the battle of iadrang

To make war all you need is intelligence.
But to win you need talent and material.

For whom the bell tolls – E. Hemingway

Col.Gen. Harold Moore and Col.Gen. Nguyễn Hữu An returned to the old battlefield, Oct, 1993, exchanging their diaries, maps, operational notes, memories and friendship.

The IaDrang Campaign was to the Vietnam War what the terrible Spanish Civil War of the 1930’s was to World War II – a dress rehearsal. The place where new tactics, techniques and weapons were tested, perfected and validated. In the IaDrang, both sides claimed victory and both sides drew lessons, some of them dangerously deceptive, which echoed and resonated throughout the decade of bloody fighting and bitter sacrifice that was to come.

While those who have never known war may fail to see the logic, this story also stands as tribute to the hundreds of young men of the 320th, 33rd and 66th regiments of the Peoples Army of Vietnam who died by our hand in that place. They, too, fought and died bravely. They were a worthy enemy.

Wild flowers now grow in those places of violent death. The IaDrang from PleiMe west is uninhabited except for a few montagnards who are/have been driven out to the east near PleiKu. The Ia Drang/Chu Pong area is now known as The forest of Screaming Souls and remains mysterious and beautiful.

Hoa dại giờ mọc đầy trên mảnh đất từng đầy rẫy chết chóc. Vùng IaDrang đến giờ vẫn không có ai cư trú, ngoại trừ một vài sắc dân miền núi đang được di dân về hướng đông gần PleiKu. IaDrang, ChưPrông nay được biết đến với cái tên Truông Gọi Hồn, vẫn nguyên vẹn huyền bí và đẹp đẽ như tự ngàn xưa.

ar, 1965, the first U.S troops arrived in Vietnam (Danang). 8 months later, their first major engagement with the VPA in a large battle (of regimental, divisional size) took place at the Valley of IaDrang, which is since then known as the Valley of Death. Feb, 1994, President Bill Clinton announced the normalization in relationship with Vietnam. In an action to bootstrap of the process, in 1993, a film was made featuring the old bloodshed battle of IaDrang. Thus, battle of IaDrang marks the begin and end of a long-time painful and bitter relationship between the two nations. Up to the present days, lots of people from both sides still can not get it right about what had really happened then and there. The story below tries to recall the truth.

But first, about the film: We were soldiers is based on We were soldiers once… and young, a book written by Harold Moore himself, as one of the direct commanders in the battle (on the American side). It’s a Randall Wallace‘s film, the famous director of Brave Heart, Pearl Harbor, and now We were soldiers, with Mel Gibson as Lt.Col. Hal Moore, and Đơn Dương as Lt.Col. Nguyễn Hữu An. To my disappointment, the film is no better than any other Hollywood’s films such as Black Hawk Down, solely made to demonstrate American heroism. Exactly as written in Harold Moore’s book: Hollywood got it wrong every damned time, whetting twisted political knives on the bones of our dead brothers.

The film is no exception, it takes many of the small facts of the book onto it, but only to falsely portray the historical events. In fact, the film is a distortion of facts that happened, of peoples involved in the battle, especially the figure of Lt.Col. Nguyễn Hữu An. In a sense, the film has undermined the author Hal Moore’s (and many other American veterans) sincerity and goodwill. Hal Moore is also a man of literature talent, the following line is written upon his revisiting the old battlefield, 1993, accompanied by general An, about the battle and his old enemy (column on the left).

Strictly speaking, Lt.Col. Harold Moore was not the corresponding counterpart of Lt.Col. Nguyễn Hữu An, he was one of the three direct commanders in the battle, a battalion under Thomas W. Brown. Nguyễn Hữu An was then the division commander of the 325th. But history has brought the two man into one battle and a rendezvous aftermath. Battle of IaDrang was actually two main battles in an operation which lasted for one month (between American 1st division and VPA’s 320th, 33rd and 66th regiments). The main confrontations were at the X-Ray and Albany landing zones, between the 1st, 2nd, and 3rd battalions of the 7th cavalry regiment of the U.S army with the 7th, 8th, 9th battalions of the 66th regiment (and one company of the 33th regiment) of the VPA. Hence, in formations’ numbers, the two sides have equal forces.

