poltava, 1712

oltava, 1712, được đặt tên theo trận đại thắng tại Poltava, Ukraine chỉ mới 3 năm trước đó! Con tàu 1200 tấn, 54 súng này cũng do Peter trực tiếp giám sát thi công và trong một vài dịp, làm thuyền trưởng. Những chiến hạm của nước Nga đương thời thường chỉ 50 ~ 60 súng, mãi hơn 50 năm sau mới bắt đầu đóng những chiến hạm hạng nhất 100 ~ 120 súng! Không phải vì họ không đóng được tàu lớn hơn mà đơn giản vì những vùng như biển Đen, biển Baltic thường cạn, địa hình đáy biển phức tạp, thời tiết thất thường, những chiến hạm quá lớn không hoạt động hiệu quả, và trong tác chiến, điển hình như trận Hải chiến Gangut, rất dễ bị các tàu galley chèo tay, nhỏ, yếu nhưng đông hơn và linh hoạt hơn đánh bại!

Cần phải nói về các “vai diễn” khác nhau mà Peter đóng trong lục quân và hải quân, đôi khi ông ấy đóng vai thuỷ thủ, đôi khi pháo thủ, đôi khi là thuyền trưởng! Điều này được những người thân cận với Peter như đô đốc Fyodor Apraksin tận dụng triệt để! Nếu thảo luận với thuỷ-thủ-Peter về thiết kế tàu, về chiến thuật trên biển thì Apraksin sẽ bảo vệ quan điểm của mình, cãi nhau đỏ mặt tía tai! Nhưng nếu bàn bạc với Sa-hoàng-Peter thì Apraksin sẽ ngoan ngoãn chấp hành! Cũng phải nói thêm rằng, Peter luân chuyển giữa những “vai” khác nhau, và “diễn” như thật: từ y phục, cách xưng hô cho đến ngôn từ trên giấy tờ, tất cả đều theo đúng “chức vụ & cấp bậc”! Điều này thường chỉ thấy ở “thiên tài” hoặc “điên loạn”! 😅

goto predestinatsia

au khi ở Hà Lan học nghề mộc được vài tháng, Peter – 1 vượt biển sang Anh quốc, và được vua nước Anh, William – 3 đón tiếp nồng hậu nhưng không nghi lễ, vì Peter du hành ẩn danh – incognito! Động cơ lớn nhất của Peter khi sang Anh là… các bản thiết kế thuyền! Mặc dù ông rất hâm mộ tay nghề đóng thuyền của các nghệ nhân Hà Lan, Peter nhận thấy rằng nó vẫn thiếu tính hệ thống, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, thiếu bản vẽ chính xác và tài liệu kỹ thuật chuẩn hoá! Nhà vua Anh tặng Peter – 1 chiếc du thuyền nhỏ làm quà, và chính chiếc thuyền này đã chở về Nga cả trăm chuyên gia, kỹ sư mà Sa – hoàng thuê được, đương nhiên phải trả một mức lương hậu hĩnh thì người ta mới chịu sang Nga làm việc! Chỉ hai năm sau thì Peter hoàn thành con tàu 58 súng Goto Predestinatsia, được xem là ship – of – the – line đầu tiên của nước Nga, được đóng hoàn toàn bằng “công nghệ” nội địa, bây giờ là con tàu bảo tàng ở Voronezh!

Nhân tiện nói về thuật ngữ ship – of – the – line, line ở đây là line – of – battle, đội hình hải chiến phổ biến nhất là một hàng dọc, hai bên tiếp cận nhau bằng hai hàng song song và đấu súng! Chiến thuật một hàng dọc là phổ biến nhất trong hải quân, thậm chí đến cả thời hiện đại, Hải chiến Hoàng Sa, 1974 cũng bày đội hình một hàng dọc! Không có định nghĩa rõ ràng một con tàu như thế nào là được xem là ship – of – the – line, nhưng thường là phải trên 50 súng! Đội hình hàng dọc bảo đảm một điều là nếu tàu nào không chịu nổi hoả lực của đối phương thì có thể… bỏ hàng và… chạy! Nhưng cũng vì vậy mà các trận đấu theo chiến thuật này thường có kết quả không rõ ràng vì các tàu có xu hướng bỏ, dạt hàng! Để khắc phục điều này, ở trận Trafalgar, đô đốc Nelson đã sử dụng đội hình hai hàng dọc, để khoá các tàu của đối phương và của chính bản thân mình vào thế trận đan xen, bắt buộc phải đấu tới bitter – end, thắng bại rõ ràng mới thôi!

