cừu đen

hương trình phim ảnh cuối tuần… 🙂 Tháng 6, 1941, nước Đức Phát-xít tiến hành chiến dịch Barbarossa đưa quân vào lãnh thổ Xô-Viết, quân đội LX thiếu chuẩn bị, nhanh chóng gặp nhiều thất bại và buộc phải rút lui, lần lượt phải bỏ cả Kiev, bỏ Kharkov (Ukraine bây giờ)… một trại giam được lệnh sơ tán về tuyến sau.

Trong trại toàn thành phần bất hảo, như người ta thường nói, các con “cừu đen” giữa bầy cừu trắng! Trong khung cảnh hỗn loạn của chiến tranh, một số tù nhân vượt ngục, họ bị kẹp giữa 2 bên: một bên là NKVD truy lùng tội phạm, và bên kia là quân Đức xâm lược! Những “cừu đen” này sẽ hành động như thế nào trước thời cuộc!?

tháng sáu

hào tháng 6 với khúc nhạc cổ điển Nga – Pyotr Tchaikovsky: Barcarolle – Chèo thuyền, 1 phần trong tác phẩm 4 mùa, 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng của năm: Thuyền ai trôi xuôi dòng sông tháng Sáu nhấp nhô cánh buồm. Cánh buồm gió xuôi, mái chèo lướt vui. Một bờ sông xanh, một vùng mây trắng lững lơ cuối trời…

Bến sông nắng ngời, bóng cây bóng người, gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời… Tình yêu của tôi trào dâng như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé… Dòng sông êm trôi thuyền ai nhẹ lướt gió căng cánh buồm, bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi, đến đây với tôi cánh buồm đỏ thắm xa vời!

propaganda

ột thoáng tưởng nhớ đến Dmitri Hvorostovsky, nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga, một baritone cổ điển hàng đầu của nước Nga, một giọng ca mang đầy chất nam tính, với một bài hát cũng rất nam tính, nhạc nền bộ phim: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân huyền thoại:Anh xin dù một lần thôi, Buồn ơi, từ giã tạm thời hồn anh. Để rồi như đám mây xanh, Sẽ bay về mái nhà lành của ta. Từ đây bay thẳng về nhà! Bờ ơi, xin hãy hiện ra, Dẫu là một thoáng đường xa mỏng mờ. Bờ ơi, hiền dịu đợi chờ, Giá mà bơi được bây giờ thì hay. Giá mà bơi được đến mày…

Đám CS “ngu ngốc”, “nhồi sọ” dân chúng bằng cái loa phường, phải thông minh như TB kìa, phải phát minh ra băng đĩa, internet, để con đen tự mua về, tự chìm trong một đống cxx, rồi tự cho rằng mình hiểu biết, như thế mới là tuyên truyền chuyên nghiệp! Nên mới nói, thông tin chưa phải là kiến thức, âm thanh chưa phải là âm nhạc, phương tiện càng hiện đại thì sự u mê của tâm hồn càng lớn, cứ nhìn MXH tràn ngập những thể loại “cẩu lương”, “cẩu tiếu” bây giờ là rõ! Chú thích, cẩu lương: lương thực cho chó, cẩu tiếu: kiểu khôi hài cũng dành cho chó! 😅

troika

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài dân ca Nga – Troika… là loại xe tam mã đặc trưng của Nga, do 3 ngựa kéo, chúng được huấn luyện để con ở giữa chạy nước kiệu và 2 con 2 bên chạy nước đại, cấu hình này giúp xe chạy nhanh nhưng vẫn ổn định. Kiểu thắng ngựa này là đặc trưng riêng của Nga, không nơi đâu khác có!