Contrary to many many sources, Lt.Col. Nguyễn Hữu An did not have any advantages in power comparison, even in number of man. All his infantry battalions are light-armed units, with just some mortars. On the adversary side are air assault and air mobility cavalry units, with superior fire power support. From the air, an average number of 300 sorties per day was made, with all available air units in south Vietnam, and on land, field artillery came in heavy use. So the ratio here is at least 3:1 with the weaker is the Vietnamese side. Some sources give intentionally wrong information like: the landing troop of 400 man was surrounded by 4,000 soldiers, in fact, 4,000 was number in the whole area (not each individual landing zone), in the same way, we can say: two VPA regiments confronted with forces of the 1st division (a typical American division has at least 20,000 personnel).

The battle witnessed extreme uses of fire power: for the first time in history, strategic bombers B52 are used for tactical roles, air mobility by helicopters reached the highest level ever since the start of WWII. The VPA learned that they could neutralize the effectiveness of that fire power by quickly engaging American forces at close range, thus turned the battle into a close-quarter struggles with mainly knife, bayonet and other small arms. A series of well-planed ambushes turned the American situation to desperate. Finally, they know that they can not deny or hide an obvious defeat, then dropped napalm bombs to clear all vestiges, sacrificing all, including man of their own. This is known as one of the most savage battle and can be considered as microcosm of the whole war.

The American casualties is about 700, the Vietnamese is about 1100, a victory to Lt.Col. Nguyễn Hữu An in consideration to forces participated in the confrontation. The battle set up, for the first time, an example in which a modern Calvary division can be defeated (Calvary division was then a new concept of air assault and air mobility units, formed firstly in the Vietnam war). In fact, the battle is blueprint of tactics successfully anticipated by Lt.Col. Nguyễn Hữu An, many interesting details can be found in his memoir (all details, facts, formations, numbers, estimations… in this post can be confirmed by both 2 memoirs from the 2 sides). He is named: the General of Battles for his exceptional talent in tactical problems. The man is among only a few number of generals in Vietnam who truly gained respect from the people, not only for his success in military career but also for his righteous attitude toward history and moral principles he’s practiced in life.

⓵⏎ Hemingway’s words were true in the Spanish civil war, but it’s not true anymore in the Vietnam war. Even with talent and material, you still can not win it.

⓶⏎ The phrase: The forest of Screaming Souls may have been first introduced in the famous Vietnamese novel The sorrow of war by Bảo Ninh. The author (also the main character Kiên in the novel) was also a soldier in this B3 (Central Highland) front.

thị xã trong tầm tay

To remember soldiers of the 3rd division,
who heroically defended the town, Feb ~ Mar, 1979.

xactly 30 years ago… things as seen aftermath, when the bloodshed battles have just been over… Film name: Thị xã trong tầm tay, screenplayer & director: Đặng Nhật Minh, type: 35mm black and white film, year of production: 1982, music, lyric & dialogue: Trịnh Công Sơn & Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3rd division (nickname: Yellow Star, official number: 359th) is an elite (but not regular!) formation of the VPA (Vietnam People Army), originally formed and served in the 5th military region (central of Vietnam). For its exceptional performance in the Vietnam war, in 1976, the unit was deployed to the 1st military region in preparation for any threats from the north. The responsibility was to defend Lạng Sơn province, with the historical positions: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Chi Lăng…

When it happened 3 years later, nominally, no regular formation had been committed to battle, the Strategic Army’s 1st and 2nd Corps still stationed around Hà Nội, behind the Như Nguyệt river (aka Cầu river) defence perimeter, in case of any deeper penetrations. Only local militia units took charges of absorbing the offensive forces. In reality, some of the most combat – hardened units, such as the 3rd (359th), the 346th divisions, had already engaged in.

At the outbreak of the Sino – Vietnam war, Feb, Mar, 1979, facing an enemy roughly 9 times outnumbered (against the Chinese 127th, 128th, 148th, 161th, 163th, 164th, 165th infantry divisions with their supporting artillery and tank units), Yellow Star fiercely defended a line of 60 km in width, only permitted the enemy to advance less than 30 km in depth, at an average rate of 0.8 km per day, and at an huge price of loss (about 11.000 Chinese casualties on only this front, to the overall number of 60.000)!

