cổ phong

hán nhất khi xem phim cổ trang, dã sử Trung Quốc là mới chỉ nghe… tên là đã biết quá nhiều thứ rồi! Nữ, tên “Chiết chi”, đích thị sẽ là ca nương (lấy từ câu “Mạc đãi vô hoa không chiết chi” – Kim lũ y, Đỗ Thu Nương). Nữ chính tên “Cảnh Cảnh” thì nam chính sẽ tên là “Tinh Hà” (lấy từ câu: “Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên” – Trường hận ca – Bạch Cư Dị). Nam chính tên “Bạch Ngọc” (viên ngọc trắng) thì nữ chính sẽ tên là “Vô Hà” (không tì vết)… Cứ như kiểu nếu một bên là “Thanh Phong” thì bên kia chắc chắn sẽ là “Minh Nguyệt” vậy, mấy cái công thức cũ kỹ!

“Tái thượng phong vân” là tên phim lấy từ một câu trong bài Thu hứng – Đỗ Phủ, “Hiệp khách hành” là tên bài của Lý Bạch, “Nhất phiến băng tâm” là lấy từ bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh, “Tần thời minh nguyệt” là bài Xuất tái, cũng của Vương Xương Linh… Đúng nghĩa là vô vị, nhàm chán, coi chủ yếu để giải trí, giết thời gian! Phim ảnh phổ thông – phân khúc thấp của TQ cũng tồn tại vô số vấn đề, nhu cầu giải trí, thể hiện của khán giả thời hiện đại quá lớn mà! Nhưng ít ra nó cũng có chút nội dung chứ không nhảm, xàm như khá nhiều thể loại phim Việt!

bao thanh thiên

ại sao Bao Công – Bao Thanh Thiên lại sống vào thời Tống!? Một câu hỏi có vẻ ngây ngô nhưng lý giải nó cũng có thể cho đáp án, cách nhìn thú vị! Phim ảnh Đài Loan, Hồng Công, Đại lục đều đã làm quá nhiều về Bao Chửng rồi, nào là Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán .v.v. Đầu tiên, Bao Chửng là một nhân vật lịch sử có thật, làm quan nổi tiếng thanh liêm, và thực sự đã “xử” khá nhiều tham quan ô lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Bao Chửng sống dưới triều Tống Nhân Tông, đây là giai đoạn cực thịnh của thời Bắc Tống, có thể nói đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc!

Nhưng trước đó, triều Tống khởi đầu từ đống tro tàn. Trung Quốc sau loạn An – Sử cuối thời Đường dân số đã chết hơn 60, 70%, nhiều vùng 10 phần đã chết 9! Chiến loạn dẫn đến việc di dân hàng loạt, Hà Bắc, Hà Nam vĩnh viễn không thể phục hồi như trước! Thủ phủ của nghề trồng dâu nuôi tằm chuyển xuống phía Nam về Chiết Giang, Giang Tô. Chính khởi đầu gian khó như thế nên đẻ ra thứ Lý học của Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Di, Trình Hạo, một phiên bản sửa đổi khắt khe của Nho giáo! Đầu thời Tống, chính vì phải xây lại từ đống đổ nát nên xã hội đặt rất nặng vấn đề luân lý cá nhân: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức .v.v.

Nhưng rồi họ vực dậy thành công, giống lúa mới du nhập từ Chăm-pa và Giao Chỉ đã tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần, lượng dự trữ trong kho đủ cho toàn dân ăn trong… hơn 50 năm! Công, thương nghiệp phát triển như vũ bão, căn bản là: lượng của cải thặng dư vô cùng lớn! Triều Tống chứng kiến sự bùng nổ về dân số (tăng hơn gấp đôi), về khoa học kỹ thuật và văn hoá! Xã hội TQ chưa bao giờ giàu có như thế, nhưng giàu có cũng có mặt trái: con người ta trở nên ưa hưởng thụ, tham sống sợ chết, về mặt võ bị, quân sự, triều Tống cực kỳ yếu đuối, đây là tiền đề của việc mất đất, mất nước về tay người Kim, người Mông Cổ sau này!

