đi lại

i lại là quyền căn bản, chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm được! Cũng tương tự, trên sông, biển hay trên bộ (thậm chí trên không) thì nguyên tắc phổ quát ấy đều áp dụng như nhau. Dĩ nhiên tham gia giao thông thì phương tiện phải đăng kiểm, đi lại phải tuân theo luật giao thông. Giả sử ta chèo chiếc kayak, hay đi chiếc thuyền buồm, chúng nó sẽ tìm cách quy về “hoạt động thể dục, thể thao” để ngăn cản, làm khó. Thế tôi chỉ “đi lại” bình thường thôi được không, đó không phải là thể dục, càng không phải thể thao!

Mà chẳng ai cấm được thể dục trong công viên, nơi công cộng! Nói cho đúng thì quy về “hoạt động thể dục, thể thao” chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, hay đúng hơn là “nguỵ biện”. Ông già đi bộ hít thở trong công viên cũng là thể dục đấy, sao không cấm đi? Cái sai của lập luận “thể dục, thể thao” là ở chỗ, không thể phân biệt đi lại với thể dục về mặt luật, ví dụ như: ngồi thiền tại một chỗ cũng có thể là thể dục, mà cỡi jetski chạy 80kmph đôi khi chỉ là đi lại. Mà đã không thể, không có cách phân biệt, thì đừng đặt thành khái niệm luật pháp!

turtle graphics

ái này, ai chuyên về Computer Graphics sẽ biết gọi là: Đồ hoạ con rùa (turtle graphics), tập API chỉ có 2 lệnh căn bản: moveBy và rotateBy, ví dụ: tiến 3 bước, xoay 45°, lại tiến 5 bước, xoay tiếp 90°, etc… hệ toạ độ hoàn toàn tương đối. 🙂 Đây là kiểu API tự nhiên, phù hợp để vẽ Hình học Fractal.

Một thời, đám lưu manh cũng kiểu “ta đây biết rồi, chuyên đi đọc vị người khác”, đọc thấy trên blog tkxuyen.com được đúng 1 chữ Computer Graphics nên cũng bô lô bô la: ah, em cũng đồ hoạ máy tính nè, em xài Photoshop, Illustrator… Nhiều kiểu ngu đến mức không tự hiểu ra được ngu chỗ nào!

chèo đêm

ẽ nối lại những buổi chèo đêm, một trãi nghiệm thú vị và khác thường. Phía trên Q7 còn có chút ánh sáng, về Nhà Bè vẫn còn le lói, ra tới Tiền Giang là rơi vào hũ mực đen luôn, bốn bề không thấy gì, ngay trước mũi thuyền cũng không, mở mắt hay nhắm mắt cũng đều như nhau, chỉ chèo theo bản đồ trong trí nhớ. Không có ánh sáng, không còn hình ảnh gì để mà xao nhãng, chỉ có chính mình tự đối diện với lo lắng và sợ hãi, với tất cả những nhiễu loạn khác trong tâm trí mà thôi! 😀

Về con cá trong hình: đang chèo thuyền đi, bỗng nghe tiếng lao xao như cơn mưa rào đến từ phía sau lưng, ngoảnh lại trông thì một đàn cá hàng ngàn con nhỏ xíu vọt mình lên khỏi mặt nước, bay qua thuyền như một cơn mưa phi tiêu, chắc đang bị cá lớn rượt, lặp lại nhiều lần như thế, cá đâm rát cả mặt, tưởng tượng như cảnh mưa tên quân Tần trong bộ phim “Anh hùng” của Trương Nghệ Mưu vậy, cá nhảy vào lòng thuyền cả vài chục con, búng tanh tách, phải bắt thả lại xuống nước… 😀

