serenity – 1, p17

án những miếng decal trang trí, dĩ nhiên đầu tiên không thể thiếu là cặp mắt thuyền Việt Nam đặc trưng. Một câu motto (khẩu hiệu) chạy vòng quanh cái la bàn: Fortitudine Vincimus 😀, phía sau là tên thuyền và thông tin liên hệ của chủ nhân nó!

Bắt vít các anchor point (điểm neo) vào thân thuyền, và đi dây bungee (dây thun buộc hàng), những sợi dây này dùng để mắc, kẹp rất nhiều trang thiết bị linh tinh khác nhau! Các con ốc vít đều là loại inox chịu được nước biển, nhưng để chắc chắn hơn, tôi phết 1 lớp gelcoat lên trên!

Phải nói thêm là gelcoat có độ cứng, bền tốt hẳn các loại sơn mà tôi từng biết, và còn có 1 ưu điểm nữa là có khả năng dính vào kim loại, nhựa khá tốt, không chỉ riêng vật liệp xốp như gỗ, nên có lẽ sẽ chuyển sang dùng gelcoat cho hầu hết các thao tác sơn phủ trên thuyền.

serenity – 1, p16

ông đoạn hoàn thiện xuồng, lắp đặt thiết bị, thực sự là có rất rất nhiều việc không tên, linh tinh và rất tốn thời gian. Đầu tiên là đúc 2 cái roăn chống thấm nước cho nắp khoang, silicone lỏng pha chất xúc tác, đổ vào khuôn, chỉ 1 tiếng sau là thành hình!

Chế tạo và lắp đặt các “anchor point”, các “điểm neo” dùng để bắt dây, dây giằng nắp, dây thun bungee, các điểm neo này được bắt vít chặt vào thân thuyền. Tôi chọn giải pháp đơn giản là bắt vít, chứ không làm điểm neo “âm” phức tạp như ở các chiếc xuồng trước.

Máy bơm nước được sử dụng lại từ chiếc xuồng trước, chỉ đơn giản là tháo và gắn qua, ghế ngồi cũng thế, để giảm bớt thời gian thi công, một số chi tiết được tận dụng lại! Tuy vậy, vẫn còn rất rất nhiều công việc linh tinh phải hoàn thành trước khi có thể “xuống nước”!

serenity – 1, p15

elcoat, đúng như tên gọi, mua về có dạng sệt gần đông như thạch, muốn quét bằng cọ phải pha thêm dung môi, thường là styrene, nhưng tôi xài xylene thấy cũng ok. Các loại sơn phủ giờ giống như lớp nhựa bọc lấy vật thể. Phần đáy quét 3 lớp, phần trên quét 2 lớp, cách nhau vài tiếng.

Để qua đêm sờ vẫn thấy hơi dính, hoảng hồn tưởng gel không đông. Suy nghĩ một hồi thì biết đây là lớp wax – sáp, nhà sản xuất pha vào trong gel, khi quét lên vật thể, lớp sáp này nổi lên bề mặt, tạo môi trường kín khí. Gelcoat mà tiếp xúc với không khí có oxy là nó sẽ không đông.

Nếu mua đúng loại gelcoat không có pha sẵn sáp thì sau khi quét lớp trên cùng xong, dùng bình xịt PVA hoặc silicone phủ một lớp mỏng lên trên tạo môi trường kín khí. Để qua đêm, lấy khăn, giẻ lau sạch lớp sáp này đi là sẽ đến lớp “nhựa” bảo vệ đã đông cứng! 😀

gelcoat

hông tin đáng lưu ý cho anh em đóng thuyền. Gelcoat được dùng phổ biến dần vài năm gần đây trong làng composite. Trong tiếng Anh thì gelcoat và paint là 2 loại khác nhau, trong tiếng Việt thì cái nào cũng là “sơn” cả, chính là loại chị em dùng để sơn móng tay bền hơn tháng! 🙂