Mặt trái nữa là khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tích tụ! Và mặt trái nghiêm trọng nhất chính là xã hội dung dưỡng lòng tham của con người, của người dân nói chung và quan lại nói riêng, dẫn tới sự tha hoá về đạo đức! Quan lại thì mưu mô, xảo trá, tư lợi, nhà Tống vong quốc cũng vì những viên quan như Giả Tự Đạo, nhưng quan… thì thực ra cũng từ dân bước ra mà thôi! Xã hội đô thị, đời sống tập trung, dân số quá đông, nhiều sinh hoạt dân sự phức tạp, đương nhiên sẽ nảy sinh rất nhiều tranh chấp, mưu mô, thủ đoạn. Và lẽ tự nhiên là vì thực trạng xã hội như thế nên người dân có nhu cầu… công lý, và cái nhu cầu ấy rất bức thiết!

Chính giai đoạn chuyển đồi từ nghèo đói, khó khăn, khắc nghiệt sang có dư, sung túc… là giai đoạn đổ vỡ các giá trị xã hội! Cái văn hoá sinh tồn đầu thời Tống vô cùng khắc nghiệt, con người được yêu cầu phải đáp ứng những chuẩn mực về kỷ luật cá nhân, về giá trị cộng đồng! Nhưng đến khi no đủ rồi thì nôm na gọi là “rửng mỡ”… xuất hiện vô số hình thức tư lợi, gian manh, xảo trá, xuất hiện hàng loạt các loại án mà trước đây hiếm gặp! Xuất hiện nhiều kiểu tâm lý cá nhân bệnh hoạn đến mức phi nhân tính, nhiều vấn nạn xã hội quái dị, kỳ quặc, những điều trước đây vốn không hề có, hoặc có nhưng đã bị cái kỷ luật sinh tồn kia trấn áp!

Nên Bao Công chính là đại diện cho cái nhu cầu công lý, công bằng và tiến bộ xã hội vô cùng lớn đó! Không phải chỉ là công lý chung chung, thời Tống nổi tiếng là một giai đoạn tư pháp phát triển, phát triển về luật lệ, xuất hiện nhiều kỹ thuật điều tra, phá án mới, ngay cả ngành pháp y cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc! Đó là kết quả của một xã hội… nhiều tội phạm, từ dân cho đến quan! Thấy thấp thoáng bóng dáng xã hội VN hiện tại trong nhưng bài học lịch sử đó, nhưng e là nghiêm trọng hơn nhiều, vì VN thì chỉ có cái tâm lưu manh dẫn đến tội phạm, chứ kỹ năng xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá như người ta thì… không thấy có!

thanh xuân

ó thành một cái khuôn mẫu – quy trình luôn rồi, các nam nữ diễn viên trẻ TQ đầu tiên sẽ được giao các vai thanh xuân vườn trường, vì hợp độ tuổi mà, năm nào cũng có vài phim thanh xuân mới! Sau đó họ sẽ được giao một vài vai phim cổ trang để thử nghiệm! Thử nghiệm thành công sẽ được giao các vai phim lịch sử, ví dụ như thời dân quốc. Qua được 3 ải này mới được giao các vai phim hiện đại!

Thanh xuân, cổ trang, lịch sử… đều là những vai “mơ hồ”, diễn biến tâm lý có thể tự do tưởng tượng, phóng tác, còn phim hiện đại nhìn vào sẽ thấy phốt ngay nếu non vai! Ai cũng sẽ trãi qua quy trình 4 bước như thế, nhưng cũng có một vài ngoại lệ, như Trương Tịnh Nghi trong phim này! Chỉ là một phim tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, kết hợp với giảng dạy kiến thức cứu hộ thôi, mà người ta làm kỹ như vậy!

xúc cúc

ột trong những việc đầu tiên ông Tập làm khi trở thành Tổng bí thư – Chủ tịch cách đây 15 năm, đó là xúc tiến phát triển bóng đá Trung Quốc. Các doanh nghiệp TQ theo lệnh, đã đầu tư hàng chục tỷ đô vào trò chơi này, nhưng phong trào do ông Tập phát động thu được kết quả vẫn tương đối hạn chế! Ông Tập ủng hộ phát triển football – bóng đá không đơn thuần là một phong trào vận động thể thao, ý tưởng chính là hồi sinh lại bộ môn Xúc cúc – 蹴鞠 – Cuju xa xưa, từng là môn thể thao được phát triển liên tục từ thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, gần 1500 năm, sang đến thời Minh không hiểu vì sao lại lụi tàn, lãng quên. Thoạt tiên, đây là một môn thể thao trong quân đội, chủ yếu là để rèn luyện sức khoẻ. Về sau trở thành một môn thể thao rất phổ biến trong cả dân gian lẫn tại cung đình.

