hq – 011





Ảnh 1: HQ – 011 trong lễ thượng kỳ, Ảnh 2: sea – trial ở biển Baltic, Ảnh 3: cạnh 2 chiếc Molnya tại Cam Ranh, Ảnh 4: HQ – 012 chuẩn bị về VN, Ảnh 5: 1 chiếc Molnya và 1 Svetlyak ở Trường Sa.

Cái này thì mọi người đều biết cả rồi, Gepard – class light frigate đầu tiên về tới cảng Cam Ranh tháng 3 vừa rồi, chính thức thuộc biên chế HQND VN với số hiệu HQ – 011 và tên Đinh Tiên Hoàng, chiếc Gepard thứ hai HQ – 012, Lý Thái Tổ sẽ về tới VN trong hơn một tháng nữa. Đây là hai chiến hạm “lớn” đầu tiên, thuộc loại được mang tên chứ không phải chỉ có số hiệu như các Molnya covrette. Trước sức ép của tình hình thực tế, các bác ấy đã bay sang Nga và ký biên bản nghiệm thu tàu trước một tháng so với lộ trình! Và cũng chưa bao giờ khẩn trương như thế khi nhà máy Ba Son cùng một lúc đóng mới 10 chiếc Molnya đã mua bản quyền từ Nga.

Việc nghiên cứu, đầu tư và làm chủ công nghệ không phải là điều dễ dàng, nhưng với cách làm mất (lưỡi) bò mới lo làm chuồng thế này thì chúng ta sẽ đi được tới đâu? Ai cũng hiểu là tàu thì cũng đã bắt đầu có rồi, nhưng cũng chỉ để “trưng” cho vui chứ chưa dùng được. Hệ thống huấn luyện điện tử giả lập (cho phép hơn 50 sĩ quan cùng một lúc thực hành trong điều kiện giống như chiến trận thật) mới về VN tháng 5 vừa qua, dĩ nhiên là không như chơi game, phải tập luyện 3 ~ 5 năm nữa thì số tàu kia mới bắt đầu có đôi chút giá trị, trọng lượng thực tế (riêng huấn luyện tàu ngầm thậm chí còn lâu hơn). Con bài chủ yếu để “mua thời gian” lúc này chính là không quân!

Nhưng vài chục chiếc máy bay hiện đại ở sân bay Thành Sơn và Đà Nẵng chưa phải là tất cả vấn đề, máy bay bây giờ hầu như đâu có ném bom nữa! Về vũ khí, VN có cái gì thì dĩ nhiên TQ cũng có cái đó: Switchblade (Ural – E), Termit (P – 20), Sunburn (Moskit)… nên cũng đành bỏ ra 300 M nữa để sở hữu công nghệ chế tạo Yakhont (Onyx), loại tên lửa Nga không bán cho TQ, chỉ bán cho Ấn Độ và VN. Chủ động được vũ khí riêng, vẫn còn một bước cuối: dàn phóng và điều khiển bắn cho Yakhont từ tàu chiến, máy bay hay tàu ngầm, cái này vẫn chưa làm được. Thế nên ngay lúc này chỉ có cách đặt hỏa tiễn trên bờ (Bastion – P) đợi “tàu lạ” vào gần chút thì may ra bắn trúng mà thôi!

Vấn đề không nằm ở công nghệ hay chiến lược, chiến thuật, và cũng không hẳn là chuyện tiền nong. Nếu mỗi chiếc Đinh Tiên Hoàng như thế này có giá khoảng 125 ~ 150 M thì riêng một vụ Vinashin đã ăn hết 25 ~ 30 đời vua Đinh rồi, chưa kể hàng loạt những vụ khác. Nghe giống như chuyện Từ Hi thái hậu dùng ngân sách tu bổ, nâng cấp Bắc Dương hạm đội để xây Di Hòa viên, dẫn đến việc hạm đội này trở nên lạc hậu và thất bại thảm hại trước hải quân Nhật Bản 10 năm sau đó. Nếu từng chuyện nhỏ đã không đúng thì chuyện lớn chẳng thể nào đúng được, mà thực tế văn hóa, xã hội VN như hiện tại là đang ở trong tình trạng: không có gì đúng cả, từ chuyện nhỏ đến việc lớn!