bell curve

hổ điểm thi có rất nhiều điểm thú vị, các vị vẫn khăng khăng bắt cứng vào cái chấp niệm: phổ điểm phải là phân bố Gaussian có đồ thị hình chuông (bell curve). Nên đồ thị điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh cao là điều rất bất thường! Các vị vẫn muốn nó có đúng một đỉnh, nằm lệch hẳn về bên phải kia! Ví dụ như điểm môn Giáo dục Công dân ấy, toàn 9, 10 thôi! Mọi người nhớ năm 2021 này nhé, 20 năm sau, chúng nó lớn lên thành ông nọ bà kia, điểm công dân cao như thế chứng tỏ “diễn” không hề tệ! 😃

Một đại lượng tương đối đơn giản là điểm thi mà còn không lý giải được, thì làm sao một đại lượng có hàng ngàn, vạn biến số đầu vào chi phối, như số ca CôVy có thể mô hình hoá thành công được!? Chỉ cần một anh bị vợ mắng tủi thân bỏ đi nhậu là mấy ngày sau số ca tăng vùn vụt ngay! Mà trong cái thành phố hơn 10tr dân này, xác suất để có vài nghìn anh bỏ đi nhậu như thế là hơi bị cao! Nói để thấy Vũ Hán người ta “giới nghiêm” như thế nào, SG vừa qua có “giới”, nhưng hình như chưa thực sự được “nghiêm”!

đặng hữu phúc, 2

ừ 20 năm trước, tôi đã bắt đầu nghe Đặng Hữu Phúc một cách nghiêm chỉnh, một dòng chảy âm thầm vẫn tiếp diễn, từ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Tài Tuệ, etc… vẫn còn tiếp tục đến ngày hôm nay, họ làm “nhạc” theo đúng nghĩa cao quý, tốt đẹp nhất của nó! Đám vớ vẩn vẫn luôn tỏ ra hiểu biết: oh, em biết mà, Đặng Hữu Phúc tác giả bài Trăng chiều. Nói chuyện thêm 1 lúc thì biết hình như chỉ biết mỗi cái tựa “Trăng chiều”, ngoài ra không biết gì khác. Nói chuyện thêm 1 lúc nữa sẽ lòi ra chúng nó còn thích cả Chế Thanh, Vinh Sử! 😅

Bởi mới nói, chính là do “ngu dốt” nên người ta có được cái “can đảm” ghê gớm, không phân biệt được vàng và c…t nhưng vẫn làm như hiểu biết lắm, và tìm cách áp đặt nó lên người khác! Tất cả những vấn đề về thẩm mỹ, học thuật: sách, nhạc, thi ca, etc… đều là chuyện rất cá nhân, người ta âm thầm đọc, âm thầm nghe để đào luyện bản thân, không oang oang la lên cho người khác biết, không mua về chưng lên Face để chứng tỏ, đó là kiểu tác phong thị trường, hay còn gọi là “hàng chợ”! Tôi, bất đắc dĩ, phải nói thế, để họ biết dốt mà tự xem lại!

giãn cách, 4

ơn 30 năm trước, ở một làng nghèo ven biển miền Trung cũng y thế! Tờ mờ sáng, bà thím tôi đội cái thúng mang 50 trái ổi ra chợ, chia thành 5 rổ nhỏ, mỗi rổ 10 quả, cố tình phân bố những quả tốt và những quả xấu đều khắp cả 5 rổ. Người mua có quyền chọn một trong 5, mua nguyên chục, không được chọn từng quả riêng lẻ… như thế để bảo đảm rằng dù tốt hay xấu thì vẫn sẽ bán được! Rồi tuỳ từng thời điểm trong năm sẽ điều chỉnh, có khi một chục 8 quả, có khi một chục 12 quả.