hạng cân

gày đi học ĐH, chắc chỉ ở hạng ruồi (fly weight ~ 50kg) hoặc hạng gà (bantam weight ~ 53kg), sợ là còn chưa tới. Thế rồi leo dần dần lên hạng lông (feather weight ~ 56kg), hạng nhẹ (lightweight ~ 60 kg). Vì leo rất chậm nên tưởng là dừng ở đó, nhưng không, qua vài năm tập luyện, leo tiếp thêm vài hạng nữa lên hạng trung, ngấp nghé qua hạng siêu trung (super middle weight ~ 76kg), cứ đà này nghĩ rằng hạng dưới nặng (light heavy weight ~ 79kg) là hoàn toàn có thể, lên nữa chắc không thể, trừ khi bị béo phì 🙂! Phải tháo bỏ cái ghế ngồi trên xuồng, không vừa nữa rồi!

serenity – 1, p22

uối năm làm gì? đi chèo thuyền! Đầu năm làm gì? cũng đi chèo thuyền! 🙂 Làm quen cảm giác với “người yêu mới”, mỗi chiếc xuồng mới đóng đều có cảm giác khác trước, nên phải vừa làm quen, vừa chỉnh sửa tí: chỉnh lại ghế ngồi, vị trí pedal, etc… cho phù hợp, thoải mái hơn.

Cảm giác ban đầu là xuồng có khả năng chịu sóng tốt, tốt hơn chiếc S3, nhưng dĩ nhiên cần phải thử nghiệm thêm trong điều kiện dòng chảy, sóng gió phức tạp mới biết rõ được. Mới chỉ làm những đoạn chèo ngắn lòng vòng quanh nhà, chưa đi xa hơn 10km.

Sẽ làm một chiếc ghế mới cho Serenity, cái ghế cũ đã bắt đầu có cảm giác chật hẹp (phần cũng vì tôi đã tăng lên đến 75kg, mập hơn trước). Ngoài ra cũng chỉnh sửa thêm một số chi tiết linh tinh khác! Sẽ tiếp tục vừa chỉnh sửa, vừa thử nghiệm chiếc xuồng trong vài tuần đến!

serenity – 1, p21

ôm nay hạ thuỷ, chèo 1 đoạn ngắn xem sao, cảm giác ban đầu là hài lòng. Độ ổn định nằm giữa hai chiếc S2 & S3, đây là điều chính yếu muốn đạt được. Thứ đến nữa, cái này dể giải thích, xuồng dể điều khiển, các động tác nhẹ nhàng, vì kích thước nhỏ hơn các chiếc trước.

Có thể đi rất thẳng không cần bánh lái (lái chỉ dùng trong sóng gió nhiễu loạn phức tạp, còn không sẽ cất lên để giảm bớt sức cản nước). Chỉ nghiêng người dịch trọng tâm (edge-turning) là nó cua, chưa cần phải đạp lái hay chèo một bên. Tính “responsive” xem như đạt yêu cầu!

Chỉ mới là cảm giác ban đầu, cần phải thử nghiệm thêm trong điều kiện đầy tải, sóng lớn và đường dài, và đo số liệu với Garmin thì mới biết rõ được. Với kích thước hơi nhỏ như thế này, biết trước là việc sắp xếp hàng hoá đủ cho 1 hành trình dài sẽ là việc… nhức đầu!

bris

hiều người sẽ thấy khó hiểu, có chiếc kayak thôi sao lại phức tạp đến thế!? Nhưng kayaking dần biến thành 1 thú chơi với vô số “micro optimization” – tối ưu hoá li ti. Vì nó là như thế mà, để làm ra “tow-line”, dây “lai dắt” cứu kéo 1 chiếc kayak bị nạn, có hẳn nhóm “nghiên cứu” làm việc này, nhiều năm thử nghiệm mới đi đến thiết kế tối ưu. Hay như hệ thống dây nâng/hạ bánh lái trong hình, phải làm 2, 3 lần mới tìm ra cách tốt nhất.

