kulak và gulag

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới.
Đá xanh xây cống, hòn dưới chống hòn trên.

ấu trúc và tính cách xã hội người Việt, thực ra Deuxième Bureau và CIA đã nghiên cứu vấn đề này một cách kỹ càng, qua các tài liệu giải mật cho thấy họ hiểu chúng ta rất rõ! Xã hội Việt xoay quanh khái niệm “làng”, là một đơn vị di dân có nguồn gốc, phong tục, tập quán, văn hoá… hơi khác nhau một chút! Nói “một chút” nhưng đôi khi là… rất nhiều!

Như làng tôi diện tích hành chính chỉ hơn 8km2, nhưng diện tích sở hữu gấp 2, 3 lần hơn thế! Là do lịch sử hàng trăm năm, những năm đói, người ta phải bán ruộng đất, người làng tôi mua, dần dần, mua gần hết các làng xung quanh! Căn bản là dân làng tôi không đói, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ! Là do cái bản tính làm việc như trâu, như ngựa!

Chỉ nhìn quanh mấy cây số thôi là đã thấy văn hoá khác biệt rồi! Làng là một đơn vị vừa hành chính vừa văn hoá! Thời phong kiến, cấp hành chính thấp nhất do triều đình bổ nhiệm xuống là cấp huyện, còn thấp hơn nữa, lãnh đạo cấp làng xã là do người dân tự bầu lên với nhau! Một kiểu “tự trị” nho nhỏ… thế nên mới có cái câu: “phép vua thua lệ làng”!

Hàng năm thuế khoá, phu phen bổ xuống là quan huyện sẽ đi “thương lượng” với lý trưởng, thống nhất với nhau một cái “giá”, còn lại là chuyện lý trưởng tự sắp xếp, phân bổ trong làng! Nói: “quyền lực của nhà vua dừng lại ở cổng làng” là như thế! Nên trong chừng mực nào đó, mấy ông lý trưởng, chánh tổng cũng giống như là “ông vua con con”.

Nên tính cục bộ của người Việt là siêu đẳng! Để giải quyết chuyện này, để “lớn lên và thoát khỏi cái áo cũ kỹ”, một dân tộc “mạnh mẽ đến mức điên loạn” như ku Nga là nó làm tất tay, rốt ráo, “kulak và gulag”, một lần và mãi mãi. Cách người ta thường hiểu về “gulag” thực ra vẫn chưa đầy đủ và phiến diện, nhưng đó là một chuyện khác sẽ nói đến sau!