serenity – 1, p3

hỉnh tới chỉnh lui các tham số chán chê, hôm nay, sau khi hoàn thành một phần góc tập gym, khởi công đóng chiếc Serenity! Nhưng trước hết, vẫn kiểm tra lại một chút phần mô hình bằng phần mềm, đơn giản hoá một số chi tiết nhỏ để dể thi công hơn!

Cũng là những bước quen thuộc như 5 chiếc trước nên không mô tả kỹ nữa. Đầu tiên cắt những station (khuôn âm) bằng MDF, có tác dụng tạo hình dáng cho chiếc xuồng! Sau đó lại đo, vẽ, cắt và nối từng miếng lại với nhau. Khâu này phải cẩn thận môt chút, đo vẽ sai là sửa rất mệt!

Chiếc Serenity này độ dài đã giảm chỉ còn 15.5 feet, vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép (mỗi tấm 2.44 mét). Dù tiêu chí là đóng sao cho xuồng được nhẹ, nhưng với một chiếc xuồng “đi chơi xa” thì lại cần độ bền, nên nhẹ quá cũng không hẳn là tốt! Sẽ cố gắng hoàn tất ở 25kg!

máy chèo thuyền

áy chèo thuyền… mô tả chút về cái paddling machine, trước hết, nó không phải là “rowing machine”, mặc dù tiếng Việt đều gọi là “máy chèo thuyền”. Thứ hai nữa, tuy gọi là “ergometer” nhưng không như đồ chuyên dụng, có màn hình hiển thị số Watt, Calories, Kilometers, cái này không có. Dự định là sẽ gắn một cái đồng hồ đo tốc độ xe đạp (đồng hồ đo tốc xe đạp thực chất là chỉ cái máy đếm, sử dụng 1 công-tắc từ – reed switch và 1 cục nam châm để đếm số vòng quay bánh xe, bánh quay 1 vòng thì cục nam châm đi qua, đóng mạch công-tắc 1 lần). Dùng cái đồng hồ xe đạp này không đưa ra được 1 thông tin chính xác nào, ngoại trừ cung cấp 1 độ đo tương đối để bạn biết được đang chèo nhanh hay chậm.

Đưa một ví dụ, giả sự bạn hít đất được 25 cái, giờ muốn tăng lên thành 50 cái nhưng mà tập (hít đất) hoài nó vẫn không lên. Vấn đề ở chỗ cơ thể con người là một hệ thống liên hoàn, cái này phụ thuộc, níu kéo cái kia. Nên tập thêm 5, 7 động tác khác, một thời gian thử lại sẽ hít đất được nhiều hơn. Như tôi tập chèo mãi không lên, bèn phải “cross-training”, tập qua xe đạp để cải thiện hơi thở và tuần hoàn. Thứ đến nữa là sức mạnh và sức bền, giữa 2 hình thức “strength” và “cardio”, không thể bỏ qua cái nào được, một cái tăng sức mạnh của cơ, một cái tăng độ bền của cơ. Trừ khi bạn chuyên hẳn về body – building thì không kể, chứ mọi vận động bình thường của con người đều cần tập luyện kết hợp xen kẻ giữa hai hình thức trên.

Như đã nói, tôi muốn chèo tốt, nhưng chỉ tập chèo không thôi thì không cải thiện sức chèo được, nên phải kết hợp thêm nhiều hình thức vận động khác (cross training), từ tạ, gym, xe đạp, etc… Sau đó, rồi đi một đường vòng lớn, quay trở lại chỗ ban đầu, thuật ngữ gọi là “conditioning”, tức là muốn chèo tốt thì… ta lại tập chèo! 😃 Nhưng nhiều khi công việc bận rộn, hoặc thời tiết không thuận lợi, không phải lúc nào cũng xuống nước được, thế nên nghĩ ra cái “máy chèo khô” này! Máy giả lập khá tốt lực cản đặc trưng của động tác chèo thuyền, có thể chỉnh được sức nặng (resitsance), một số người còn làm 2 cái chân máy hình tròn để máy hơi lắc lắc giống cảm giác chèo trên nước (riêng tôi thì thấy không thật cần thiết nên bỏ qua)!

Về kỹ thuật làm máy này không có gì khó, hai con lăn hai bên được gắn bạc đạn một chiều, cái bánh đà ở giữa chỉ quay một chiều về phía trước, tay trái và tay phải lần lượt thay phiên nhau kéo hệ thống dây làm bánh đà quay. Hệ thống ròng rọc và lò xo giúp cảm giác chèo gần giống với thực tế hơn. Cái bánh đà sử dụng cơ chế ma sát để tăng giảm lực cản, thay đổi sức nặng của mái chèo! Tuy cấu tạo máy đơn giản, dể chế tạo, nhưng cần một số thời gian để cân chỉnh, gia giảm (tăng giảm khối lượng bánh đà, tăng giảm ma sát, tăng giảm độ căng của lò xo) làm sao cho cảm giác chèo được gần với thực tế nhất! Dự tính trong tương lai: thay hệ thống lực cản ma sát (nhanh hư, không được êm) bằng lực cản nam châm!