Gelcoat bền và rẻ hơn các loại sơn chống hà, sơn bóng đắt tiền. Điểm trừ là khó pha màu và độ bóng không cao (muốn bóng phải thêm topcoat). Quyết định thử trên chiếc Serenity xem sao. Người bán: oh nó bền lắm, gọi là “áo mưa” mà! (raincoat – gelcoat) Haiza, người bán cũng ko biết gì, mệt! 😢

serenity – 1, p14

án băng keo phần giáp ranh của hai nữa trên dưới, lớp băng keo này giúp xác định ranh giới của lớp vải sợi thuỷ tinh phủ đáy thuyền. Lớp vải này chồng lên phía trên cỡ 2.5cm, giúp giữ chặt mối nối trên dưới, khi keo khô sẽ dùng dao rạch lớp băng keo này và bóc đi!

Một công đoạn quan trọng: phủ vải sợi thuỷ tinh bảo vệ đáy thuyền, vải dùng là loại 6 oz 1 yard vuông (hay 200 gram 1 mét vuông), 2 lớp keo epoxy quét chồng lên nhau cách nhau 4 tiếng, lớp đầu tiên vừa hơi khô là chồng thêm một lớp nữa, đồng thời cho thêm tinh màu đen vào epoxy!

Ước tính công đoạn này thêm vào khối lượng xuồng cỡ 1.2kg (keo + sợi thuỷ tinh), nhưng thực ra không quá quan tâm đến khối lượng nữa, chỉ cần cân nặng cuối cùng loanh quanh cỡ 25, 26 kg là ổn! Tiếp theo là 1 công đoạn cũng không kém phần quan trọng: sơn thuyền!

serenity – 1, p13

ối 2 phần trên & dưới lại với nhau xong là 1 công đoạn rất “bẩn” nữa, chêm eopxy dày (pha với bột gỗ) vào bên trong các mối nối cho thêm chắc chắn, sau đó, mài bên ngoài chỗ nối, bo thành góc tròn, rồi chà nhám toàn bộ phần thân trên cho trơn láng, sạch sẽ!

Phần bo góc tròn là để ở công đoạn sau, sẽ phủ 1 lớp vải sợi thuỷ tinh dưới đáy thuyền, lớp vải này chồng mí lên phía trên cỡ 1 inch (2.5cm), làm cho liên kết giữa 2 nửa trên & dưới trở nên chắc chắn hơn. Nếu bề mặt quá gấp khúc thì lớp vải sợi sẽ không bám được tốt!

Tiếp theo là phủ 1 lớp epoxy mỏng (pha loãng với xylene) ở phần boong trên, epoxy loãng được pha thêm chút xíu màu vàng tâm, giúp tạo màu và tô nổi vân gỗ. Đây là công đoạn phải làm tương đối cẩn thận vì nó tạo ra màu sắc sau cùng của con thuyền! 😀

thấm

ai chiếc S1 và S2 đóng bằng loại ván không tốt lắm, chèo ra giữa biển mênh mông, bốn bề tịnh không tiếng động, nghe thân thuyền phát ra tiếng kêu tíc-tíc nhỏ xíu, nhỏ hơn tiếng kim giây của đồng hồ đeo tay, nhưng đều đặn, ngồi trong khoang, giống như cái hộp đàn, nghe rất rõ.

Mới đầu không biết là tiếng gì, nhưng về sau đoán biết là tiếng nước ngấm dần vào trong sớ gỗ. Qua đến chiếc S3 xài ván tốt hơn và thi công kỹ hơn thì mới hết bị hiện tượng này. Nói như thơ Tế Hanh chính là: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ… 🙂 vâng, “thấm” là vẫn nghe được ấy! 🙂

serenity – 1, p12

ối 2 phần trên dưới, 2 nửa của cái vỏ đậu phộng lại với nhau! 😀 Điều hài lòng ở chiếc Serenity này chính là việc đo, vẽ, cưa, cắt, ghép, nối thảy đều rất chính xác, các mối nối khớp vào nhau gần như hoàn hảo, không mất công chỉnh sửa, hay phải “chữa cháy”!