Cỡ năm 1000 (thời Tống), Trung Quốc đã có giải đấu Xúc Cúc chuyên nghiệp toàn quốc, chuyên nghiệp tức là kiếm tiền, sống được bằng nghề này, tạo thành văn hoá cạnh tranh, đối đầu giống như MU (Manchester United) và MC (Manchester City) vậy! Xúc cúc được tổ chức thành các câu lạc bộ, người tham gia phải đóng phí, phí này được trả cho các “giáo luyện”, chính là các cầu thủ chuyên nghiệp để giảng dạy cho người mới bắt đầu chơi! Xúc cúc có hai phiên bản, một phiên bản có một cầu môn ở giữa sân, hình thức này chủ yếu là để phô diễn kỹ thuật cá nhân, và mới nhìn thì rất giống môn đá cầu! Và hình thức thứ hai có các khung thành ở hai đầu sân, kiểu này mang tính đối kháng giống như bóng đá hiện đại! Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, TQ nó đã văn minh như vậy! Bộ phim: Võ tăng truyền kỳ – Xúc cúc chi chiến!

thanh xuân – 2

ó một thời phim thanh xuân TQ tập trung vào phân tích, giảng giải những chiêu thức lừa đảo thường gặp trong xã hội. Một học sinh thành tích kém, vì tuyệt vọng nên đăng ký vào các trung tâm “luyện thi”, nhưng ở đó suốt ngày chẳng học hành gì, toàn dạy mấy chiêu “tự kỷ ám thị”: quấn băng “quyết thắng” lên đầu, rồi gào thét: “tôi sẽ thành công, sẽ thành công”! Thành công mà văng ra từ đằng miệng như nước bọt được thì cuộc đời đã quá dễ dàng! Đến cả những chiêu thức gian manh của học sinh cũng được phổ cập, có một vài thí sinh thi vẽ biết chắc là không đạt, nên bôi đầy màu nước lên mặt sau bài thi, để khi thu bài xếp chồng lên nhau sẽ lem qua, phá hoại bài của thí sinh khác! Đây chính là phổ biến cho các thầy cô coi thi, phải kiểm tra kỹ bức vẽ, nếu thấy thí sinh nào có dấu hiệu lưu manh là sẽ bị huỹ tư cách thi vĩnh viễn, không được dự thi lần sau! Luôn không hết ngạc nhiên về cách phim thanh xuân TQ phổ biến những kiến thức chống tiêu cực xã hội.

Một số, như phim này, có chiều sâu tâm lý đáng kể, kịch bản rất ổn, tiếc là vẫn còn một số chỗ hơi gượng ép! Những tính cách đa dạng của lứa tuổi, những nẻo đường phát triển cá nhân khác nhau, không ai giống ai, đều thể hiện, mô tả theo một cách phong phú, đầy màu sắc! Như kiểu một người mới học vẽ chỉ có nửa năm mà đã đạt được tiến bộ còn hơn người có mười năm học vẽ ở Cung thiếu nhi, gây ra một sự ganh ghét không nhỏ trong đám bạn, chuyện như vậy tôi đã từng thấy khi còn ở tuổi đó! Muôn hướng phát triển tính cách, yêu, ghét, hờn ghen, giận dỗi, vừa yêu thương, vừa mâu thuẫn, thể hiện được sự phức tạp, nhạy cảm của lứa tuổi! Xem để hiểu vì sao người ta “lớn”, đừng để trở thành như xã hội Việt, trong đám bạn cũ ngày xưa quanh tôi, ngày xưa chưa lớn thì thôi cũng đành, đến hơn 20 năm sau, rất nhiều người vẫn cứ mãi không chịu “lớn”! 🙁 Nếu xem hãy tự mình xem kỹ, đừng xem review nhảm trên mạng, chúng nó cũng chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi!

nhất lộ

ó thể thấy rõ lệnh chỉnh đốn các vai “ẻo lả, phi giới tính” của điện ảnh TQ có tác dụng rõ ràng! Các vai nam trong những phim TQ vài năm gần đây có sự chuyển biến khác hẳn, thực tế, sinh động hơn, có nội dung mang tính hiện thực, thể hiện các vẻ đa dạng của cuộc sống! Các vai nữ cũng vậy, mềm mại, uyển chuyển hơn, đi vào chiều sâu tâm lý chứ không phải chỉ có ưỡn ẹo, đơ cứng như trước! Đây đương nhiên là một chuyển biến tốt, trong vô số vấn đề tồn đọng của điện ảnh phổ thông TQ. Vì sao công chúng lại ưa các vai “đỉnh lưu” đơ cứng, máy móc, vô hồn như vậy!? Nhìn giống tượng sáp hay cao su, vô hồn, vô cảm đến mức… phản cảm!