Nên từ đó, từ “troika” mang một nghĩa phái sinh mới, là một “bộ 3” được thiết kế chuyên biệt để phối hợp, làm việc chung với nhau, để cùng “kéo” một “cỗ xe”, ví dụ như “European troika”… Thường không thích nghe Ivan Rebroff lắm, nhưng trong bài này cũng thật tuyệt, nhất là đoạn cuối, xuống thấp như một oktavist thực thụ!

nhạc vs. nhẽo

hương trình âm nhạc cuối tuần, về nhạc Nga – Liên Xô, phần lớn người Việt chỉ biết một vài bài kiểu như: Đào vừa ra hoa, người ta mới kêu là hoa đào, mấy em làm đêm, người ta cũng kêu là đào 😀, mà không biết rằng, một dân tộc mạnh mẽ, sinh động là họ sẽ có những loại âm “nhạc” đích thực, éo phải những kiểu “nhẽo” như ở cái xứ Vịt: Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi, nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi yêu… Nghĩ đi nghĩ lại chẳng thế éo nào mà hiểu được, người ta tới đặt vào tay khẩu súng, bảo bắn vào nhà mày đi, ấy thế mà vẫn làm được!

Trong một thời cuộc biến động dữ dội, không phải ai cũng có đủ sức mạnh nội tại để có thể lựa chọn cho mình một lập trường, chuyện đó có thể hiểu được! Và sâu xa hơn, quan điểm mỗi người một khác, anh có quyền có suy nghĩ khác biệt, chuyện đó hoàn toàn cũng có thể hiểu được! Chuyện tự bắn vào nhà mình có thể rồi cũng sẽ tha thứ được, nhưng chuyện không tha thứ được chính là đẻ ra một thứ “nhẽo” dở thúi, bệnh hoạn, tào lao như thế, tự đùn ra một đống c… gọi là bolero rồi còn ngồi đó tự bốc thơm, tự huyễn hoặc, tự hoang tưởng mình là một cái gì đó! 😢

crimea

uốt mấy thế kỷ vừa qua, Nga và Anh có một vài khúc mắc dai dẳng, dẫn đến một sự đối đầu trường kỳ Nga – Anh và tiếp theo đó là Nga – Mỹ, những khúc mắc này đều là do lịch sử để lại! Nó không thường trực nhưng vẫn luôn ngấm ngầm tồn tại, như vụ đánh nhau của cổ động viên bóng đá – hooligan Nga – Anh tại Pháp, Euro 2016: vài trăm “tay đấm lực lưỡng” Nga được “tổ chức tốt” đã “tấn công” hàng ngàn cổ động viên Anh. Nước Anh có vị trí địa lý đặc biệt, vừa là đảo quốc, vừa có lực lượng hải quân hùng mạnh, không chịu cảnh “sông liền sông, núi liền núi” nên trong các vấn đề “lục địa”, quan điểm của họ luôn cứng rắn (vì có phải chịu đe doạ trực tiếp đâu mà không cứng?) Trở lại với thế kỷ 19, Đế chế Ottoman bước vào giai đoạn suy tàn, được gọi là “Bệnh nhân của châu Âu”.

Tương tự như cách người ta gọi “Đông Á bệnh phu” vậy, một sự suy tàn chậm, nhưng chắc chắn, khó lòng cứu vãn! Điều này cả châu Âu đều thấy rõ, và họ không muốn Nga nhân cơ hội đó mà bành trướng, làm mất cân bằng cân bằng ở châu Âu. Tại trận hải chiến Sinop, đô đốc Pavel Nakhimov đại phá hạm đội Ottoman! Điều đáng nói đây là trận hải chiến đầu tiên sử dụng đạn “trái phá”, loại đạn “nổ 2 lần” chứ không phải chỉ đơn giản là một quả cầu sắt như trước, gần như toàn bộ hạm đội Ottoman chìm sạch, và cũng từ đây, bắt đầu khép lại thời đại của tàu buồm vỏ gỗ! Nhưng đó cũng là trận thắng sau cùng của đô đốc Nakhimov, chỉ một năm sau đó, Liên minh Anh, Pháp và Thổ, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, về “ý thức hệ”, đã bắt tay với nhau chống lại Nga và đổ 180K quân vào Crimea!

