usa vs ussr

hủng hoảng con tin ở Beirut, 1985. Năm 1985, một tổ chức Hồi giáo cực đoan, một nhánh nhỏ của phong trào Hezbollah tại Ly-băng bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô tại thủ đô Beirut. Khi đội đặc nhiệm Alpha của KGB được gởi sang hai ngày sau đó thì một nhà ngoại giao đã bị khủng bố sát hại. Sứ quán Liên Xô tiến hành đàm phán bí mật, đưa ra các lời đe doạ từ nhẹ tới nặng:

+ Anh biết ko, các siêu cường không thích chờ đợi. Chúng tôi nói thả người, thì các anh phải thả! => khủng bố im lặng

+ Chúng tôi đang tập trận, tên lửa nhiều khi cũng bay nhầm, trục trặc kỹ thuật vẫn hay xảy ra! => khủng bố cũng im lặng

Ngay sau đó, nhóm Alpha bắt cóc một người cháu của kẻ chủ mưu, cắt đầu và thiến anh ta, gởi hai bộ phận đó đến trong một cái hộp. 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại được thả ngay lập tức sau đó! Từ đó, trong suốt 20 năm, khắp cả vùng Trung Đông, không ai dám bắt cóc các công dân Liên Xô nữa. Mãi hơn 20 năm sau, sự kiện 5 nhà ngoại giao Nga bị bắt cóc và sát hại tại Iraq năm 2006 (trước khi có thể tiến hành đàm phán). Putin ra lệnh “loại trừ’ những kẻ khủng bố bằng mọi cách, mọi giá.

Giới bình luận phương Tây nghi ngờ khả năng thực hiện lệnh này, vì Iraq năm 2006 không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga như trước. Thế nhưng bằng cách này hay cách khác, đến năm 2010, tất cả những ai có liên quan đến vụ sát hại các nhà ngoại giao Nga đều đã chết: bị bắt và xét xử, hay bị ám sát trong những hoàn cảnh không rõ ràng khác. Những sự kiện thực tế – facts, minh chứng cho những gì có thể làm bởi các cơ quan tình báo đối ngoại, không riêng gì nước nào.

Có những luồng ý kiến khác nhau về cách hành xử như thế. Một ý kiến cho rằng: như thế quá tàn bạo, quá khát máu, đánh khủng bố bằng những biện pháp tương tự, hay còn sắt máu hơn cả khủng bố. Đa số các cơ quan tình báo Tây phương đều cho rằng, đó chỉ có thể là Liên Xô và Nga, chứ phương Tây khó có thể làm như thế. Họ (phương Tây), trên một mặt nào đó, vẫn bị những “tiêu chuẩn lương tâm, đạo đức” chi phối và không thích tay mình dính quá nhiều máu (theo nghĩa đen).

Một ý kiến ngược lại: anh giết của tôi một người, tôi giết của anh một người, dù sao vẫn “công bằng”, và để ngõ khả năng hoá giải hận thù. Phương Tây không thích tay dính máu, họ thích dùng UAV bắn tên lửa từ xa hơn. Việc giết quá nhiều người vô tội, mà không có một đối tượng gây án cụ thể “có thể nhìn thấy” nào, dẫn tới việc các tổ chức khủng bố sẵn sàng hướng đến bất kỳ ai, dùng bất kỳ biện pháp nào để báo thù, và ngày càng trở nên điên cuồng hơn trong việc lựa chọn mục tiêu của chúng.