The division’s personnel also helped in training other defending units the following years. The final offensive had been carefully planned and prepared, but canceled due to the opponent’s unilateral withdrawal and other political reasons, thus denying the unit an evident victory. However, that’s enough for the division to receive great fear and respect from the adversary side! What was left is the completely destroyed provincial capital town of Lạng Sơn, no house is known to stand inside the town, the spaces recalled by the film!

for whom the bell tolls

Men of five still alive through the raging glow.
Gone insane from the pain that they surely know.

(Metallica)

xcerpts from the 1943 film following Hemingway’s novel. In some aspects, this is a great film, highly symbolic and dramatical, beautiful staging and casting, but still nowhere closed to the book. So read the book here (zipped text file)! It’s said that Hemingway handpicked the actors and actresses himself for the roles, but he greatly disliked the film due to it’s political content removal.

Excerpt 1: The old guerilla man of El Sordo and his last four men make their last stand on a dead-end hilltop. They’re waiting for their fate to come, and the young Joaquin does the praying when the Russian machine gun barrel turns hot on his shoulder as the planes approach: Holy Mary, Mother of God, pray for us sinners now and at the hour of our death, Amen!.

…Dying was nothing and he had no picture of it nor fear of it in his mind. But living was a field of grain blowing in the wind on the side of a hill. Living was a hawk in the sky. Living was an earthen jar of water in the dust of the threshing with the grain flailed out and the chaff blowing. Living was a horse between your legs and a carbine under one leg and a hill and a valley and a stream with trees along it and the far side of the valley and the hills beyond…

Excerpt 2: Robert Jordan, severely wounded on the way retreat after the mission, says farewell to his lover María. He stays behind to cover the enemy for others to safely escape. The scene removes the detail of Agustín asks if Jordan need a shot or he can manage himself once left behind. Counting the last minutes of his life, in such moment, one can hear the bell tolling for his soul!

Lieutenant Berrendo, watching the trail, came riding up, his thin face serious and grave. His submachine gun lay across his saddle in the crook of his left arm. Robert Jordan lay behind the tree, holding onto himself very carefully and delicately to keep his hands steady. He was waiting until the officer reached the sunlit place where the first trees of the pine forest joined the green slope of the meadow. He could feel his heart beating against the pine needle floor of the forest.

Robert Jordan, as illustrated on this Vietnamese translate book cover, using a Lewis gun, or just called a mácquina as in the book.

one day when we were young

Từ đó khi xuân tái hồi,
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người,
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

a khúc thứ 4 trong chuỗi những giai điệu valse chào xuân! Rất nhớ ca khúc này, những năm cấp 2, cấp 3, mỗi lần đi cắm trại, trong tiếng guitar bập bùng, bạn bè lại hát cho nhau nghe. Đến tận bây giờ cảm xúc rộn ràng vẫn còn đọng lại: you told me, you love me, when we were young one day. Lúc ấy cứ ngỡ đây là country music, nhưng bây giờ thì biết rất nhiều bài “popular song” được trích ra từ kho tàng nhạc cổ điển. Như bài này được trích từ vở operetta Der Zigeunerbaron (The Gypsy Baron) của Johann Strauss II. Trích đoạn mang tên Wer uns getraut (tiếng Đức, nghĩa là: Ai thành hôn cho chúng ta).

Wer Uns Getraut - Johann Strauss 
When we were young - Miliza Korjus 
Khúc hát thanh xuân - Hà Thanh 

Bài nhạc trở thành “popular song” qua phim The Great Waltz (1938), bộ phim hư cấu về cuộc đời của chính Johann Strauss. Mời các bạn nghe OST của phim này qua giọng ca của diễn viên / ca sĩ Miliza Korjus. NS Phạm Duy đã đặt lời Việt cho ca khúc (tựa đề mới: Khúc hát thanh xuân), giới thiệu ở đây qua giọng ca ngọt ngào của Hà Thanh. Chúng ta cũng có thể nghe trích đoạn trong vở nhạc kịch (tiếng Đức), nghe rồi mới thấy rằng chính bộ phim The Great Waltz đã trình bầy lại bản nhạc dưới dạng valse như chúng ta biết hiện nay. Những giai điệu đã quá phổ biến và quen thuộc này, lâu lâu nghe lại, vẫn như có thêm chút adrenaline trong huyết quản 😀, nhất là khi gió mùa xuân đang tới.

bang bang

ang Bang (My baby shot me down) is quite a special song: written by Sonny Bono, performed by Cher (1966), covered by Nancy Sinatra (1967), and has been translated to various languages since then. Younger people would recognize the the music as main soundtrack in the film Kill Bill (2003).

