serene – 2, part 5

he first image: cutting two hardwood blocks to attach to the paddle’s 2 ends, 2nd image: scraping the paddle blades with a power planer and a spokeshave. 3rd image: the paddle takes its final shape, next it would be sanded, colored (stained with thinned epoxy), glassed then painted. The paddle would receive a layer of fiberglass all over the body, to waterproof the porous balsa wood, and to strengthen the whole structure.

This is only the first of two paddles I’d intended to build. A lightweight Greenland paddle would be my convenient, all – round thing to propel the boat with. But under some particular circumstances, e.g: very strong wind or current, I would need a more powerful tool, that’s why my next one would be a paddle of the usual Euro type, it would be also very lightly built, and has much smaller blades, around 50 x 14 cm in dimensions.

I’ve not yet to really realize which paddle type is better: Greenland or Euro, but thought that they all has their uses in different situations, and decided to build and use… both. Also, my paddles all has become smaller and shorter, their lengths now are around 1.85 ~ 1.9 m. My thought is that sea – kayakers nowadays are using paddles that are longer than needed (around 2.2 m), especially those going for long touring.

I made a terrible mistake, using the wrong duct tape to mask the paddle for coloring. A kind of 3M duct tape is so sticky that it’s extremely hard to be removed after having painted the paddle blades with colored – thinned – epoxy. I seriously scratch the surface while removing the duct tape (with a chisel) resulting in a very poor finish on one blade 😢. The paddle would be perfectly usable, but not as good – looking as I’d expected.

serene – 2, part 4

till don’t have some free times to start my Serene – 2 kayak building yet, and all preparations (mainly materials purchasing) has not been completed. So I start slowly with building some other miscellaneous objects. First are the paddles. A typical WRC (Western Red Cedar) Greenland paddle weights around 0.7 ~ 0.8 kg. My two paddles, built with tropical hardwoods, though durable, weigh too much: 1.3 ~ 1.5 kg.

A lightweight paddle has very obvious advantages on long journeys, and I’ve been thinking about resolving this weighting issue. So I’ve decided to realize an idea which I’ve been having for a long while, in a tropical country like Vietnam, the best material you could use for a paddle is… rattan. Rattan is very lightweight, but it’s also very durable, flexible, and stiff, an ideal material to be used for building the paddle’s shaft.

In order to keep weight to minimum, in combination with the rattan stick, I use balsa wood for the blades. Construction is quite simple indeed, the rattan stick is splitted into two halves at the two ends, and two balsa wood blocks are inserted to form the blades’ shape (see the 3rd image). Balsa wood is quite hard to acquire in Vietnam, I’d made the wood block from 6 small 5 – mm – thick balsa sheets, laminated together.

Next is the job of careful – carving down the blades’ shapes. The 4th image: empty spaces at the two ends of the paddle, that would be the places for two hardwood blocks in order to better resist against cracks upon physical impact. The paddle would receive a layer of glass to further strengthen the structure and to protect it against water. Balsa is too porous and without protection, it would takes on water in the long term.

Bris Sextant

hát minh bởi Sven Yrvind, sử dụng như kính lục phân dự phòng, cho độ chính xác tương đương kính truyền thống, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay (kích thước 21×11 mm), có thể đem theo trong… cái móc chìa khoá! Cũng chưa hoàn toàn hiểu cái thiết bị này hoạt động như thế nào…

Một số ưu điểm: rẻ hơn nhiều so với kính lục phân truyền thống đắt tiền. Phù hợp với các con thuyền nhỏ, siêu nhỏ (micro, picro cruiser), Hand-free: không cần dùng tay để điều chỉnh, có thể gắn lên mắt kính, 2 tay rảnh có thể ghi chú thời gian từ đồng hồ chính xác hơn…

serene – 2, part 3

pent a considerable amount of time on optimizing the hull and deck lines. Some little more rocker at the bow, and less (almost square) at the stern. The hull is now a bit finer (less full), hence reducing Cp (prismatic coefficient) further into the [0.48 ~ 0.5] range, quite low indeed. Primary stability is also reduced a bit, with Kmt (transverse metacentric height) at about 21 cm, but the boat is sufficiently stable already.

Cb (block coefficient) is now reduced to 0.33, stepping outside the normal range of [0.35 ~ 0.45]. That is, the boat wouldn’t be very efficient at lighter load, e.g: with the paddler alone. But that would be fine anyhow, since the hull is optimized toward its full displacement, beyond 115 kg. And as confirmed with experiences in my previous kayak Serene – 1, the boat would feel a bit heavier, but more comfortable at full load.