Chợ quê có rất nhiều cái “lệ” mà người ngoài sẽ cảm thấy kỳ quặc và khó hiểu, phải sống ở đó một thời gian rồi mới thấy nó “hợp lý”! Ở đây, chúng ta thấy dấu vết của một kiểu văn hoá, một thời kỳ… “tiền công nghiệp”, cả khu chợ gần như không có cái cân nào, tất cả những đơn vị trao đổi đều rất cảm tính! Nhưng chính vì không có cái cân nào nên mới… “cân” được “lương tâm” của người mua kẻ bán! Ở hướng ngược lại, ở một thời đại khác, đâu đâu cũng có cân để… “hợp thức hoá” sự gian lận! 😅

giãn cách, 1

ồi sẽ có những cảnh dở khóc dở cười cho mà xem! Về mặt luật là rất sai, vì không thể chứng minh đi có “lý do chính đáng” hay không! Dù là người ta mặc đồ “thể dục” đó, nhưng ai cấm họ đi mua lương thực, lấy căn cứ đâu để phạt!? Không thể ra luật mà không bảo đảm được cách thi hành chính xác! Chẳng bằng quy định hẳn hoi: giãn cách xã hội 14 ngày, cho phép mỗi người ra đường luân phiên 2, 3, 4 ngày gì đó trên tổng số 14, cứ lấy ngày sinh trên CMND làm cơ sở tính toán (là phép toán modulo thôi mà)! Ra ngoài muốn làm gì cũng được, đi chợ, đi chơi, đi dạo… không cần phải suy diễn, luật không thể dựa trên những suy đoán cảm tính!

Giả sử cho phép bốn ngày ra đường một ngày, tôi sinh ngày 19, hôm nay là ngày 10, 19+10 = 29 chia 4 dư 1, nên phải ở nhà, phải đợi đến ngày 13, 19+13 = 32 chia hết cho 4, mới được đi ra ngoài, đi chợ, tranh thủ hít thở, vặn vẹo gì là quyền của tôi, cứ như thế 4 ngày một lần. Nhà nước kiểm soát con số 4 này, là 2, 3, 4, 5, 6… có thể thay đổi tần suất tuỳ theo mức độ căng thẳng của tình hình! Việc thiếu hệ thống thông tin, các phương tiện giám sát, và các hệ thống điện tử còn lâu mới hoàn thiện, thì vẫn có những cách điều phối đơn giản nhưng hiệu quả! Quan trọng là: “luật” không phải là “đạo đức”, chả phải chứng minh “chính đáng” với “không chính đáng”!

sư, sĩ, công

ên chia ra làm 3 hạng: sư / sĩ / công rõ ràng, trong mỗi hạng lại phân chia thành nhiều hạng con! Đa số “người hát” hiện tại, như kiểu Mr. Đàm… nên gọi là “ca công – thợ hát”! Số có thể gọi là “ca sĩ” ở VN hiện tại có độ 4, 5 người gì đó! Số đáng gọi là “ca sư” thì suốt lịch sử xưa nay e là chỉ có vài người! Còn số “đờn ca nhạc nhậu” thì không kể, vẫn còn chưa được tính là “công”, vì “công – thợ” cũng phải học hành, rèn luyện vài năm, từ thợ bậc 1 lên thợ bậc 5 cũng mất cả chục năm có dư!

Rõ ràng như thế thì xã hội nó mới không loạn! Như thời chiến ngày xưa, “văn công” không hề tầm thường chút nào nhé, có khi còn hơn hẳn cái gọi là “ca sĩ” bây giờ! Ở mặt khác, chúng ta có: nhạc sư, nhạc sĩ, nhạc công, cũng là 3 hạng hoàn toàn khác biệt! Kiểu như ngồi trong toilet mà đẻ ra hàng trăm bài na ná như nhau, không có sáng tạo khác biệt, thì chưa thể gọi là “sĩ” được, cùng lắm chỉ có thể gọi là “công” mà thôi! Còn “sư” thì khắp lịch sử xưa nay, e là cũng chỉ có đôi ba người xứng đáng! 😅

panem et circenses

hủ tướng nói rồi, khu cách ly phải có wifi cho người dân giải trí, lúc này mà có thêm 5, 7 vụ livestream đấu tố nữa thì hay biết mấy! “Panem et circenses, bánh mì và giác đấu” mà, người dân cần như thế! Còn em thì cần “boat and rice, gạo và thuyền” thôi, tiếc là lúc này chỉ có “gạo”! Xóm lao động nghèo chỗ em, vì dịch bệnh mà trở nên “ngoan” hẳn, nhà nhà đóng cửa, không còn ai tụ tập nhậu nhẹt, hát hò gì nữa! Nên ai đó có nói, với dân tộc như VN, nghèo đói đôi khi lại là phúc phần! Vì chỉ cần hở ra kiếm được 100 ngàn/ngày là thế nào tối đó cũng túm tụm nhậu nhẹt! Xưa được dạy ăn uống là việc trong nhà, không trưng ra cho người ngoài xem. Nhưng giờ họ có cái nhu cầu chứng minh ta đây “sang chảnh”…