Bang bang - Sheila 
Khi xưa ta bé - Mỹ Tâm 
My baby shot me down - Nancy Sinatra 

I actually did thought it was a French song, until I listened to the gentle My baby shot me down, the original soundtrack is really simple, and moving, compared the glamourous French version.

khát vọng

渴望

悠悠岁月欲说当
年好困惑亦真亦
幻难取舍悲欢离
合都曾经有过这
样执着究竟为什
么漫漫人生路上
下求索心中渴望
真诚的生活谁能
告诉我是对还是
错问询南来北往
的客恩怨忘却留
下真情从头说相
伴人间万家灯火
故事未来共斟酌

hát vọng: những ai thuộc thế hệ 7x có thể sẽ nhớ phim này, chiếu trên truyền hình VN đầu những năm 90. Không nằm trong số những phim TQ thành công nhất, nhưng 50 tập phim mang lại những tình tiết cảm động của những cảnh đời thời cách mạng văn hoá. Dù ở TQ hay VN, dù ít hay nhiều, chúng ta đã sống qua những tháng ngày như thế, những đày đoạ và thăng trầm, những điên rồ của lịch sử, và những hậu quả dai dẳng của nó… hãy nhớ để đừng bao giờ quên chúng! Cố sự bất đa, uyển như bình thường nhất đoạn ca: chuyện cũ chẳng nhiều, cũng bình thường như một khúc ca… Đã trải qua rồi, phải như thế nào đó mới nói được một lời như thế! Truyền hình VN thực hiện việc thuyết minh đã chuyển ngữ lời nhạc thành một đoản khúc thơ lục bát thật khó quên:

moby dick


hực sự muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách gối đầu giường của tôi lúc nhỏ, đỉnh cao, cao nhất của văn học hiện thực – lãng mạn Mỹ và của cả văn học Anh ngữ: Moby DickHerman Melville. Truyện đã được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Cá voi trắng bởi Công BáSơn Mỹ, NXB Mũi Cà Mau, 1987. (Google tất cả các trang web tiếng Việt không kiếm được một soft – copy nào của bản dịch này cả).

Đến đây nhớ lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, năm tôi học lớp 3, lớp 4 gì đó, trong một giờ làm văn ở lớp (hình như đề bài là viết về ước mơ sau này của mình) tôi đã lôi cả con tàu Pequod và thuyền trưởng Ahab vào, báo hại cô giáo không hiểu mô tê gì đã mời bố mẹ lên trao đổi 😀. Chuyện bây giờ nhớ lại vẫn còn thấy buồn cười. Một “thông lệ” luôn luôn gặp phải với các tác phẩm phương Tây được dịch lúc bấy giờ, dù tác phẩm hay hoặc dở, dù bản dịch tốt hay không, trung thành với nguyên tác hay không, mỗi tác phẩm dịch đều có một phần giới thiệu đại loại như thế này:

…Ông kịch liệt phê phán nền văn minh tư bản hiện đại, tố cáo vai trò của bọn giáo sĩ và thực dân đế quốc phương Tây đối với các dân tộc khác trên thế giới… phê phán toàn bộ thế giới phong kiến và chủ nghĩa tư bản đương thời, lên án chế độ chính trị và phong tục tập quán của nhiều nước châu Âu và Mỹ…

Sau này có điều kiện đọc được nguyên tác Anh ngữ, có dịp đối sánh từng đoạn, từng câu văn giữa nguyên tác với bản dịch, tôi mới nhận thấy, dịch giả không kham nổi cái phức tạp của nguyên tác, đã bỏ đi rất nhiều đoạn văn và chi tiết quan trọng. Thực sự dịch một tác phẩm không phải là chuyện dể, như người ta thường nói: Traduire, c’est Trahir (Dịch tức là Phản), nhưng để giữ được cho bản dịch một phong cách lãng mạn, dịch giả đã loại gần hết những chi tiết hiện thực quan trọng, mà trong nguyên tác, hiện thực và lãng mạn hòa quyện vào nhau trong một phong cách vừa trữ tình, vừa khốc liệt.