Châu Âu hiểu rằng, dù họ ghét Thổ, họ buộc phải giúp Thổ, nếu không cái thế vạc 3 chân này sẽ đổ! Bài học Napoleon vẫn còn đó, Liên minh Anh-Pháp-Thổ không dại dột tiến sâu vào lãnh thổ Nga, họ chỉ đặt mục tiêu chiếm đóng Crimea! Liên quân 3 nước phải mất đến một năm vây hãm ròng rã mới chiếm được Sevastopol, mất tròn một năm mới đi được… 60km! Phòng thủ bởi đô đốc Nakhimov, người vừa là đô đốc, vừa là thị trưởng thành phố! Phía Nga dù ít người hơn nhiều, đã tổ chức phòng thủ kiên cường, đô đốc Nakhimov và các sĩ quan cấp cao đều tử trận. Cả 2 bên Nga và Liên minh đều kiệt quệ trong cuộc chiến này, chưa bao giờ lại có nhiều người chết như vậy! Chưa bao giờ máu đã đổ nhiều đến như vậy, với sự xuất hiện của các loại súng, đạn, khí tài chiến tranh mới!

Tính toàn cuộc chiến, phía Nga thiệt hại đến 450K binh sĩ, phía Liên minh không ít hơn 220K. Sau trận chiến này, nước Nga phải đóng cửa suy nghĩ, phải cải cách hành chính, phải đổi mới tư duy, thay đổi xã hội và công nghệ để có thể trở nên mạnh hơn! Một dịp khác của lịch sử khi người Anh lại can thiệp vào nội bộ của nước Nga, đó là sau CMT10, liên minh các nước đổ vũ khí và trang bị cho phe Bạch vệ để chống lại Hồng quân, một lần nữa cũng qua đường Crimea! Rồi đến Thế chiến 2, Crimea là lại trở thành vùng đất đẫm máu trong đối đầu Xô – Đức, với hàng trăm ngàn lính thiệt mạng! Nên vấn đề Crimea và Donbass, người Nga đã, đang và sẽ luôn cứng rắn! Và cái dấu vết lịch sử nhiều lần Tây Âu can thiệp vào chuyện “sân nhà” của nước Nga vẫn còn đó, không phải chỉ một mà nhiều lần!

alexander-3

uối thế kỷ 18, đầu TK 19, ngôn ngữ chung tại cung đình Nga là tiếng Pháp, không bao lâu sau thì Sa-hoàng Alexander-1 truy kích Napoleon đến tận Paris! Cuối TK 19, đầu TK 20, tầng lớp tinh hoa của Nga toàn nói tiếng Đức, chuyện sau đó thì mọi người đã biết rồi, năm 1945 đánh vào tận Berlin. Ngày nay, cuối TK 20, đầu TK 21, hình như người Nga đang học tiếng Anh, và vẫn học hơi chậm… 😅😅😅 Đó là một thực tế lịch sử, sự đối đầu Đông – Tây lưỡng cực ở châu Âu là điều có thật, không phải bây giờ mới có, mà đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước! Nhưng đó là chủ đề rất dài khác, sẽ tiếp tục đề cập đến sau!

Học hỏi, tiếp thu, tự làm mới, tự thay đổi bản thân, tự vấn, tự phản ảnh bản thân, đó là những điều một dân tộc tỉnh táo, cầu tiến tất phải làm! Trong một không gian hoàn toàn khác là ở VN, người lạc quan thì học tiếng Anh (mà e rằng nếu đã nhìn rõ bản thân thì cũng khó mà lạc quan lâu được), người bi quan thì học tiếng Tàu… còn người thực tế nên học tiếng Nga, ý tôi là học cái văn hoá thích ứng, tự lực, tự cường của họ! Chú thích ảnh: Putin khánh thành tượng Sa-hoàng Alexander-3 ở Crimea năm 2017, người mà ông ta (Putin) rất ngưỡng mộ, phía dưới là dòng chữ: nước Nga chỉ có 2 đồng minh: một là quân đội, hai là hạm đội!

không thiếu máu…

ưng Đạo đại vương đã nói rồi, đại ý là: nếu thấy quân nó kéo tới như lửa như gió, thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì mới đáng lo ngại, phải có toan tính, chuẩn bị lâu dài! Tình hình Ukraine gợi nhớ lại ai đó đã nói trước đây, cái gì mà: “không thiếu máu, chỉ thiếu tiền” (N.V.Thiệu), đúng khôi hài 😃! Cái sai của Ukraine không phải là chọn sai phe, hay định hướng sai, ở đây chả có gì liên quan đến “ý thức hệ”!