Tuy vậy, vẫn phải nhờ đến các dây tăng-đơ xiết lại thì 2 phần mới khớp vào nhau triệt để, ảnh đầu tiên bên dưới: ép 2 nửa lại với nhau bằng nhiều cách: băng keo, dùng các loại cảo, kẹp, dùng tạ nặng đè lên. Sau đó, dùng epoxy dày (pha với bột gỗ) trám thêm vào mép nối cho được chắc chắn!

Riêng phía xa hai đầu thuyền thì không thể trám trét gì được vì tay với không tới, chỉ trông chờ vào 1 lớp keo duy nhất! Tới đây là hoàn thành thêm 1 cột mốc quan trọng nữa, cỡ 2/3 chặng đường, chiếc xuồng đã thành hình, nên dạng! Vẫn còn rất nhiều công việc phía trước!

serenity – 1, p11

rước khi nối 2 phần trên & dưới lại thành chiếc xuồng hoàn chỉnh, vẫn còn rất nhiều việc để làm, nôm na gọi là phần “điện nước” 😀, đi dây điện “âm tường”, lắp đèn tín hiệu LED trước và sau, lắp máy bơm, và rất rất nhiều công việc không tên khác!

Từ kinh nghiệm với các chiếc xuồng trước, hệ thống điện được thiết kế lại gọn gàng hơn, để dễ sửa chữa, nâng cấp. Cải tiến quan trọng nhất là các công tắc từ (reed switches) được đưa vào trong hộp pin chống nước, không còn nằm riêng ngoài như trước, bớt được nhiều dây phải đi!

Hệ thống điện sẽ có 3 công tắc dùng để kích hoạt: máy bơm, đèn tín hiệu và đèn la bàn, nhờ các nam châm đất hiếm (rare-earth magnets) rất mạnh nên công tắc từ không cần phải bố trí ngoài nữa, mà nằm trong hộp dưới boong, khi cần kéo cục nam châm lại gần là công tắc sẽ đóng!

kayak signal light

uy nghĩ rất lâu về vấn đề “điện nước” 🙂 Một mặt muốn nó đơn giản, mặt khác lại nghĩ chiếc xuồng giờ đã có hệ thống điện rất mạnh mẽ, sao lại không dùng?! Bèn gắn 2 con LED 12V-3W ở 2 đầu, là loại đèn gầm xe hơi, gắn trên ốc xiết cáp (cable gland) để chống nước. Khác với những chiếc trước, thi công điện giờ đã nghĩ kỹ việc, giả sử đèn hư thì sẽ thay thế nào!

Vấn đề “signal light” – đèn tín hiệu với xuồng kayak cũng là vấn đề khiến tôi đau đầu, gắn 1 đèn thì phải cao quá đầu, nếu không thì trước sau không thấy (do người che), mà cao quá đầu là phải dựng mast – trụ, mà dựng mast là rất dễ gãy nếu thuyền lật. Nên giải pháp này là tốt nhất, trước sau mỗi nơi 1 con LED, khi cần có thể xài như đèn chiếu sáng camping-site, điểm cắm trại!

Dù sao cũng đáng bỏ công sức ra để xuồng có thêm tính năng. Gì chứ vấn đề chiếu sáng – lighting này rất quan trọng, một khi đang băng ngang qua các luồng tàu thì vấn đề là… “to be seen or to be sink”, hoặc là được nhìn thấy, hoặc là bị đâm chìm. Về mặt tâm lý, kinh nghiệm từ nhiều lần chèo xuyên đêm, có 1 chút ánh sáng le lói cũng thêm rất nhiều tự tin dẫn đường! 🙂