Nguyên đoạn văn này đã bị lược bỏ trong bản dịch, cũng như khá nhiều đoạn văn khác. Lối hành văn lãng mạn mà trúc trắc, mơ mộng mà đầy tư duy của Melville hẳn đã làm khó dịch giả tiếng Việt không ít, đến độ buộc lòng phải lược bỏ. Ngay như cảm nhận phương Đông thường thấy của chúng ta cũng thế, một cảnh buồn, đẹp thì tự nó buồn đẹp thôi, hà cớ gì đưa metaphysicsmeditation vào đấy!? Nhưng có đọc nguyên bản mới thấy được những nét hay khác lạ, meditation and water are wedded for ever, tôi tạm dịch: sự trầm tư và đại dương mênh mông đã kết nghĩa trăm năm tự bao giờ

Tôi cảm thấy mình hợp hơn với cách hành văn nguyên bản, bản thân tôi không hợp lắm với những kiểu lãng mạn suông, một chút suy tư trúc trắc mang đến cho đoạn văn nhiều dấu ấn cá nhân hơn: Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever. Nhiều chi tiết quan trọng đánh dấu phong cách hành văn của tác giả cũng đã bị lược bỏ, như đoạn Ishmael (tôi trong truyện) và Queequeg ký giao kèo làm thủy thủ trên tàu Pequod:

– Yes – said I – we have just signed the articles.
– Anything down there about your souls?
– About what?
– Oh, perhaps you hav’n’t got any – he said quickly – No matter though, I know many chaps that hav’n’t got any, good luck to ’em; and they are all the better off for it. A soul’s a sort of a fifth wheel to a wagon.

Đoạn văn quan trọng này cũng bị lược bỏ, nhiều ẩn dụ, điềm báo trước về số mệnh con tàu và thủy thủ đoàn được lồng ghép trong lời thoại, tôi tạm dịch:

“Thế (trong hợp đồng) có khoản nào về linh hồn anh không? Có lẽ anh cũng chẳng có đâu, không sao cả. Tôi thấy nhiều người cũng chẳng có, cầu cho họ được may mắn, và tốt hơn họ nên như thế. Linh hồn ư, cũng như cái bánh xe thứ năm trong một cỗ xe thôi.

Sau khi đọc nguyên tác và so sánh với bản dịch nhiều lần, tôi không còn thấy bản dịch hay như đọc lúc nhỏ nữa. Như sẽ nói kỹ ở phần sau, Moby Dick là một tác phẩm lớn và phức tạp, có tính biểu tượng cao độ, sử dụng nhiều điển tích và ẩn dụ, nhiều chi tiết thực tế sống động bên cạnh rất nhiều hình ảnh tượng trưng, nhiều ngôn ngữ đối thoại đời thường bao hàm nội dung triết lý. Cái lãng mạn của Moby Dick kỳ thực là một cái lãng mạn khắc kỷ, cũng giống như chính tác giả, một tín đồ Quaker sùng đạo, luôn có ý thức về lòng tin, nghĩa vụ cũng như sứ mệnh, cũng giống như chính thuyền trưởng Ahap, vị thuyền trưởng độc đoán, một đời làm thủy thủ chỉ có khoảng 3 năm sống trên bờ, hy sinh cả đời mình, cả con tàu và thủy thủ đoàn cho một mục đích duy nhất.

Ishmael, cái tên bắt nguồn từ một người bị cuộc đời bỏ rơi trong Kinh Thánh, chán nản và tìm đến đại dương để lãng quên nổi buồn, và cũng là người duy nhất còn sống sót để kể lại toàn bộ câu chuyện. Pequod, tên con tàu được lấy theo Pequot, tên một bộ tộc da đỏ Mỹ đã tuyệt diệt, ngụ ý một kết cục tương tự. Thuyền trưởng Ahab, cái tên cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh, người suốt đời chỉ có một ám ảnh: giết con cá voi trắng huyền thoại, ông đã hy sinh tất cả, mạng sống của mình, con tàu và thủy thủ đoàn để theo đuổi mục đích đó. Tất cả nhân vật chính trong truyện: Ishmael, Ahab, Elijah, Starbuck, Stub, Flask, Queequeg, Tashtego, Daggoo, Fedallah… đều là những nét cá tính được chọn lọc, không phải dể dàng nhận thấy, nhưng đó là một xã hội thu nhỏ, trong đó tất cả các cá tính đặc trưng dường như đã được sắp đặt sẵn cho một thành công (hay một thảm họa) hoàn hảo.