Hay ít nhất là ta đây vẫn “còn sống”, còn có “tiếng nói”, thế nên ăn nhậu hát hò trở thành nét (phi) văn hoá! Dần dà trở thành thói lưu manh, xem đó như cách thể hiện sự tồn tại của mình! Càng thể hiện, càng cho thấy bên trong trống rỗng, ngô nghê và bất ổn! Giới bình dân như thế, giới “có học” cũng chả khác được là bao! Tìm cách che phủ mình với đủ thứ “triết học, lịch sử, văn hoá”, làm một đống hoả mù lên như thế, người không biết cứ tưởng là ghê gớm, người biết thì cười khẩy: đám tào lao giả bộ nhiều chữ, kỳ thực “công phu” không có, chữ nó chưa thấm được vào người! Vì chữ không thấm vào người nên đến lúc bộc lộ ra thì toàn “sh…”! Nên có một thời gian trầm lắng cũng tốt, tự quán chiếu bản thân xem sao!

tán-học

uất hiện vô số nhà Tán-học, phân tích quy luật, diễn giải số liệu! Em đi coi phim, chả buồn đọc! Chiến lược đối phó với dịch bệnh vẫn nhất quán từ đầu cho đến hiện tại: truy vết, cách ly, hy sinh kinh tế, mua thời gian để… chờ vaccine! Thế nên các bác Tán-học có nói gì cũng thế thôi!

Ở mặt tích cực, có thể thấy số ca nhiễm vẫn tăng/giảm tuyến tính, chưa có dấu hiệu bùng nổ tổ hợp! Với việc tăng năng lực xét nghiệm lên 1 triệu test/ngày thì cứ việc đắp mương, tát nước để bắt cá thôi! Tất cả những suy nghĩ về “sống chung với lũ” vẫn là “premature” ở thời điểm hiện tại!

Học toán vì điều gì?

oán cũng như âm nhạc, là một loại “ngôn ngữ”, là cách chúng ta tìm hiểu, phản ánh, biểu diễn thế giới xung quanh. Một đứa trẻ lớn lên luôn có sự tò mò về những thứ quanh nó, nó tìm hiểu, đo đạc, ước lượng, tìm cách kết nối các sự việc rời rạc thành quy luật, nó không ngừng khám phá ngoại giới, xây dựng bản vẽ, mô hình. Khởi đầu từ những tập từ vựng và ngữ pháp đơn giản, dần dà xây nên hệ thống ngôn ngữ phức tạp! Ai đã học kỹ số học cấp 2, cấp 3, sẽ hiểu một điều là: những trò “numerology”, cái gì mà “Thần số học”, nhẹ thì có thể bảo là chơi đùa, nặng thì có thể nói là lừa bịp! Cũng như thế, nếu xem âm nhạc là một ngôn ngữ, thì bolero là ngôn ngữ của học sinh tiểu học! Nên với cái “não trạng” như thế, không ngạc nhiên gì khi đám “bolero”, “numerology” tự xem mình là “đỉnh”, tự khoác lên cái vẻ “cao sang” giả tạo!

Đọc xong bài, thấy một điều, dù là tác giả nổi tiếng, đưa ra nhiều ví dụ, luận điểm hay ho, nhưng ông chưa trả lời câu hỏi học toán vì điều gì!? Ông ấy vẫn xem Toán là môn hàn lâm chết cứng, ông ấy đã quên cái thời ông ấy còn là một đứa trẻ, tìm cách đo đạc, ước lượng, tìm cách xây dựng mô hình về thế giới xung quanh! Học Toán là vì cái lý do nội tại, tự thân ấy mà thôi, những chuyện khác như ứng dụng thực tế, đóng góp xã hội, đều là hệ quả! Có rất nhiều người hiểu và chia xẻ các giá trị toán học trong cuộc sống! Nhưng số người bước vào ngành toán thì rất ít! Số có khả năng đi con đường Toán lý thuyết, chỉ đếm trên đầu ngón tay! Không nên có cái tham vọng truyền “đam mê toán” đến với đa số quần chúng, chuyện đó đơn giản là không thể, số đông không thể hiểu cái mà họ bên-trong-không-có, nhất là thời buổi nhiễu loạn như hiện tại!