Some other design considerations still need to be done, but they won’t be reflected into the 3D modeling, for the sake of simplicity: the cockpit size and shape, the size and position of the hatches, the rudder and rudder control, etc… Serene – 2 will have a 3rd hatch, or usually called: the day hatch, which locates right behind the cockpit, to store food for lunch and other frequently – accessed things during a paddling day.

2nd image below: the stability curves for various loads: 85, 95, 105, 115 and 125 kg. The curves look exceptionally fine in my eyes, they won’t decrease until 50 degree of heeling angle, and the shapes of the curves closely resemble each other, showing a predictable behavior in hull’s stabilities. Almost done with the designing, I think, next is finding some free times to build the boat in the upcoming months.

serene – 2, part 2

ntil this second design, I’ve been able to “read through” the hull designing parameters: Cp, Cb, Cm, Kmt, S, LCB, LCF, etc… interpret them correctly and know quite well what they do mean in real – world boat characteristics and performance. Many days out there paddling in various conditions and many hours spent on the whiteboard (a.k.a the Free!Ship software) make me feel very confident with my designing process.

The hull is shortened to 17 feet, reducing wetted surface area, but with minimum rockers, the waterline length is unchanged, also the designed – displacement is slightly increased to 120 kg, as 110 kg of maximum load is a bit under desire as pointed out in my last 9 days trip. Beam is slightly reduced from 45 cm to 44 cm, but both primary and secondary stabilities is significantly improved. I feel very pleased with this design so far!

Unlike my previous boat, the new one would have a curved deck. It is more difficult to build a round, curved deck, it is also harder to build hatches, compass cup, bungee cord anchor points and other parts… onto it. But with a curved deck, the boat will look nicer, less windage, and weigh less overall. Looking from above, it shapes exactly like a bullet, should I engrave a motto onto it: built like a gun, runs like a bullet !? 😀

The most important design decision is to increase the amount of deadrise. In my experiences with Serene – 1, the kayak has excellent sea – keeping abilities in rough conditions, something I didn’t feel with all my previous boats (e.g: the Hello World -3, which has a much flatter bottom). I would attribute that ability to the deeper V – hull, which offers quite a low primary stability, but should let you at ease in waves & turbulences.

serene – 2, part 1

‘ve been thinking a lot about the design of my next build. Serene – 1 is a good kayak, she has proved that during my last 9 days trip crossing all mouths of the Mekong river. The boat shows her excellent abilities in various conditions, big waves, strong winds and turbulences, even when overloaded a bit above her designed displacement, she gave me a kind of confidence that I’ve never felt with any of my previously – built boats.

In the quest for an ideal kayak that perfectly fits me, I proceed to designing my next boat, Serene – 2. Some lessons learnt from my last trip are immediately applied: first is a transom – mount rudder. I’ve been into conditions of strong wind blowing whole day, and without a rudder to help adjusting the bearing, corrective paddling would be extremely fatigue. This will have an influential effect to all other designing considerations.

LOA is reduced to 17 feet, approximately 3 times the height of my body. Since maneuverability is entrusted all to the rudder, the boat would have a very full waterline length, very little rockers at two ends. I decide to reduce prismatic coefficient – Cp further to around 0.5; my sustainable speed in reality (paddling at sea with full load) is only around [3 ~ 3.5] knot. There is no reason to waste energy for a higher speed that I can not sustain.

Block coefficient – Cb is reduced to 0.35, this would improve directional stability a lot. In Serene – 1, this value is 0.45, which explains the boat directional un – stability on long distance. Transverse metacentric height – Kmt increased to 21 ~ 22 cm, roughly equal to most popular Greenland sea kayaks, and hence greatly improve primary stability. With Serene – 1, this value is 17 cm, enough to frighten any novice paddlers.