…Once more. Say you are in the country; in some high land of lakes. Take almost any path you please, and ten to one it carries you down in a dale, and leaves you there by a pool in the stream. There is magic in it. Let the most absent-minded of men be plunged in his deepest reveries stand that man on his legs, set his feet agoing, and he will infallibly lead you to water, if water there be in all that region. Should you ever be athirst in the great American desert, try this experiment, if your caravan happen to be supplied with a metaphysical professor. Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever…

Moby Dick có cấu trúc chương hồi rõ rệt, dù hành văn và nội dung hiện đại, nhưng bố cục tiểu thuyết dường như nhắc lại một cuốn kinh xưa nào đó. Cuốn sách được chia làm nhiều chương, mỗi chương thường ngắn, và có một đầu đề rất rõ rệt: The Carpet-Bag, The Spouter-Inn, The Sermon, The Ramadan, The Advocate… Mỗi chương thường ít có tính liên hệ, liền mạch, như những suy nghĩ bất chợt của người khách lãng du đãng trí, tất cả xoay quanh câu chuyện săn bắt cá voi và con tàu, những giây phút lãng mạn, những hiểm nguy, những thách thức, và tất cả những chuyện tầm phào khác, để rồi tất cả lộ ra giây phút cuối cùng cái định mệnh đã được báo trước: một con tàu có ba người chủ, có ba người phụ tá, có ba tay phóng lao chính, làm một cuộc hành trình kéo dài ba năm, trận chiến cuối cùng với con cá voi kéo dài ba ngày, để rồi chỉ còn lại một người sống sót. Giây phút cuối cùng của con tàu được khắc họa như trong một áng sử thi:

Ý nghĩa của câu chuyện, xin dành cho những ai tự tìm và hiểu nó. Điều tôi nhận thấy ở đây là tôi chỉ có thể hiểu được trọn vẹn Moby Dick sau khi đã đọc nguyên bản tiếng Anh của nó, bản dịch thực sự không lột tả được nhiều. Chỉ đọc trong nguyên gốc mới thấy được cái văn hóa, cá tính, ngôn ngữ, tâm lý của từng nhân vật, mới hiểu được tất cả những chi tiết vừa thực nhất, vừa đẹp nhất, để rồi nhận ra rằng Moby Dick thực sự là một kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và lãng mạn. Ngay cả trong văn hóa Âu Mỹ, người ta cũng không thường nhắc đến Moby Dick, nhưng nếu có nhắc, thường nhắc đến nó như cuốn kinh, cuốn sách của một đời người.

Dấu ấn của Moby Dick lên các lĩnh vực khác của cuộc sống không nhiều, và không dễ thấy. Nhưng nó như một ám ảnh lớn, một chủ đề tư duy quan trọng xuất hiện tại những thời điểm quan trọng. Như trong sêri phim viễn tưởng Star Trek (một phim tôi rất thích không phải vì nó hoành tráng hay đẹp, so với những phim bây giờ, kỹ thuật Star Trek rất thô sơ), nhưng đó là phim đầu tiên trong thể loại của nó: một câu chuyện, những chuyến hành trình và những ẩn dụ triết học. Star Trek trích dẫn rất nhiều từ Moby Dick, đô đốc James T. Kirk là một bản sao tính cách của Ahab (cũng với ám ảnh báo thù và quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng).

Ban nhạc rock huyền thoại Led Zeppelin thường hay mở màn các show diễn của mình với một đoạn intro (instrumental) mang tên Moby Dick. Cũng có một phim hoạt hình trong sêri Tom và Jerry có cốt truyện nhại theo Moby Dick. Theo như tôi biết thì thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới Starbucks chính là lấy theo tên người phụ tá của thuyền trưởng Ahap. Ngay cả về sau này, dù đồng tình hay không với tinh thần tác phẩm Moby Dick, cuốn truyện tiếp tục là nguồn cảm hứng và đề tài tư duy quan trọng để tiếp tục bàn cãi và tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật khác.

