Junker Waltz

iệu valse “nhẹ nhàng” cho ngày làm việc đầu tuần… Junkers’ valse, junkers là những học viên sĩ quan trẻ của các trường Thiếu sinh quân Hoàng gia Nga cũ, những con em nhà quý tộc được đào tạo từ nhỏ để trở thành sĩ quan tương lai! Hàng trăm sĩ quan trẻ 18 ~ 20 tuổi này đã chiến đấu đến người cuối cùng chống lại những người bolsheviks khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở Nga! Trung thành, tận tuỵ với nhiệm vụ, đến ngày nay, người Nga vẫn có chút hoài niệm, tưởng nhớ về họ, tiếc thay, lịch sử là tiến trình không thể đảo ngược!

Nga là một trong số ít những nước vẫn duy trì hệ thống trường Thiếu sinh quân, những sĩ quan tương lai được đào tạo theo 1 chương trình trung học chuyên biệt nặng về quân sự bắt đầu từ những năm 7, 8 tuổi! Hiện tại vẫn còn 2 hệ thống trường: Học viện Suvorov của lục quân và Học viện Nakhimov của hải quân, là những hệ thống trường có nhiều chi nhánh trên toàn quốc! Trở lại với điệu valse, âm hưởng phức tạp, vừa có cái thanh thoát, mạnh mẽ, phóng túng của tuổi trẻ, vừa có cái hoang mang, dữ dội, bất định của mùa dông bão đang kéo đến…

nam tính độc hại

hư khi nghe Putin nói nước Nga muốn gia nhập Nato… mọi người không hiểu rằng ông ta nói đùa sao, một kiểu đùa rất Nga, cũng giống hệt như “trung lập nhưng có người bảo vệ” vậy.. 😀 Tham gia Nato làm sao mà cứ mỗi lần người Nga tham dự Eurovision song contest, chương trình ca nhạc liên Âu châu là họ làm cho toàn bộ phần còn lại nghe như “âm nhạc của mấy thằng gay, bóng” vậy!

Đương nhiên cũng có người nghĩ mình đã là “công dân toàn cầu” rồi, đứng lên trên dân tộc, làm như đã có một nền dân chủ toàn cầu hoàn mỹ, đã có một thế giới quan, giá trị quan thống nhất, và bắt đầu phê phán các thể loại “nam tính độc hại”. Nói thật, cho dù văn minh con người có phát triển đến cỡ nào, thì “nam tính độc hại” dù muốn dù không, sẽ luôn là một phần của cuộc sống, của xã hội con người!

Vasilisa Kozhina

ăm 1812, sau khi đã chinh phục hầu hết châu Âu, chỉ còn Anh, Bồ Đào Nha và một số vùng đất lẻ tẻ khác chưa “thần phục”, Napoleon đem gần 600 ngàn quân xâm chiếm nước Nga! Quân đội Sa-hoàng Alexander-1 chỉ có 200 ngàn người, hơn 1/3 quân số của Napoleon một chút, đó là về số lượng, còn về chất lượng, độ tinh nhuệ thiện chiến thì nói thật, cũng không bằng, quân đội Napoleon đương thời nổi tiếng bách chiến bách thắng! Thế nên từ Barclay de Tolly, Pyotr Bagration đến Mikhail Kutuzov… những tướng lĩnh Nga tính tới tính lui, không có đối sách nào khác hơn là lui quân, hạn chế đối đầu trực tiếp, bảo toàn lực lượng!

Thực hiện sách lược vườn không nhà trống, chủ động dẫn dụ quân Pháp vào sâu trong lãnh thổ! Càng vào sâu, con đường tiếp vận, hậu cần càng dài, càng cần nhiều nhân lực hơn để bảo vệ, đằng sau là các đội du kích quấy phá! Một số đội du kích là do chính quyền tổ chức, một số là do người dân tự phát, nổi tiếng trong số đó là Vasilisa Kozhina, một nữ nông nô, người tổ chức đội nữ du kích đầu tiên của nước Nga trong Chiến tranh vệ quốc 1812 (xem series phim truyền hình bên dưới). Người Nga chỉ đánh những trận nhỏ cầm chân quân Pháp, đánh vào quân các nước chư hầu, trận nào Napoleon trực tiếp cầm quân thì… né, hoặc đánh cầm chừng!

Sau trận Borodino thì phải bỏ cả Moscow, dân chúng được lệnh di tản, người ta phóng hoả đốt thành phố, không để lại gì cho quân Pháp! Borodino hiểu theo nghĩa nào đó là “chiến thắng” cho Napoleon, một “chiến thắng kiểu Pyrros”, thắng nhưng tổn thất nặng đến mức thua ngược toàn bộ cuộc chiến! Người Nga đã giữ lại được “hạt giống” qua mùa đông để tiếp tục “gieo trồng” vụ sau! Mùa đông nước Nga, con đường tiếp vận quá dài, quân đội Pháp không bảo đảm đủ lương ăn, áo mặc, số chết vì đói rét, bệnh tật ngang với số chết trong chiến trận, cộng thêm lượng lớn đào ngũ! Napoleon đành phải rút quân!

