nha đầu

ừ nguyên, nha đầu – 丫頭. Trẻ con TQ ngày xưa (không phân trai gái), tóc cột rẽ sang 2 bên như chữ nha () nên gọi là nha đầu, tức là đầu hình chữ Y. Trong ảnh: 2 tiên đồng của Trấn Nguyên đại tiên (phim Tây Du Ký, 1986), tên là: Thanh Phong (gió mát) và Minh Nguyệt (trăng thanh) đoạn này, Tề Thiên ăn trộm quả nhân sâm… 😀

17 moments of spring – parody

oi cái parody này mấy năm trước, cười đến tận giờ! 😀 Phải hiểu background một chút thì mới thấy hay: bộ phim đen trắng “17 khoảnh khắc mùa xuân”, 1973, một trong những phim ăn khách nhất của điện ảnh LX. Về sau, truyền hình Nga đem phim đen trắng cũ ra tô màu – colorized. Nói cho công bằng thì “tô màu” không tệ, nhưng nó đánh vào kỷ niệm của những người từng yêu thích bản đen trắng, vậy mới có cái parody dưới đây!

bumble bee

rích đoạn phim “Thiềm quang thiếu nữ”, phim lấy bối cảnh một trường âm nhạc TQ, nơi nhánh nhạc Tây phương và nhánh nhạc cổ truyền thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Như thường lệ, cuộc chiến âm nhạc – music battle, dùng bài “The flight of bumble bee”, như đã được sử dụng trong rất rất nhiều phim khác, trích từ trong một vở opera của tác giả Nga, Nikolai Korsakov! Muốn biết tại sao gọi là “Ong bay”, nghe rồi sẽ rõ! 😀

double vs single

à lẽ dĩ nhiên, cuộc tranh cãi nảy lửa, “đầu đơn” hay “đầu đôi” (double – blade vs. single – blade) vẫn sẽ còn tiếp tục mãi về sau, cho đến thế giới tương lai, trong Star – Wars, chiến tranh giữa các vì sao lần thứ N, vẫn tiếp tục có 2 trường phái oánh nhau chí choé như thế! 😀

the dawns here are quiet, 2015

ưa, nghe nói cái gì về Chủ nghĩa Hiện thực trong văn học nghệ thuật XHCN, tôi ko hiểu lắm, cái gì lý luận, toàn những thứ mơ hồ. Với những sự cởi mở, cập nhật thông tin mấy chục năm gần đây, thế giới hiểu nhau hơn, chợt nhận ra rằng, nó chẳng có liên quan gì đến lý luận, ý thức hệ, đó đơn giản hiểu đúng nghĩa đen, là tính cách, tâm hồn Nga. Phim Nga thường thực đến mức trần trụi, khiến người xem bội thực vì mức độ chi tiết, sống động, từ ánh sáng, trang phục, lời thoại, làm người ta choáng ngợp và sợ hãi, một kiểu thực mà Hollywood không bao giờ có được.

Như người Đức Phát – xít hay tuyên truyền rằng: giống Nga là một chủng loại “thấp kém”, thiếu sự “tự nhận thức, tự phản ánh cấp cao” của “con người”. Hiểu từ một khía cạnh nào nào đó thì… cũng đúng là như thế, như bầy ong bị phá tổ, hết con này đến con khác, vì bản năng, sẽ tự hy sinh để bảo vệ tổ của mình. Bên trong họ có cái gì rất “animal”, rất “sinh vật”, “sống động”, rất “gần mặt đất”, có sự “trẻ trung”, “tràn đầy năng lượng”, rất “thú vật”, như kiểu Việt Nam hay nói là “trâu điên, chó dại”, điều mà những nền văn minh “già cỗi” như châu Âu không còn giữ được! 😃

carnival night – 1

i mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi… phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, đếm ngược trước thềm năm mới… Nữ chính tuyệt vời! Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt… Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến hôm nay! 😀

tần thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

hi nhỏ, một mình tự học Hán tự, tự đọc thơ Đường, mọi thứ đều là trên giấy trắng mực đen, thông tin không được phong phú, đa phương tiện, đa chiều như bây giờ. Tất cả chỉ là một mình tự thưởng thức cái đẹp, những gì lịch sử còn lưu lại, Đường thi với gần 5 vạn (50 000) bài của hơn 2 ngàn tác giả (số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều, không kể phần đã thất truyền, mai một qua hơn 1200 năm biến động lịch sử). Kho tàng văn hoá đồ sộ như thế, Trung Quốc lâu lâu bẻ ra một miếng là làm thành một bộ phim, thỉnh thoảng trích một câu là làm được một series truyền hình, thậm chí còn không cần tới một câu…

Tần thời minh nguyệt mới có 4 chữ trong một câu 7 chữ. Trông người lại ngẫm đến ta, xưa có câu Nôm na là cha mách qué, ý nói về bản chất, ngôn ngữ Việt cũng thể… phường “ba que xỏ lá”, chẳng có thực chất gì! Lại nói gần đây, giới ngôn ngữ học có xu hướng đánh giá cho rằng, thực ra “tiếng Việt” chưa phải là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà mới chỉ là một “Creole language”, một dạng tập hợp, hình thành tạm bợ, nhất thời từ nhiều nguồn khác nhau, thừa hưởng cấu trúc ngữ pháp từ gốc gác Môn – Khmer, tiếp nhận hệ thống thanh điệu từ phía Tày – Thái và vay mượn một lượng rất lớn từ vựng từ nguồn Hán tự… 😞 😞

the left ear

êu, nếu như đúng thì gọi là ái tình. Yêu, nếu như sai thì gọi là tuổi thanh xuân – When love lasts, it’s true love, when it doesn’t, it’s youth! 爱对了是爱情。爱错了是青春。。。

tiêu hạ khách

蕉下客

iả Thám Xuân – “cô Ba hoa hồng” của phủ Vinh quốc công – Tiêu hạ khách của Hải Đường thi xã – 30 năm trước xem phim chỉ thích mỗi một nhân vật này! Không xinh đẹp như Tiêu Tương phi tử – Lâm Đại Ngọc, không thông minh như Hành Vu quân – Tiết Bảo Thoa, nhưng tài năng, phẩm hạnh đôi đường trọn vẹn, trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách vẫn là người có kết cục tốt đẹp nhất, phúc trạch được viên mãn về sau!

Đường xa mưa gió một chèo
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,

Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây.

Phân chia hai ngả từ nay,

Dám mong giữ được ngày ngày bình yên.

Con đi xin chớ lo phiền!

uổng ngưng mi

枉凝眉

àn cổ tranh và diễn xướng, bài Uổng ngưng mi, chính là bài nhạc giáo đầu phim Hồng lâu mộng phiên bản 1987. Càng nghe càng thấy “nể và sợ” gia tài văn hoá, thi ca, âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Mặc dù với thời gian, chiến tranh, loạn lạc… nhạc phổ các thời Tống, Nguyên trở về trước hầu như đã tiêu tán, thất truyền hoàn toàn, nhưng nhạc phổ của các triều Minh, Thanh vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay!

Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chẳng có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng đã sẵn duyên may,

Thì sao lại chóng đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công!

Một bên trăng rọi trên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà tuôn chảy suốt năm trường, được chăng?