Moby Dick đã được ít nhất hai lần chuyển thể thành phim, năm 1956 và năm 1998. Chưa tìm được bản phim 1956 để xem (chỉ có một số trailer), nhưng bản 1998 rất ấn tượng. Cảnh Pequod căng hết buồm ra khơi, hay cảnh con tàu chìm như đúng định mệnh của nó… thật sự rất hoành tráng. So với Master and Commander, các cảnh quay không những không kém hấp dẫn, mà phần nhạc phim (cùng được thực hiện bởi Christopher Gordon) lại hay hơn rất nhiều.

Một ngọn sóng cuối cùng dìm hẳn mặt mũi Tachigô, trong khi ở sát mặt nước, ngọn cờ đỏ thắm của tàu Bêquốt vẫn còn phất phơ trong gió. Một cánh tay rám nắng cố ngoi lên để đóng thêm vài búa cho ngọn cờ dính chặt thêm vào cột buồm. Bỗng một con hải điểu từ trên cao bổ xuống định xé nát ngọn cờ. Rủi thay, tay của Tachigô vẫn còn nhô lên và trong một cử động cuối cùng của người thủy thủ sắp chết, đóng chặt chim trời và ngọn cờ… Con ác điểu theo tàu vào cõi chết. Trước khi xuống âm phủ, quỹ Sa tăng còn cố bắt cho được một linh hồn theo hắn cho vừa lòng. Vài cánh chim lẻ bạn kêu réo trên miệng vực thẳm còn hé mở, Cảnh vật mờ dần dưới màn đêm bao phủ. Gió biển và sóng nước vẫn gào thét như tự ngàn xưa.

chanson de lara

Au bord des pleurs,
tu souriais Lara…

Đôi khi ta muốn né tránh cái cao siêu giả tạo và bất tài, cái lối nói năng tối nghĩa của loài người để bước vào cái tưởng chừng tĩnh mịch của thiên nhiên, cái im lặng khổ sai của lao động bền bỉ, cái im lặng không lời của giấc ngủ say, của âm nhạc chân chính và của rung động trái tim, một sự rung động không nói nên lời vì trọn vẹn của tâm hồn.

hanson de Lara nằm trong một băng cassette nhạc không lời của Richard Clayderman. Ca khúc làm tôi bắt đầu chú tâm đọc: Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak thông qua bản dịch của Lê Khánh Trường (Chanson de Lara là nhạc nền của bộ phim cùng tên chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng này). Tôi nhớ đã đọc liền một mạch hơn 1000 trang sách ấy, và đã đọc đi đọc lại không dưới năm, sáu lần… Đến độ từng đoạn văn trong cuốn sách ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

Chanson de Lara - Tereza Kesovija 
Somewhere my love - Ray Conniff 

Cuốn sách đã dạy tôi cách lắng nghe và phân tích chính tâm hồn mình, cũng như cậu bé Yuri đã làm trong góc riêng khu vườn tuổi thơ, cũng như chàng trai Yuri đã làm khi theo học tại trường Y, trong những salon của giới nghệ sĩ, trí thức Nga đương thời, cũng như trên muôn nẻo đường đời khác. Cuốn sách cũng dạy tôi hiểu suy tư, trăn trở của những tâm hồn lớn, đã minh họa nhiều nét tính cách Nga phong phú khác nhau, đã cho tôi biết rằng trong những thời khắc biến động dữ dội của lịch sử, tình yêu đích thực vẫn tồn tại.

Về bài hát, tôi đã thuộc lòng bản tiếng Pháp trước khi biết rằng bài hát vốn là một nhạc phim Anh – Mỹ, và dĩ nhiên là được đặt lời Anh trước. Thế nhưng lời hát tiếng Pháp lại hay hơn nhiều và đi rất sát với nội dung tiểu thuyết và nhân vật Lara: Bầu trời tuyết đã ám đầy, phía xa xa, chân trời bùng cháy. Đứng trên sân ga, em còn mãi nhìn theo chuyến tàu cuối, chuyến tàu đi về phía đau thương. Sát bên bờ nước mắt, em đã cười Lara. Một ngày kia, khi gió đổi chiều, một ngày kia, Lara, mọi điều lại tươi đẹp như xưa!

Bài hát là OST bản phim 1965 (có một phiên bản mới hơn năm 2002). Tôi thích bản cũ hơn, không phải chỉ vì nó trung thành với nguyên tác văn học hơn, mà còn bởi vì bản 2002 đã bị Anh – Mỹ hóa quá mức, khó còn có thể nhận ra nét tính cách Nga nào khi xem.