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue

Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.

hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng: Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh… 😀

FAQ

âu hỏi thường gặp: mày chèo cái xuồng đó đến đây à!? Mọi người nghĩ sao nếu đang đỗ xe vào bãi giữ xe của siêu thị hay quán cafe và được hỏi: thế mày lái cái xe đó tới đây à !? (Ba Động, Duyên Hải, Trà Vinh, June 2016) 😃

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, ngày 9

Vầng trăng mọc ở bể khơi,
Cùng trong một lúc, góc trời soi chung.

hoảng hơn 3h sáng, đang mê man ngủ trên bãi bồi cửa Trần Đề, tôi choàng tỉnh giấc vì… ướt. Nước triều đã lên, lên cực nhanh, trong khoảng chừng 5 phút từ khô ráo đã ngập đến gần thắt lưng. Thêm một kinh nghiệm nữa về thuỷ triều, tuỳ địa hình và tuần trăng mà mỗi nơi lại có biên độ triều không giống nhau. Nhưng không có thời gian suy nghĩ về điều đó, vội vã gói ghém đồ đạc, chèo thuyền đi trong đêm tối. Trăng hạ huyền lúc mờ lúc tỏ, cứ chèo men bờ sông hướng ra phía biển. Bản đồ khu vực đã thuộc trong đầu, cũng không cần phải bật đèn pin xem nữa!

Bầu trời chuyển dần từ tối đen sang xam xám, rồi sang một mầu lam phớt hồng rất đẹp, bình minh đang lên trên cửa biển Trần Đề, lác đác một vài chiếc thuyền trở về sau một đêm dài đánh cá trên biển. Cảnh quan yên tịnh lạ thường, nghe đâu đây tiếng con chim lớn đập cánh bay qua! Bầu trời trong xanh như thế này dự báo một ngày đẹp trời, ít nhất là trong buổi sáng! Tôi cứ chậm rãi chèo hướng về cửa sông Mỹ Thanh cho đến khi trời sáng hẳn. Trong 9 ngày chèo thuyền, hôm nay thực sự là một bình minh đẹp nhất, cảnh quan thực tươi tắn, xán lạn và rực rỡ!

Ra chính giữa cửa sông Mỹ Thanh, chuyển hướng Nam để đi về thị xã Vĩnh Châu, nắng ban mai lên rực rỡ, sóng và gió đồng thời cũng lớn dần một chút, nhưng tất cả vẫn ở trong mức dễ chịu. Vùng bờ biển Sóc Trăng này thật là nơi đẹp nhất trong số những đoạn đường đã đi qua, những rừng dương và rừng ngập mặn xen lẫn vào nhau, ánh nước biển chuyển sang mầu xanh biếc! Vốc nước rửa mặt xua tan cơn buồn ngủ, vươn vai hít thở mạnh để tận hưởng cái không gian trong lành, diễm lệ này! Tôi cởi chiếc spray – skirt ra khỏi người, vất nó vào khoang thuyền!

Giờ thì có sóng to, gió lớn thì ông cũng mặc kệ, chỉ đi cách bờ khoảng 2, 3 km gì đó mà thôi, có ngập, có chìm thì ông đây cũng đang muốn bơi một chuyến cho thoả thích! 😀 Cứ chậm rãi chèo như thế đến gần 10h sáng thì ngang qua điểm du lịch sinh thái Hồ Bể. Ghé vào, gọi một cốc cafe sữa đá ngồi ngắm biển sóng bao la! Bên trong tôi, có một điều gì đó đang dần kết thúc, và có một điều gì khác đang dần bắt đầu, cũng không rõ là gì nữa, nhưng tạm biết đó là cảm giác hài lòng, Veni, Vidi, Vici…, đại loại là như thế, cho dù mục tiêu chính của hành trình không đạt được!

Bàn bên cạnh có một anh đang ngồi uống bia với bạn. Ảnh hỏi tôi đi đâu, tôi trả lời đã chèo từ Sài Gòn qua 9 cửa sông Cửu Long trong 9 ngày như thế, như thế… giờ đang định đi tiếp đến thị xã Vĩnh Châu, kiếm cái xe tải để chở thuyền trở về Sài Gòn. Rồi tôi hỏi ảnh đang làm gì, ảnh bảo đang đi thu mua hải sản ở các tỉnh miền Tây. Rồi ảnh đề nghị chở giúp cái xuồng của tôi về, vì ảnh có hai chiếc xe đông lạnh chở hải sản dài trên 7m. Mừng như bắt được vàng, tôi kêu thêm tôm, cua ngồi lai rai đến 4h chiều thì anh Hiệp Nguyễn chất xong hàng, xong việc, quay trở lại.

