hợp
江山异改,本性难移 – Giang sơn dị cải, bản tính nan di
白刀子进,红刀子出 – Bạch đao tử tiến, hồng đao tử xuất
君子报仇,十年不晚 – Quân tử báo cừu, thập niên bất vãn
十年树木,百年树人 – Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân
狗口里生,不出象牙 – Cẩu khẩu lý sinh, bất xuất tượng nha
老鼠看书,咬文嚼字 – Lão thử khán thư, giảo văn tước tự
青山不改,泉水长流,后会有其 – Thanh sơn bất cải, tuyền thuỷ trường lưu, hậu hội hữu kỳ

tháng năm vội vã

匆匆那年

háng năm vội vã – Thông thông na niên – 匆匆那年, một phim hay cho độ tuổi trung niên (và cho cả những người đã lớn muốn soi lại quãng đời tuổi trẻ đã qua). Tuy không phải là một phim quá xuất sắc trong cảm nhận của tôi, nhưng phim có một bản nhạc cùng tên tuyệt vời, với giọng hát như mây bay, nước chảy, như gió thổi của Vương Phi, và cái tiết tấu vội vàng của nó, như những hình ảnh mau chóng lướt qua, những hồi ức đẹp đẽ về những tháng năm tuổi trẻ say mê và khờ dại. Trong con mắt khán giả phương Tây, những nhân vật chính trong phim hiện ra có chút nông nổi, thiếu kiềm chế và nhẫn nại trước những sóng gió, đổi thay trong cuộc đời, để rồi cuộc tình có nhiều hệ luỵ đau thương.

Nhưng đó chính là những gì diễn ra trong một xã hội đang trên đà thị trường hoá, những khủng hoảng “giá trị cá nhân”, ai cũng mãi chạy theo “một điều gì đó”. Cũng là những gì tuổi trẻ chưa thể có, chưa hiểu thấu chính mình, chưa lường hết những ngã rẽ cuộc đời. Ca từ viết rất hay, có thể gián tiếp nói lên những điều vốn rất khó thành từ ngữ: Đừng trách mối tình không có thời gian để tập luyện, chính là tháng năm đã khoan dung ban tặng thời gian để chúng ta quên đi lời hẹn ước. Đừng trách ai cũng không thể có một lần yêu trọn vẹn, chính là thời gian đã thiện ý lưu lại cho chúng ta những vấn vương vụn vỡ. Bởi chúng ta đã không hiểu rằng những lời hứa mãi bên nhau cố chấp ấy chỉ là những lời báo trước chia tay.

once upon a time in odessa

gày xửa ngày xưa ở Odessa, một film Nga mới làm sau này, hình ảnh, ánh sáng cực đẹp, nhiều sound – track nhạc Nga & Ukraina siêu hay. Film về một tướng cướp, trùm giang hồ Odessa, về sau là một chỉ huy Hồng quân, tất cả đều là sự thật lịch sử. Việt Nam cũng có nhiều hình tượng giống y như thế: Trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng Dương Văn Dương, Đại tá Mai Văn Vĩnh, .v.v…

cổ nhạc

rích đoạn “đẹp nhất, hay nhất” trong Hoàn Châu cách cách 🙂 đám cưới của Hạ Tử Vy và Tiểu Yến Tứ, xem đi xem lại hàng trăm lần ko biết chán! Chính là từ phút 1:20 đến phút 2:20, một điệu múa và một điệu nhạc cổ, các cô nương áo hồng, vũ đạo trên nền nhạc kèn & trống.

Tuy chưa truy ra đc nguồn gốc của nhạc & vũ này, cảm thấy có đôi phần đã “cải biên, hiện đại hoá”, nhưng có thể nhận định phần lớn là “nguyên bản”! Film truyền hình dĩ nhiên không thể “chất lượng” như film điện ảnh, nhưng thi thoảng vẫn nhặt ra được vài “viên ngọc” từ kho tàng văn hoá cổ!

17 moments of spring – somewhere far away

h my pain, I beg you to leave me, at least just for a while. Oh my cloud, the bluish cloud, do you fly to my dear home? Oh my shore, my beautiful shore, please show yourself, from afar, just a blury outline, my lovely – tender shore. I would like to swim to you, at least some day.

Somewhere far away, somewhere very far away, mushroom – shaped rain is falling through the sunshine. Somewhere far away, somewhere in my memory, it’s getting warm just like in my childhood, though my memory now is covered under thick layers of snow…

bộ bộ kinh tâm

ữa xem 1 trích đoạn “Bộ bộ kinh tâm” – thường ko thích ngôn tình, kiếm hiệp, những thi thoảng vẫn xem để “học chữ”. 2 chị em Nhược Lan, Nhược Hy nhận được thư nhà, ngồi chờ viên thái giám đến đọc thư giúp. Xem đến đây lấy làm lạ, vì phụ nữ quý tộc xưa, tuy ko “thông kim bác cổ” như các trang nam nhi “luận bàn chính sự”, nhưng học vấn cũng ko phải là tầm thường, đều có ít nhất mười mấy năm học chữ. Cổ văn, Đường thi, Tống từ… thảy đều thông thạo, làm sao có chuyện ko đọc được thư nhà!?