tsar – carpenter

hủ nhật nào cũng vậy, Ivan Artemist Brovkin tiếp con gái là Alekxandra và chàng rể đến ăn trưa tại ngôi nhà gạch mới xây ở phố Ilinka. Artemist goá vợ ở vậy. Người con cả là Aliosa vắng nhà, bận đi tuyển lính cho các trung đoàn. Lão còn ba người con trai nữa: Yakov phục vụ trong hải quân ở Voronez; Gavrila du học ở Hà Lan tại các xưởng đóng tàu. Còn người con út Artamon, hai mươi mốt tuổi, ở nhà thảo và đọc thư từ, giữ sổ sách kế toán cho bố. Artamon nói thông thạo tiếng Đức, dịch cho bố những sách về thương mại và đọc cho bố nghe chơi bộ Sử ký của Pufendorf. Ivan Artemist nghe và thở dài: Lạy Chúa, thế mà chúng ta sống ở tận cùng trời cuối đất, như lợn!

Ivan Artemist Brovkin trong truyện cũng gần giống như Roman Abramovich vậy, thương gia gốc Do-thái làm nghề cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội của Sa-hoàng. Ảnh bên dưới: tượng đồng Peter học nghề thợ mộc đóng tàu ở Zaandam, Hà Lan, ngày nay đặt ở trong sân toà nhà Bộ Hải quân, thành phố St. Petersburg! Peter – nhà vua – thợ mộc còn thành thạo hàng chục nghề khác nữa, bàn tay đầy vết thương và chai sạn… Trong ảnh chiếc xuồng có vẻ nhỏ so với người, Peter thực tế không quá to con nhưng lại có chiều cao khủng hoảng, lên đến 2.03 m, nên dù thường xuyên mặc quần áo thợ thuyền, lính tráng lùi xùi nhưng giữa đám đông vẫn không thể nào lẫn đi đâu được!

shtandart

oàn xe đến Koenigsberg vào buổi chiều tà, bánh xe lăn ầm ầm trên mặt đường lát đá sạch bong. Không có rào giậu gì cả, thật là kỳ lạ! Nhà cửa trông thẳng ra phố; từ đường, có thể với tay tới những khung cửa sổ dài, có ô kính nhỏ. Khắp nơi sáng ngời một thứ ánh sáng niềm nở. Cửa ngõ đều bỏ ngỏ. Người đi lại không chút sợ hãi. Người ta những muốn hỏi họ: làm sao mà các ngươi lại không sợ mất trộm nhỉ? Có thể nào ở thành phố các ngươi lại không có trộm cướp ư? Trong ngôi nhà thương nhân họ đến ở, cả ở đấy nữa người ta cũng không cất giấu thứ gì, đồ vật quý giá để ngay trước mặt. Phải là một thằng ngốc mới không lấy gì. Vua Piotr ngắm nhìn những bức tranh, bát đĩa và sừng bò rừng, nói thầm với Alexaska:

Hãy cảnh cáo tất cả mọi người thật nghiêm khắc rằng hễ đứa nào táy máy dù chỉ là một trang sức nhỏ ta sẽ sai treo cổ nó ngay ở cổng.Bệ hạ nói đúng. Myn Herz, chính thần cũng lo. Trong khi chờ cho họ quen dần, thần sẽ cho khâu kín tất cả các túi áo quần của họ lại! Vì, cầu Chúa che chở, khi họ mà đã rượu vào thì biết thế nào được… 😅 Trích đoạn tiểu thuyết Pie đại đế – tác giả Aleksey Tolstoy! Ảnh bên dưới: Shtandart, con tàu đầu tiên của hạm đội Baltic, do Sa-hoàng Peter trực tiếp giám sát thi công và đồng thời cũng là thuyền trưởng đầu tiên (ảnh thực ra là con tàu replica, 1999, đóng mới theo mẫu cũ). Con tàu chọn trang phục màu đỏ để tới dự dạ hội “Scarlet sail” trên sông Neva, St. Petersburg.

peter

hải đặt mọi chuyện trong bối cảnh của nó mới hiểu được bản chất ý nghĩa thật! Nước Nga Trung Cổ, 2 gia tộc Miloslavsky và Naryshkin của hai người vợ Sa hoàng Alexis đấu đá nhau, rất nhiều âm mưu, thủ đoạn hậu cung, từ đầu độc cho đến ám sát! Giới lãnh chúa, tăng lữ, chủ nô cùng với những lề thói in sâu cả nghìn đời không muốn thay đổi! Để khiến nước Nga thay đổi, để bãi bỏ những thói quen ngàn năm, để cất nhắc một người không dựa trên xuất thân mà chỉ dựa trên công trạng, cần phải có cái ý chí sắt đá như Peter mới làm được!