Hơn 500K người đi, chưa đến 50K người về! Trên đà truy kích, quân Nga và các nước đồng minh kéo vào Paris, Napoleon đầu hàng và đi đày! Cũng tương tự như vậy, hơn 130 năm sau, họ lại đè bẹp quân Đức Phát-xít và kéo vào Berlin! Nên liên tưởng một cách không hoàn toàn chính xác, nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi, tại sao ở một xứ văn minh, nơi phát tích của cách mạng tư sản dân quyền như nước Pháp lại sinh ra một người như Napoleon, tại sao cái nôi của khoa học kỹ thuật, của tư tưởng và triết học như nước Đức lại đẻ ra một người như Hitler!? Và vai trò của nước Nga là gì trong lịch sử của toàn châu Âu!? 😀

Ekaterina

eries truyền hình Ekaterina, 2015, làm rất hay và khớp với sự thật lịch sử! Xem rất thú vị, thú vị hơn nhiều nếu phải xem phim Âu, Mỹ làm về Nga. Phim Âu Mỹ, xem tới xem lui vẫn thấy cái gì đó không đúng! Mà không đúng đầu tiên là tốc độ lời nói, tốc độ suy nghĩ, cách diễn đạt, diễn biến của sự kiện, chuyển biến tâm trạng! Đơn giản vì họ ở trong một thế giới tư duy và cảm xúc hoàn toàn khác…

Phải có hiểu biết của người “bản xứ” thì mới khắc hoạ thành công nhân vật, như tính cách Nữ-hoàng Elizabeth Petrovna, con gái của Peter-the-great được xây dựng rất sống động, rất Nga, ví như khi bà đọc thư bắt được của một gián điệp Đức: “Nước Nga thật là xấu xí, đám triều thần vây quanh Nữ-hoàng toàn khốn nạn và ngu dốt”… Elizabeth thốt lên rằng: cái này thì tôi đã biết, có gì lạ đâu!? 😅

cánh buồm đỏ thắm

ái này thì nhiều người đã biết rồi, chỉ là nhắc lại một chút thôi! Đầu tiên là truyện dành cho tuổi thiếu nhi, tuổi teen của Alexander Grin, 1923, nói về Assol, cô gái mơ mộng đến một ngày sẽ có chàng “bạch mã hoàng tử” (ah không, không phải là mã – ngựa mà là thuyền, không phải trắng mà là đỏ), đến rước đi bằng chiếc thuyền với những cánh buồm đỏ thắm! Tiếp theo đó thì truyện được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng dành cho tuổi mới lớn, 1961!

Và sau đó thì trở thành lễ hội của các học sinh trung học St. Petersburg vào mỗi cuối các năm học, bắt đầu vào kỳ nghỉ hè! Là những màn múa hát, âm nhạc, hoạt cảnh và đặc biệt là trình diễn pháo hoa lớn, như năm 2021 vừa qua là siêu lớn, và dĩ nhiên không thể thiếu những cánh buồm thắm đỏ! Mà khi nhỏ, tôi là kiểu “ông cụ non”, cho đó là thứ “văn chương ngôn tình” nên không cần phải đọc kỹ, đương nhiên có tuổi rồi thì mình sẽ nhìn nó khác!

“Scarlet sail”… cũng gần giống như “Millions scarlet roses” vậy, mới nghe có vẻ rất hay, nhưng nghĩ lại thấy có điều gì đó không ổn, khi có người bán hết mọi thứ chỉ để mua một triệu bông hồng tặng cho người đẹp! Nhưng cũng không sao cả, cứ phải mơ mộng, lễ hội tuổi teen phải nên như thế! Có rất nhiều mẫu cá tính Nga được xây dựng theo kiểu “larger-than-life – xa hơn cả cuộc đời” như thế, mãi mãi mơ mộng làm những chuyện điên cuồng, rộng lớn! 😅

the russians are coming!

rích đoạn phim hài: The Russians are coming, 1966 – Người Nga đang đến! Lời cảnh sát trưởng trong bộ phim: We may be scared, but maybe we ain’t so scared as you think we are – Chúng tôi có thể sợ hãi thật…

Nhưng cũng có thể chúng tôi không sợ nhiều như các người nghĩ! 😅 Đương nhiên đây là góc nhìn Anh, Mỹ, họ cố làm rất rất nhiều phim, tìm cách khắc hoạ hình tượng người Nga, đương nhiên cũng chỉ là một góc nhìn…

whataboutism

ư duy hình thức: những ai đọc blog của tôi sẽ thấy tôi dùng cụm “ngôn từ hình thức” rất nhiều lần! Đó là sự lầm lạc trong suy nghĩ vốn chỉ dựa trên hình thức nhị nguyên trắng đen, càng phụ thuộc vào hình thức càng xa rời sự thật! Những người phụ thuộc vào tư duy hình thức thường đơn giản, phiến diện, thường chả có suy nghĩ gì sâu xa! Một ví dụ gần đây là chữ “whataboutism”. “Whataboutism” đơn giản là một sự so sánh, liên tưởng, vội vàng chụp mũ nó là “nguỵ biện” e rằng không được đúng! Mọi so sánh, liên tưởng luôn luôn chứa đựng một đạo lý đằng sau nó!