Vì bộ phận không nhỏ khán giả thực ra đã “chết não” từ lâu rồi, chúng nó không hiểu sự sinh động của cuộc sống, chúng nó chỉ muốn những cái mang tính “phản xạ, kích thích”, cái gì đó “đánh vào cái tôi, được thoả mãn nhất thời”! Đương nhiên, giới showbiz tìm ngay ra cái công thức “chết não, vô hồn” ấy, tất cả chỉ để thoả mãn đám zombie – xác sống kia! Mà “chết não” thì không có tự phản ánh, tự nhận thức được đâu! Thật đáng thương một bộ phận đáng kể cư dân mạng hiện đại, “tâm & não” đã chết từ lâu, nghĩ rằng chỉ cần học đâu đó vài “bài” và cứ thế mà “diễn”, càng “diễn” chỉ càng cho thấy cái “trí” thiểu năng và cái “tâm” trống hoác! 🙁

nhất sinh

ông nhận phim thanh xuân TQ luôn có những thủ pháp thú vị, nhiều “bài” hay… Hai học sinh được giao nhiệm vụ treo cái băng-rôn đề 8 chữ: 辛苦三年 幸福一生 – Tân khổ tam niên, Hạnh phúc nhất sinh, ý là: hãy cố gắng học tập trong 3 năm (cấp 3) để sau này sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Hai đứa loay hoay làm rớt xuống đầu đoàn kiểm tra, bị phạt ra hành lang đứng cầm biểu ngữ, hành lang hẹp nên phải gấp đôi lại, chỉ còn một nữa. Nên hai anh chị cứ đứng cầm cái bảng 4 chữ: “Một đời hạnh phúc” như thế, mới mở đầu phim là đã biết tỏng nội dung rồi! 🙂

Người Nga thường nói: trên thế giới có 3 loại phim: phim dở, phim hay và loại thứ 3 là… phim Trung Quốc. Ý nói nhiều khi không biết phải hiểu như thế nào, Trung Quốc là một không gian văn hoá quá phức tạp và riêng biệt mà người ngoài nhiều khi không thể hiểu hết, đôi khi còn cảm thấy nó kỳ quặc! Quả thực như vậy, cả mấy ngàn năm ở bên cạnh họ mà chúng ta cũng còn chưa hiểu được mấy, học đâu được mấy ngôn từ lảm nhảm, nông cạn trên bề mặt, chứ không hiểu được hết nội dung, càng không thể đạt đến được cái trình dụng tâm, công phu như họ! 🙁

beidou

ễ lạc chả đi đâu, ở nhà nướng hết bộ phim TQ: “Tam phân dã”… Không quá hay nhưng cũng thú vị, phim nói về những người “bên lề” hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của TQ, “bên lề” tức là những vai phụ thôi, chưa phải là những kỹ sư, nhà khoa học chính! Mới chỉ là “vai phụ”, nhưng sau khi hệ thống Bắc Đẩu đưa vào ứng dụng thành công đều… đã thành tỷ phú! Phim hay ở chỗ nó lồng ghép trong đó nhiều suy nghĩ thú vị về con người, về giao tiếp, cộng đồng, xã hội. Và phim dở ở chỗ xa rời thực tế, không cho thấy hết những phức tạp, khó khăn của công việc mà chỉ tô vẽ trai xinh gái đẹp, nhà xe tiền tài giàu có này nọ!

Mà khán giả xem phim trẻ bây giờ thường chỉ thấy những cái bề nổi ấy mà thôi! Phim có đoạn hay hay, danh sách COCC (con ông cháu cha) trong công ty, COCC thì ở đâu cũng có, ngay cả phương Tây cũng vậy thôi, dưới nhiều mức độ, hình thức khác nhau! Khác chăng là trong trường hợp này, một cty nó làm danh sách COCC công khai để nhiều người biết! Giám đốc chi nhánh đi làm bị trượt chân suýt ngã vì sàn nhà vừa lau, còn ướt, liền kêu bà lao công ra mắng té tát! Mắng xong lên văn phòng nghĩ lại thế nào đó, đem danh sách COCC ra tra, hoá ra là một bà thím nào đó ông phó tổng gởi vào, liền vội cầm ly trà chạy đi xin lỗi! 😀