Tên sao người vậy, ảnh chở giúp tôi về đến Phú Xuân, Nhà Bè, Sài Gòn vào khoảng quá nửa đêm, nhất quyết không nhận bất cứ đền đáp gì, xe chạy tiếp về kho hàng gần Biên Hoà. Hành trình kết thúc, mệt mỏi nhưng rất vui, vì đi đâu cũng gặp được những người tốt bụng hết lòng giúp đỡ. Kéo chiếc thuyền vào nhà, lăn ra ngủ. Trong giấc mơ, tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sóng rì rào vỗ, tiếng gió rít qua ngọn cây, tiếng ríu rít của những con nhạn biển đang chao liệng trên sóng nước kiếm mồi… vẫn nguyên vẹn như trong giấc mơ thời xa xưa của một cậu bé con chạy chân trần trên cát!

Từ một góc độ nào đó, hành trình là một thất bại! Hầu hết tất cả những ước tính, dự đoán, kế hoạch quá lạc quan ban đầu trở nên sai bét trước thực tế, chèo trên biển khác hẳn chèo trên sông, và thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chèo thực tế! Và những chuẩn bị cũng chưa hẳn là đầy đủ, những thiết bị mang theo cũng chưa đủ độ tin cậy, có quá nhiều đồ đạc hỏng hóc hay không đủ an toàn, chuẩn bị thể lực như thế vẫn chưa đủ tốt để đối đầu với dông gió, chỉ có con thuyền là có vẻ như vẫn sẵn sàng cho những hành trình gian khó tương tự!

Nhưng từ một góc độ khác, hành trình vừa qua cho tôi rất rất nhiều bài học, từ đồ ăn, nước uống mang theo, quần áo giữ ấm và chống nước, cách dựng lều, nấu ăn, cách xử lý những tình huống xảy ra trong thực tế… Không hoàn tất được mục tiêu đặt ra, nhưng thực sự tôi cũng không buồn lắm, vì nghĩ rằng những bài học đó đã đủ cho một lần thử tiếp theo mà tôi tin là sẽ thành công! Nghĩ rộng ra, cuộc chơi này còn dài, rất dài, dài đến hết cả đời này… biển thì vẫn luôn còn đó, vẫn luôn đủ rộng cho những ai muốn thả con người mình, tâm hồn mình vào nó! 😀

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, ngày 8

Đường đi khó, chí phải kiên!
Bao nhiêu là ngả an nhiên lo gì.
Gió to sóng lớn sá chi,
Giương buồm mây thẳng, ngại gì biển xanh!

òn hai cửa biển cuối cùng, cửa Định An & Trần Đề, mục tiêu phải hoàn thành trong ngày hôm nay, ngày thứ 8 của hành trình. Từ sáng sớm, một số ngư dân địa phương tôi gặp trên bãi biển đã khuyến cáo rằng Định An rộng và bất trắc, những cơn dông và sóng to đã làm nhiều người không trở tay kịp, họ khuyên tôi nên đi lùi vào sâu trong nội địa một chút, đến gần bến phà Rạch Cỏ rồi mới băng ngang cửa sông. Điều đó theo tôi là an toàn, nhưng không hợp lý lắm, dòng sông chảy từ hướng Tây Bắc, đi ngược vào Rạch Cỏ lúc này là đối diện thẳng với dòng nước, rất nhọc sức!

Nhưng để an toàn, tôi cũng không băng ngang cửa biển theo hướng 256 độ như dự tính ban đầu, vì quãng vượt lúc đó sẽ lên đến gần 20 km, mà đi theo hướng chính Tây, khoảng cách gần hơn chỉ còn khoảng 14 km. Một điểm quan trọng nữa là trong thời tiết thế này, bờ bên kia cửa biển không thể nhìn rõ, không thể xác định vật gì để làm mốc định hướng, nên đi theo hướng chính Tây theo la bàn là hợp lý nhất, và đi như thế cũng bớt đối đầu trực tiếp với gió đang thổi hướng Tây Nam. Thế rồi ăn sáng xong, ngồi vào thuyền, nhắm hướng Tây trên la bàn thẳng tiến!

Thời tiết lặp lại giống như chiều hôm qua, gió Tây Nam thổi rất mạnh, biển nhiều sóng cao tầm 1m, dự đoán là hành trình sẽ khá vất vả! Đã có nhiều thời gian luyện tập trong sóng gió suốt mấy ngày qua, nên cửa Định An hôm nay cũng không làm tôi e ngại! Sóng cao, nhưng bước sóng vẫn còn ở mức trung bình, liên tục tràn qua thuyền, cái spray – skirt lúc này đã rò rỉ nước dữ dội, phải vừa đi, vừa tát nước ra ngoài, 4, 5 lần như thế! Nói thêm một chút về bước sóng (hay còn gọi là chiều dài sóng – wavelength), một yếu tố quan trọng bên cạnh độ cao của sóng.