Đương nhiên so sánh chính xác tới mức nào vẫn còn tuỳ vào tình huống! Ngược lại, bác bỏ “whataboutism” mới chính là nguỵ biện! Một đằng khẳng định phải có nguyên tắc phổ quát đứng sau mọi việc, một đằng phủ nhận điều này, cũng là trá hình cho “tiêu chuẩn kép – double standard”, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không cần lý do! Chỉ những môi trường văn hoá kém mới liên tục phải vướng vào kiểu tư duy hình thức này, nó thể hiện một điều: con người bị vướng vào cái tôi nhỏ nhoi, lúc nào cũng: tôi đúng, anh sai, liên tục cần có lý luận trắng đen để bám víu!

Nhìn qua xứ bạn, thấy được những điều khác hẳn! Đọc đề thi văn Cao khảo của Trung Quốc những năm gần đây là thấy, học sinh trung học của họ đã ở một trình độ khá cao, đã biết vượt qua các kiểu tư duy hình thức mà nhìn mọi việc một cách toàn diện hơn! Thú thật là tôi rất thích đọc đề thi ngữ văn TQ, cao hơn hẳn một bậc so với VN, ví dụ như đề văn Thiên Tân: Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đề văn Thượng Hải: Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên. Đề văn Chiết Giang: cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ với chủ đề này. Đề văn Bắc Kinh, thật sự xuất sắc: bàn về sự bền vững của nền văn minh, thí sinh cần phân tích sự bền vững trong nền văn minh Trung Quốc đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ gian khó và xây dựng lại đất nước như thế nào.

Phim thanh xuân Trung Quốc thường đặt nặng tính giáo dục, không chỉ đưa ra ví dụ điển hình, họ rất quan tâm việc phổ cập, giảng giải các vấn đề tâm lý xã hội: chuyện thường gặp của các lứa tuổi, các cách vấp ngã và trưởng thành, các kiểu hiểu lầm phổ biến thường xảy ra giữa con người với nhau, các mẫu tâm lý bất thường, bệnh hoạn thường gặp, các vấn nạn xã hội như đa cấp, lừa đảo, các mánh khoé thị phi xảo trá của mạng xã hội cũng được phân tích kỹ! Nếu đã đạt đến trình độ cỡ các đề thi cao khảo thì hầu như sẽ không còn vướng vào các “lý luận hình thức” trắng đen nữa!

Kinh nghiệm của riêng tôi về những người “lú luận hình thức” là… họ không có khả năng phân biệt âm nhạc hay và dở, vì mãi tìm kiếm lý lẽ, ngôn từ khả dĩ có thể chứng minh “tôi đúng”, vì chỉ “nói” mà không “nghe”, vì không thể để tâm mà lắng nghe cho nó thấu đáo, để cảm nhận nó hay dở, thô mộc tinh tế như thế nào, suốt ngày lên mạng tìm đọc tài liệu, xem cái gì khả dĩ có thể có lợi về lý luận ngôn từ, mà không biết cách “phản tỉnh”, nhìn vào cái tâm của chính mình cho nó rốt ráo! Họ không hiểu rằng ngôn từ kiểu trắng/đen vẫn có sự giới hạn, khiếm khuyết rất rõ ràng của nó!

Au bord des pleurs

es yeux Lara, revoient toujours ce train, ce dernier train, partant vers le chagrin. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà l’horizon brûlait. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà le canon tonnait. Cette chanson, que chantaient les soldats. C’était si bon, serré entre tes bras. Au bord des pleurs, tu souriais Lara, oubliant l’heure, la guerre, la peur, le froid. Un jour Lara, quand tournera le vent…

taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, viết bằng tiếng Nga về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!

chiếc khăn xanh

gười hiện đại, cáp mạng RJ45 và Wifi đã cắm vào đầu rồi, liên tục phải có kích thích, cập nhật, rút dây ra là chết não ngay (cắm dây vào thì lại thành xác sống). Số những người có khả năng cầm súng chiến đấu trong rừng, sống với lý tưởng và niềm tin đơn thuần, không cần các loại “thông tin – fastfood” chẳng có bao nhiêu!

Như người ta thường nói, đôi khi, đến khi không còn lại cái gì cả, thì khi đó mới biết đâu là “bản lĩnh văn hoá” thực sự! Nên đôi khi cũng phải xem xem, cái vỏ bọc xã hội hiện đại, bản lĩnh diễn trò của mấy “anh hề” nó mỏng tới cỡ nào! Cá tính Nga mà, giống y như lời bài hát “The cuckoo” vậy: nếu quanh đây có thuốc súng, hãy cho tôi cái bật lửa! 😅