đậu mùa

ên bớt xem ngôn tình, nên đọc lịch sử nhiều hơn! Việc tìm ra những dạng vaccine sơ khai đầu tiên, Trung Quốc là nước sớm nhất trên thế giới, ngay từ những năm 16xx, theo lệnh của Khang Hy đế, đã tiến hành “chủng” đậu mùa trên gần như là toàn quốc, tiến đến xoá sổ căn bệnh này! Nhưng dĩ nhiên, họ không dạy cho Việt Nam cách “chủng”, nên đậu mùa vẫn hoành hành ở VN mãi… 300 năm sau, ít nhất là đến những năm 195x!

Thuận Trị đế chết vì đậu mùa, Hiếu Trang hoàng thái hậu có nhiều lựa chọn kế vị, nhưng đã chọn Khang Hy vì ông ta là một đứa trẻ khoẻ mạnh, và quan trọng nhất là: đã từng nhiễm đậu mùa và đã qua khỏi! Lịch sử đã chứng minh đó là sự lựa chọn đúng đắn, hiếm có vị hoàng đế TQ nào giỏi giang, ham học hỏi như Khang Hy, cùng với cháu nội mình là Càn Long, đã tạo dựng nên một giai đoạn phồn thịnh rực rỡ gọi là “Khang – Càn thịnh thế”!

Nói theo ngôn từ hiện đại thì vaccination và variolation là hai khái niệm tuy có liên quan nhưng khác nhau! Ghi chép văn bản đầu tiên về các phương pháp “chủng” ở TQ xuất hiện khoảng 1499, đã được áp dụng vào thời Minh, phát triển rộng rãi thời Thanh, là phương pháp chủ động nhiễm bệnh nhẹ để sinh kháng thể! Phương pháp có tỉ lệ tử vong dưới 2%, dù vậy cũng đã là “cứu tinh” nếu so với tỷ lệ tàn khốc 20 ~ 30% nếu để dịch bệnh xảy ra!

Từ nguyên, Chủng – nghĩa là gieo, trồng, cấy (Đường thi – Giả Đảo – Tuyệt cú: Phá khước thiên gia tác nhất trì, Bất tài đào lý chủng tường vy – 破卻千家作一池,不栽桃李種薔薇。。。). Nghĩa phái sinh trong y học cổ truyền tức là lấy một mẫu bệnh phẩm nhỏ của bệnh nhân, tán nhỏ, hít vào theo đường hô hấp, hoặc rạch da, cấy vào theo đường máu, nguồn gốc của những từ như “tiêm chủng”, “chủng ngừa” ngày nay!

Như vậy có thể thấy, hơn 300 năm trước, bằng các quan sát, phương pháp thuần tuý thực nghiệm, chưa có các cơ sở khoa học hiện đại như ngày nay, TQ đã tiến hành “chủng ngừa” cho phần lớn dân số! So ra với thời hiện tại, ngay cả ở những nước văn minh phát triển, vẫn có đến khoảng 20% dân số mang tâm lý anti-vaccine… Dĩ nhiên, đánh vào những nỗi sợ hãi bản năng, tự nhiên của con người vẫn hiệu quả hơn là một sự tiếp cận lý tính!

AIS – 2

heo dõi công nghệ AIS (automatic identification system) cho tàu bè nhiều năm qua, giá giảm dần (1000, rồi 500…) thiết bị trở nên nhỏ gọn hơn, và quan trọng là mức tiêu hao năng lượng cũng giảm (5W, rồi 2W). Giờ thì ngay cả một chiếc kayak cũng có thể nghĩ đến việc trang bị AIS.

Gần giống hệ thống nhận diện địch/ta (friend or foe) trong quân sự, nhưng đơn giản hơn, cung cấp các thông tin cơ bản trên màn hình radar/định vị, ví dụ: “P/V Serenity, 4.8m, 1 person kayak” 😃 AIS có 2 loại: class A dùng cho tàu lớn, class B dùng cho tàu nhỏ, phải đăng ký mã định danh 9 số…