Phải một tay nắm tóc, một tay quất roi vào mông mới có thể kéo nước Nga – “vừa đi vừa khóc” thoát ra khỏi đêm trường Trung Cổ! Nếu nói về mức độ khốc liệt của những mâu thuẫn và vận động xã hội, của đấu đá chính trị, bè phái cung đình thì phim cung đấu TQ so ra, đúng là vô vị và nhạt nhẽo! Lịch sử thật sự của nước Nga còn ác liệt gấp trăm lần hơn thế! Nên chẳng cần phải xem phim đâu, hãy đọc lại lịch sử, quốc gia nào cũng có những chương thú vị riêng, nhưng riêng ku Nga thì mức độ khốc liệt có thể nói là lên đến gần như điên loạn! 😅

menshikov

enshikov vốn là một cậu bé bán bánh rán dạo trên đường phố Moscow. Một lần, vị Sa-hoàng nhỏ tuổi Peter trốn khỏi hoàng cung đi chơi gặp được, Menshikov dạy cho Peter những mánh khoé của lưu manh đường phố, ví dụ như làm thế nào để “hô biến” một đồng xu. Peter mê tít những “trò chơi” đó, và thế là Menshikov trở thành người hầu, ngủ dưới chân giường của nhà vua! Cũng giống như Hoà Thân với Càn Long vậy, Menshikov trở thành người giàu thứ nhì toàn Nga nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Sa hoàng. Peter biết rõ Menshikov tham nhũng, nhưng vì tình bạn thủa niên thiếu của hai người nên đã nhiều lần bỏ qua!

Menshikov còn thừa nhận thẳng thắn: bệ hạ biết rõ thần lớn lên trên đường phố, từ nhỏ thần đã ăn cắp, nên suốt đời thần ăn cắp! Nhưng khác với Hoà Thân chỉ biết nịnh bợ, Menshikov là người có năng lực tổ chức và làm được rất nhiều việc! Là một trong số ít những người thân cận với Peter lăn lộn trên công trường, đóng chiến thuyền, cùng lội bùn kéo pháo như một người lính bình thường nhất! Triều đại của Peter để lại vô số những chuyện “hoang đường” chưa từng có trong lịch sử: một cô gái nông dân mù chữ nhặt được trên đống rơm trở thành Hoàng hậu, một cậu bé bán hàng rong vớ được trên đường phố trở thành Tể tướng… 😅

alexis

ính cách Nga có một sự phân hoá lưỡng cực, tương phản giữa kỷ luật và phóng túng, kiên nhẫn và hấp tấp, nhẹ nhàng và mạnh bạo, tốt bụng và độc ác… một sự phân hoá mà người ngoài khó lòng hiểu được nếu không tìm hiểu kỹ về văn hoá, lịch sử nước Nga! Tính cách ấy do quá trình đấu tranh sinh tồn hàng ngàn năm mà tạo thành! Một ví dụ điển hình là Sa-hoàng Alexis-1, bố của Peter-the-great! Là người to lớn, khoẻ mạnh, điển trai, tính tình được mô tả là mềm mỏng, lịch sự, một nhân vật mà công hay tội cho đến nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi!

Có lần, đám đông dân chúng tập trung kiến nghị với Sa-hoàng Alexis về chính sách đúc tiền không hợp lý gây ra lạm phát! Nhà vua kiên nhẫn ngồi nghe người dân phản ánh, vui vẻ tiếp nhận đơn kiến nghị của họ, nhẹ nhàng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề! Đám đông được thể, càng lúc càng tập trung đông, hò hét phản đối, dùng lời lẽ khó nghe… Alexis sau đó vẫy tay nhẹ một phát, đội ngự lâm quân xông vào, chỉ trong phút chốc, 2000 (hai ngàn !!!) người bị tàn sát, không ai sống sót! 😅 Tính cách phân hoá lưỡng cực nên ai yêu thì rất yêu, mà ai ghét thì cũng rất ghét!