Khi bước sóng (khoảng cách giữa hai đỉnh sóng) lớn hơn chiều dài thân thuyền, đó là điều kiện để chèo dễ dàng, con thuyền chỉ phải trượt (surf) nếu sóng hơi cao một chút. Nếu bước sóng ngắn dần, ngắn hơn chiều dài thân thuyền, thì tưởng tượng tại 1 lúc nào đó, nếu sóng đã đủ cao, thân thuyền không còn tiếp xúc với mặt nước nữa, mà nằm hoàn toàn trơ trọi trên hai đỉnh sóng. Lực nâng đỡ lúc đó không còn, và chèo thuyền trở thành trò chơi thăng bằng giống như đi dây! Phải liên tục quan sát hướng, chiều cao, và chiều dài sóng để có chiến thuật chèo phù hợp!

Nửa đầu đoạn đường chèo qua cửa Định An, chiếc kayak dạt ra ngoài khơi khá xa dưới tác động của dòng chảy, nửa sau đoạn đường thì dễ dàng hơn một chút, do đã có cù lao Dung che chắn, hạn chế bớt tác động của dòng nước. Sau khoảng hơn 4h chèo liên tục thì đã đến gần bờ bên kia cửa Định An, lúc này mới thấy rõ, bờ biển là một khu rừng ngập mặn lớn, hoàn toàn không có một vị trí thuận lợi nào để lên bờ, dừng lại ăn trưa. Đành ngồi ngay trên thuyền, vịn vào một cành đước, ăn tạm vài miếng cho đỡ đói. Rồi lại tiếp tục hành trình chèo về phía cửa Trần Đề.

Băng qua cửa Trần Đề (chỉ chừng 3 km) khi trời đã chạng vạng tối! Suốt cả một chặng đường dài toàn là rừng đước, không có bãi đất trống hay bãi cát nào có thể cắm trại, đành phải chèo ráng dọc theo bờ sông hướng ra biển. Đến khoảng 7h tối thì nước rút hết, chưa bao giờ tôi thấy nước rút nhanh như thế, chỉ trong 5, 10 phút, chỉ còn lại trơ trọi con thuyền mắc cạn trên bãi bồi ven sông. Điều tôi lo ngại suốt cả hành trình đã trở thành hiện thực, đành phải chờ đến khuya nước lên thì mới có thể tiếp tục hành trình. Không thể nấu cơm, đành ăn tạm vài hộp cá và bánh mì.

Cũng không dựng lều, chỉ chui vào nằm trong lều như một túi ngủ! Tất cả ướt át và lạnh cóng đến khó chịu! Suốt mấy ngày qua, tôi suy nghĩ về mục tiêu ban đầu của hành trình là Côn Đảo. Thực tế chèo thuyền suốt 8 ngày qua cho thấy, những chuẩn bị của mình, dù khá đầy đủ, vẫn chưa là đủ tốt! Cái spray – skirt thì liên tục rò rĩ nước, Garmin thì đã thành một cục gạch, đèn tín hiệu đã hỏng sau 1 cú va đập mạnh vào 1 gốc cây đước, cái Beckson hatches rất kín nước những ngày đầu hành trình, sau một thời gian tiếp xúc với bùn cát, nước muối cũng đã không còn kín nữa.

Hai khoang chứa hàng cũng đã bắt đầu rò nước, dù không nhiều, chỉ khoảng 2, 3 lít mỗi ngày… Trong điều kiện thời tiết càng lúc càng bất lợi như thế này, các thiết bị an toàn thì không đảm bảo, thể lực cũng không phải ở trong tình trạng tốt nhất… thì mục tiêu Côn Đảo lúc này nghe chừng quá phiêu lưu và liều lĩnh! Quyết định huỷ mục tiêu ban đầu, ngày mai hướng vào thị xã Vĩnh Châu để đi đường bộ về trở lại Sài Gòn, hành trình 8 ngày qua đã cho tôi khá nhiều bài học quý báu cho những lần thử thách sau! Suy nghĩ như thế, tôi dần chìm vào trong giấc ngủ!