tuổi trẻ

acebook nhắc ngày này 6 năm trước… Món quá lớn nhất của đời người, đó là tuổi trẻ !!! Nhiều năm trước, đóng xong chiếc xuồng, chèo lòng vòng 2, 3 bữa là nhảy xuống thẳng một lèo 12h ra Vũng Tàu, hôm sau lại chèo ngược 16h về lại SG, chả phải lăn tăn! 2 cái mái chèo nhựa “đồ chơi trẻ con”, có thể gãy bất cứ lúc nào, chẳng cần hệ thống điện với máy bơm nước, chỉ một cái gáo là đủ, cũng chả cần xem dự báo thời tiết các kiểu! Giờ trang thiết bị cái gì cũng có đủ, chỉ có độ “lỳ” và độ “liều” là bớt đi…

nghiêm túc

ôi khi tôi muốn có thời gian để suy nghĩ thật nghiêm túc, thật kỹ càng về cuộc đời mình: cuộc sống rồi sẽ đi về đâu, liệu có sự sống thông minh trong vũ trụ hay là không, con người ta sinh ra vốn dĩ là thiện hay là ác, Nhân sinh hà tại, tại thế như hà, hậu thế như hà, etc… những vấn đề như thế, suy nghĩ thật nghiêm túc, chắc chắn là như thế! Nhưng sự thực là, đến lúc này, tôi vẫn luôn không có thời gian để làm điều đó, bởi vì luôn bị xao nhãng bởi những điều rất nhỏ nhặt: ngọn gió, con sóng, hình dáng chiếc thuyền, mưa và cơn giông, etc…

Vâng, toàn những thứ linh tinh chả đâu vào đâu… 😅😅 Các hình bên: đứng trên cầu Thị Nại, Bình Định nhìn xuống dưới đầm, một vùng mây nước thật rộng lớn và bình yên! Những người ngư dân quay lưới thành nửa vòng tròn, chèo chiếc xuồng con, dùng cây sào đập trên mặt nước, tạo tiếng động lùa cá về phía lưới. Người Mỹ đến, đi và để lại Việt Nam một số đáng kể tấm nhôm lót sàn, vật liệu lý tưởng để làm xuồng: nhẹ, bền hàng chục năm, vật liệu thì khác nhưng vẫn là những kiểu dáng cong như trăng lưỡi liềm, kiểu hình… muôn năm cũ!

s1 – 5 năm

acebook nhắc, mới đó đã 5 năm… chiếc kayak tự thiết kế, tự đóng đầu tiên. Thời gian trôi qua, một đôi khi, bận bịu công việc không có thời gian xuống nước, mình cũng tự hỏi, phải chăng cái hào hứng, say mê thủa ban đầu sẽ phai dần? Nhưng thực ra, tự biết không phải như thế, còn rất nhiều điều để khám phá và hoàn thành, cuộc chơi này còn dài, dài lắm! 😀

non-skid

gày mưa bão, ngồi nhà tu bổ 2 cái mái chèo. Nhìn kỹ sẽ thấy lớp lưới nhựa chống trượt (non skid mesh) bọc vào chỗ tay cầm. Tui bị cái là da mặt rất nhờn (nhiều dầu), trong cơn mưa, lỡ mà vuốt mặt cái là cầm cái mái chèo nó cứ trượt đi, bèn đi siêu thị, mua tấm lưới nhựa đen, chính là tấm lót dùng trên bàn ăn… bọc quanh và dán lại bằng epoxy! 🙂

100 watt

ột vài phép tính đơn giản… 1 người trung bình tiêu thụ 1 ngày hết 2000 kcal. 1 calorie = 4.2 joule, 1 ngày = 86400 giây, công suất = 2000 x 1000 x 4.2 / 86400 = 97.2 Watt. Trong biểu đồ dưới đây, phần mềm cho ta biết, năng lượng để chèo xuồng ở tốc độ 3 knot vào khoảng 100 Watt.

Và sự thật là chỉ ngang mức ấy, cái ngưỡng quan trọng 100 Watt này tương đương ở mức 23 kmph với xe đạp, và duy trì vận tốc này nguyên 1 ngày 10 ~ 12 tiếng không hề đơn giản chút nào. Nhiều năm tập luyện kiên trì cũng chỉ nâng lên được ở mức 100 ~ 125 Watt, rất khó khăn!!! 😢 😢

serenity – 1, p2

oay hoay chỉnh tới chỉnh lui rất nhiều, tập trung vào phần drag (resistance)- sức cản nước. So với 3 chiếc kayak trước thì tại cùng 1 tải trọng danh định (120kg), chiếc Serenity này có sức cản thấp nhất, và Cp (Prismatic coefficient) cũng xuống rất thấp, tròn 4.8!

Thân thuyền “fine” hơn so với Serene – 3, nhưng “full” hơn so với Serene – 2, nên độ ổn định cũng nằm giữa của 2 chiếc đó. Tiếp tục cách thức của Serene – 3 là sử dụng độ cong (rocker) của thân thuyền để tăng độ ổn định, và dĩ nhiên cũng đồng thời tăng độ sâu của đáy chữ V.

Sau nhiều năm chèo, hiểu ra 1 chân lý đơn giản: tốc độ trung bình khi đầy tải, và khi chèo suốt ngày, chỉ loanh quanh trên dưới 3 knots, không hơn, ngay cả với các tay chèo “siêu nhân” của thế giới, vì công suất 1 người trong suốt 1 ngày trung bình chỉ vào khoảng 100 ~ 150 Watt.