Cái sai của Ukraine là muốn dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại một thế lực khác, sai chính là không tự nhìn rõ vị trí, bản chất, và nội lực của bản thân, vọng tưởng muốn đổi thay, muốn khác biệt nhưng dựa vào những toan tính thiếu thực tế! Mà điều này thực ra ai tỉnh táo nhìn vào thấy ngay: phát ngôn cuồng loạn, hành động bột phát, bạo tàn, lúc nào cũng hoang tưởng: tôi là một cái gì đó, nhưng lại không cho thấy bản thân có thể xác lập nên được giá trị gì!

77 years

hững hình ảnh của 77 năm trước vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhiều thế hệ, có thể kéo đến phút thứ 11 để xem trực tiếp, Nguyên soái Zhukov (reviewer) cưỡi trên lưng một con ngựa trắng thuộc giống Tersk, và Nguyên soái Rokossovsky (reviewee) trên một con ngựa đen, đó mới đúng là hình ảnh của những con ngựa chiến xưa. Hơi nhỏ hơn một chút so với giống Thoroughbred thường thấy trong thể thao và phim ảnh ngày nay. Nói về tầm vóc, sức mạnh, tốc độ thì Thoroughbred đúng là vô địch, nhưng trong chiến tranh người ta vẫn chuộng các giống ngựa nhỏ hơn chút, không mạnh mẽ và nhanh nhẹn bằng, nhưng lỳ và liều hơn trong thực chiến.

Zhukov, ông ấy là một kiểu cứng đầu bản năng, chỉ lý trí chứ không chịu khuất phục bất kỳ quyền lực nào, kể cả trước Stalin! Chính nhờ Zhukov nên mặc dù quân đội Xô-viết mắc nhiều sai lầm, họ vẫn giữ được một cái đầu lạnh và những tính toán chiến lược đúng đắn để có thể đi đến thắng lợi sau cùng! Muốn hiểu rõ nhiều chuyện, tìm đọc kỹ hồi ký 3 tập: “Nhớ lại và suy nghĩ” của Zhukov, đương nhiên vì những lý do thời cuộc, đôi khi vẫn phải đọc “giữa các dòng chữ”! Lịch sử phức tạp nhiều chuyện, cần phải tìm hiểu rất nhiều, chứ không phải đọc một vài cuốn tào lao ba láp, ba xu rẻ tiền kiểu “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”, hay “Đêm giữa ban ngày”… mà cho rằng mình hiểu lịch sử!

spies

iải trí cuối tuần, series phim truyền hình Nga – Điệp viên… một trường đào tạo điệp viên dành cho nữ vừa được mở ra ở Kiev, Ukraine! Các cô gái “theo học” ở đây mỗi người đều có một hoàn cảnh, một nền tảng khác nhau! Còn chưa kết thúc khoá học thì chiến tranh đã ập đến, bài tập tốt nghiệp, không còn cách nào khác, cũng chính là nhiệm vụ đầu tiên: nhảy dù vào vùng địch tạm chiếm, tìm cách liên lạc với một nhà vật lý hạt nhân và đem ông ta về!

Và nếu không thể đem về “phe ta”, thì cũng không để một tài sản trí thức quý như thế lọt vào “tay địch”. Hai nhân vật nữ chính, Velichko, chiến thuật gia – chief tactician, học vấn kém, nhưng rất giỏi ứng biến, hành động thực tế, và Prozorovskaya, chiến lược gia – chief strategist, học vấn, lý tưởng, rất giỏi mưu tính, kế hoạch. Hai cô gái, hai cá tính, hai số phận hoàn toàn khác nhau nhưng phải cố gắng thích ứng, hợp tác với nhau đề hoàn thành nhiệm vụ…