catherine-2

a hoàng Peter-1 băng hà, 1725, thời gian trước đó đã sửa luật, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, cho phép một nữ nhân được kế vị! Catherine-1 kế tục sự nghiệp mà Peter đã khởi đầu, mặc dù không biết đọc và viết, chỉ có thể ký tên đúng một chữ Catherine, nhưng chừng đó đã đủ để ký sắc lệnh thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga! Nền móng học thuật Nga đã bắt đầu từ một người mù chữ như thế! 😅 Triều đại Catherine-1 ngắn ngủi chỉ 2 năm, ngai vàng nước Nga sau đó luân chuyển qua nhiều người nhưng cũng chỉ là những quảng thời gian ngắn trước khi về tay Catherine-2. Catherine-2 vốn là người Đức, hôn thê của Peter-3, con trai của Anna Petrovna, cháu ngoại Peter-1!

Peter-3 nói tiếng Đức giỏi hơn tiếng Nga, ghét tất cả những gì thuộc về Nga và thần tượng tất cả những gì thuộc về Đức! Cộng với tâm thần, tính cách bất ổn, Peter-3 trở thành một hoàng đế xa lạ với các thần dân của mình! Catherine-2 thì hoàn toàn ngược lại, từ khi đến Nga năm 14 tuổi đã chăm chỉ học tiếng Nga, đọc sách lịch sử Nga, bà thậm chí còn học cả cổ ngữ Slavonic, loại ngôn ngữ cổ xưa chỉ dùng trong nhà thờ và các lễ nghi long trọng! Không có gì ngạc nhiên khi Catherine-2 phát động chính biến loại trừ Peter-3 để trở thành nữ hoàng thì đa số ủng hộ bà. Với đa số người Nga, có một người Đức mang tâm hồn Nga làm nữ hoàng vẫn tốt hơn có một người Nga mang tâm hồn Đức! 😅

Từ Catherine-1 đến Catherine-2, dù có một vài giai đoạn ngắt quảng, và nhiều lần chính sách của Peter-1 bị đe doạ đảo ngược, Catherine-2 là người đã bảo đảm quá trình văn minh hoá, hiện đại hoá nước Nga được tiếp diễn! Là một người vô cùng học thức, quan tâm tìm hiểu văn hoá Nga, Catherine-2 cũng là một người ngưỡng mộ nhiệt thành của Peter-the-great! Nước Nga qua các giai đoạn chưa bao giờ thiếu những nhà lãnh đạo tài giỏi, nhà Romanov đã tiến tới bãi bỏ chế độ nông nô, đưa kỷ nguyên Ánh sáng vào nước Nga, thậm chí đã có dự định thay đổi hiến pháp, biến Nga thành nước quân chủ lập hiến thay vì toàn trị…

the russians are coming!

rích đoạn phim hài: The Russians are coming, 1966 – Người Nga đang đến! Lời cảnh sát trưởng trong bộ phim: We may be scared, but maybe we ain’t so scared as you think we are – Chúng tôi có thể sợ hãi thật…

Nhưng cũng có thể chúng tôi không sợ nhiều như các người nghĩ! 😅 Đương nhiên đây là góc nhìn Anh, Mỹ, họ cố làm rất rất nhiều phim, tìm cách khắc hoạ hình tượng người Nga, đương nhiên cũng chỉ là một góc nhìn…

Korobeiniki

hắc một số vị “trung niên” vẫn còn nhớ, chính là cái âm thanh phát ra từ trò Tetris trên máy chơi game cầm tay Nintendo Gameboy lừng lẫy một thời! Đó chính là một bài dân ca Nga: Korobeiniki, bản nhạc có những motif lặp đi lặp lại đơn giản, cộng với khả năng thay đổi tempo – tốc độ dễ dàng làm nó rất thích hợp với game Tetris này!

Tetris được phát minh bởi Alexey Pajitnov, 1984, kỹ sư phần mềm của Viện hàn lâm KH Xô-viết (về sau di cư sang Mỹ làm việc cho Microsoft). Người ta thường châm biếm đây là game mà các Kulak chơi sau một ngày miệt mài đi “xếp gạch” trong Gulag 😅! Korobeiniki còn ảnh hưởng nhiều đến các game khác, ví dụ như Red Alert 3 Soviet march!