Ý tưởng về “dự án” kế tiếp, chế tạo Bris Sextant – “kính lục phân” kiểu Bris, là thiết bị đo góc siêu nhỏ, kích thước 2x3cm, không có bộ phận chuyển động nào (no moving part), nhưng về căn bản thay thế được kính lục phân truyền thống. Đã tìm hiểu sơ về nguyên tắc thiết kế, cực kỳ đơn giản, chỉ có 3 miếng kính ghép lại với nhau, có thể làm từ lam kính hiển vi, quan trọng là không cần đến “cơ khí chính xác” như các dụng cụ quang học khác!

serenity – 1, p20

oàn tất những công việc cuối cùng với chiếc xuồng. Đầu tiên là cái bánh lái, thiết kế và chế tạo mới hoàn toàn khác với cái trước, và do đã có những “bài học”, nên chuyển động nhẹ nhàng, êm hơn nhiều! Có 4 sợi cáp thép bọc nhựa điều khiển cái bánh lái!

2 sợi nối vào bàn đạp (pedal) để điều khiển xoay trái, phải, 2 sợi nữa để điều khiển nâng lên hạ xuống, khi không dùng đến, bánh lái nâng lên, xếp gọn vào hộp phía sau đuôi! Cũng tương đối mất thời gian cân chỉnh mọi thứ để cho mọi hoạt động của bánh lái được trơn tru, nhẹ nhàng!

Vẫn còn ít việc nho nhỏ nữa mới có thể xem là thật sự hoàn tất, test xem máy bơm nước hoạt động thế nào, test xem tấm pin năng lượng mặt trời có sạc điện đúng hay không, lắp đặt, thử nghiệm thêm một vài thiết bị linh tinh khác! Sẽ xuống nước trong 1 vài ngày đến! 😀

serenity – 1, p19

ất nhiều công việc linh tinh, lắt nhắt trong khâu hoàn thiện chiếc xuồng: khoan lỗ và buộc dây đầu mũi và cuối lái (tay cầm dùng để nhấc, kéo thuyền), đóng cái xe đẩy mới có thể thảo rời thành 3 phần và xếp gọn vào khoang một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn!

Chế tạo các chi tiết nho nhỏ của hệ thống điều khiển bánh lái, hệ thống bánh lái nói vậy chứ khá phức tạp, có 4 sợi dây cáp, 2 sợi dùng để điều hướng trái, phải, và 2 sợi để nâng, hạ bánh lái lên xuống. Ngoài ra còn có các bộ phận dùng để cân chỉnh độ căng dây, cân bằng trái phải!

Dặm thêm một lớp sơn bóng trên toàn bộ đáy thuyền, dặm thêm 2, 3 lớp sơn bóng phủ lên trên để bảo vệ các miếng decals, kiểm tra 2 cái nắp khoang có hoàn toàn kín nước hay không! Sẽ cố gắng tranh thủ hoàn thành mọi công việc để xuống nước trước năm mới! 😀

serenity – 1, p18

ặm thêm 1 lớp sơn bóng trên toàn bộ phần thân trên của xuồng, đi dây bungee, dặm thêm mấy lớp sơn bóng để bảo vệ bên trên các decals, gắn ghế ngồi, gắn cứng 2 cái bóng đèn LED, kiểm tra lại hệ thống điện: đèn, máy bơm và gắn nhiều thiết bị linh tinh khác!

Và ta chọn một ngày tốt nhất của năm, khi sao Thổ gióng thẳng hàng với sao Mộc, tắm gội sạch sẽ, trai giới không gần nữ sắc, để chuẩn bị hạ thuỷ chiếc thuyền! 😃 Sự kiện Hành tinh đôi – Double planets ngày 21/12 vừa qua là sự kiện đặc biệt, 400 năm mới có một lần.

Sao Thổ và sao Mộc xuất hiện gần như thẳng hàng trên bầu trời, cách nhau chỉ 0.1 độ! Thật sự thì vẫn còn 1 số công việc nữa, quan trọng nhất là hệ thống bánh lái và hệ thống hộp điện trung tâm, chắc sẽ không kịp hạ thuỷ dịp Giáng Sinh nhưng sẽ trước thềm năm mới! 😀