Một trường đoạn nữa, cũng khá thú vị, bối cảnh là một bữa tiệc, các nhân vật kinh doanh tầm cỡ mời một ông giáo sư, ông này vì có chuyện bức xúc trong lòng nên cứ mở miệng ra là xài thành ngữ, trích dẫn điển cố, cổ văn… Báo hại phần lớn những người có mặt đều không hiểu gì, dù đều là những nhân vật tầm cỡ, có sạn trong đầu. Nên nữ chính trong phim đành đóng vai “phiên dịch”, cứ nói một câu lại dịch một câu, câu nào câu nấy như vả đôm đốp vào mặt! Nhưng vì cần người ta, phải “cầu thị” nên đành nhịn, mà công nhận nhịn giỏi, câu nào cũng tươi cười, lịch sự lắng nghe, chấp nhận mình là “thành phần văn hoá thấp”! 🙂

đầu tiên

gười Nga, họ cứ thích làm những chuyện “đầu tiên”, mà họ không hỏi “tiền đâu”! 😃 Bộ phim đầu tiên được quay trong không gian, “The Challenge – Vyzov – 2023”, đạo diễn Klim Shipenko và nữ diễn viên chính Yulia Peresild được đào tạo 4 tháng trước khi cỡi tàu Soyuz lên đóng phim trên trạm ISS, thêm 2 cosmonaut nữa cũng tham gia kịch bản!

Kịch bản chính: một phi hành gia bị tai nạn bất tỉnh trên trạm không gian, vì quá yếu để có thể quay về quả đất, nên một bác sĩ (Yulia Peresild) được đưa lên để tiến hành phẫu thuật tim ngay trên đó! Mấy năm trước, cũng chính Yulia Peresild là người vào vai nữ xạ thủ bắn tỉa huyền thoại Lyudmila Pavlichenko trong phim Battle for Sevastopol – 2015.

“Một số thành phần mạng xã hội rảnh rỗi nói rằng tôi đã dùng hết nước trên trạm không gian ISS để gội đầu, họ vẫn nghĩ như thế, cho rằng những người làm phim chúng tôi là chỉ biết có từ hồ bơi bước lên thảm đỏ, rồi từ thảm đỏ bước về hồ bơi! Tôi chỉ không muốn mọi người nhìn tôi như con bé mắt xanh tóc vàng ngu ngốc, đi ké lên trạm ISS mà không làm được việc gì… 😀

thành trì doanh luỹ

him ảnh cuối tuần, phải nói đây là bộ phim… chẳng có gì nổi bật, ngoại trừ việc nó rất chi là “ngôn tình”! 🙂 Xem phim cũng như đọc sách, cũng là hình thức soi gương, xem để thấy rằng mặt bằng chung “dân trí” Trung Quốc… hoàn toàn khác VN! Phim nói về các ngành nghề khác nhau, người là bác sĩ, người là phóng viên, cảnh sát… tất cả đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa phối hợp với nhau để tạo nên giá trị xã hội! Phim có đoạn cảnh sát truy đuổi tội phạm, 1 cảnh sát + 1 tội phạm bị thương, cả 2 được đưa vào bệnh viện, bác sĩ quyết định cùng lúc cấp cứu cả 2! Đám cảnh sát nhao nhao phản đối: chúng tôi đổ máu phục vụ nhân dân không phải bị đối xử như thế! Bác sĩ thì có cái lý của họ: quyết định ai đúng, ai sai là việc quan toà, cứu người là việc của bác sĩ, không phải chỗ để nói lý!

Phải nói là phim ảnh TQ rất có tính giáo dục, không chỉ tái hiện những vấn đề, tình huống điển hình ngoài xã hội, họ còn đề ra những “kịch bản” khiến khán giả phải suy nghĩ, nghĩ về vai trò, giá trị của từng cá nhân trong cộng đồng! Nhìn lại phim ảnh và xã hội Việt mà chán nản, vừa “không chịu lớn” đã đành, vừa lao nhao với những trò giật gân, hạ cấp! Khi “giáo dục” bị “đánh” thì cả hội nhao nhao lên: giáo dục là như thế (chứ tôi không như thế), khi “y tế” bị đánh thì cả hội cũng nhao nhao lên: y tế là như thế (với hàm ý rằng: chứ tôi thì không như thế). Đến khi không còn ai để “đổ lỗi” nữa thì đám đông vẫn không thôi lao nhao về sự “cao cấp, thượng đẳng và đúng đắn” của “cái tôi”. Chỉ là “ngôn tình” thôi, nhưng ít ra họ vẽ lên được một không gian, một xã hội có tình người và đáng sống!