Mở thư ra mới biết chữ viết lối bán thảo, học 10 năm cũng chưa chắc đã đọc được (tôi cũng ko đọc được, vậy mà biết có người ở làng Đường Lâm, Hà Nội, mới học 3 năm đã đọc / viết thảo thư thông thạo). Như nhân vật chính Nhược Hy trong phim tự nói về bản thân: ta ở thời hiện đại dù sao cũng có 16 năm đèn sách, chữ nghĩa, thế mà “xuyên không” quay ngược về quá khứ, lại trở nên người nửa mù chữ! Cái sự học ngày xưa cực kỳ khó khăn, học 10, 15 năm vẫn chưa biết gì, từng câu, từng chữ, thảy đều có ý nghĩa thâm sâu.

Không như “quốc ngữ” ngày nay, ngu lắm chỉ 6 tháng là có thể đọc viết tương đối. Vì dể dàng như thế nên trên đường dài, hại nhiều hơn lợi! Đây là vấn đề rất lớn của tiếng Việt: ngôn từ cạn cợt, ngữ pháp lỏng lẻo, nội dung ít ỏi… sinh ra nhiều người với “lổ hổng tư duy”. Từ những năm 20 tuổi, bằng cách so sánh ngôn ngữ học (comparative linguistics), đem cách suy nghĩ, hành văn trong tiếng Anh, Pháp, Hoa… đối chiếu vào tiếng Việt, tôi có thể phát hiện nhiều “lổ hổng tư duy” trong nhiều người nói chuyện với mình.

Những lỗi tư duy đó khiến cho người Việt rất dể bị xúi dục, lừa gạt. Đáng tiếc lỗi có tính chất cố hữu nên phần lớn không tự nhận ra. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XH Việt như ngày nay, không thể tự phản tỉnh để biết mình thiếu chỗ nào. Chưa kể đến vô vàn những thể loại “tỉnh để chi oa”, vì đã ngồi đáy giếng, không muốn xem trời bằng vung cũng không được! Sâu xa hơn, ngôn ngữ ko phải chỉ là cái vỏ của tư duy, nó hàm chứa trong đó nhân sinh quan và thế giới quan của một con người, một dân tộc…

điện ảnh

ăn bản, cách làm phim của Trung Hoa đại lục và Hồng Kông, Đài Loan rất khác nhau. Với Đài Loan, HK, diễn viên thường được chọn từ các cuộc thi sắc đẹp, dĩ nhiên là có ngoại hình. Còn ở Đại lục, đa số diễn viên, nhất là các thế hệ đầu, và đến tận bây giờ, thường chọn ở các đoàn ca kịch: Kinh kịch, Bình kịch, Xuyên kịch, Tương kịch… Các thể loại Kịch đại lục có bề dày lịch sử lâu đời, công phu đáng nể, diễn viên không chỉ học diễn xuất, mà còn học vũ đạo, võ thuật, nhiều trò tạp kỹ, và nhất là văn thơ cổ. Nên về ấn tượng ngoại hình, trang phục thì HK, Đài Loan có thể có chút ưu thế, nhưng về chiều sâu văn hoá, tâm lý, thì không thể qua mặt Đại lục.

Thế nên mới có chuyện “diễn vai nào là chết vai đó”, nhiều diễn viên cả đời chỉ đóng một vai: Hoàng hậu (độc ác), Hoàng thượng (lăng nhăng), Phi tần (hiền từ), Hoàng thái hậu (ba phải), Công chúa (nghịch ngợm), etc… Đó là mô thức truyền thống của Kịch nghệ, vốn đã chuyên sâu như thế, dù có giỏi đến đâu cũng khó lòng vượt qua. Làm phim hiện đại căn bản là nhiều chiêu trò nhảm nhí để lôi kéo khán giả. Nhưng đại lục làm phim, luôn luôn lồng ghép trong đó rất nhiều văn hoá cổ, phải là người dụng tâm tinh tế mới nhận ra và thưởng thức được, đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, ví dụ như nghệ thuật cắt giấy trang trí cổ truyền TQ trong hình dưới đây.

ban chỉ

班指

em phim kiếm hiệp, cổ trang thường thấy một loại nhẫn khá lớn, đeo ở ngón tay cái, thoạt tiên nghĩ đó là một loại trang sức, nhưng thấy có điểm không ổn, vì ngón tay cái làm rất nhiều việc, đeo chiếc nhẫn lớn như thế rất vướng víu. Suy nghĩ và “google” một lúc thì biết đó không phải đơn thuần là chiếc nhẫn, tiếng Trung gọi là: ban chỉ – 扳指. Nguyên thuỷ là dụng cụ để kéo cung, bảo vệ ngón tay khi phải giương những chiếc cung to và nặng, nhất là khi phải bắn nhiều phát liên tục.

Dần dà, với những nhà quyền quý, công cụ này trở thành vật mang tính chất trang sức, biểu tượng, không còn tính thực dụng ban đầu, và được làm bằng những vật liệu quý như vàng, ngọc. Trích đoạn phim: Kỷ Hiểu Lam kiến nghị mắt đã khỏi bệnh, có thể phục chức làm quan, Càn Long chưa muốn KHL trở lại làm quan, làm bộ muốn kiểm tra mắt, đưa bàn tay ra hỏi có bao nhiêu ngón (指 – chỉ – ngón tay). Dĩ nhiên là câu đố mẹo này lừa được KHL vì Càn Long đếm có 6 ngón (chỉ), kể cả cái “ban chỉ”! 😬