serenity – 1, p6

ắn “gunwales”, không chắc lắm tiếng Việt gọi là gì (be thuyền!?) nhưng giống như cái cạp rổ, mấy tấm ván ép mong manh gắn lại với nhau vẫn còn yếu lắm, có thêm cái “cạp rổ” này lập tức trở thành một cấu trúc cứng cáp. Đồng thời cũng gắn vách ngăn (bulkheads).

Vách ngăn chia thuyền làm 3 khúc rõ ràng, phần sau, trước là 2 khoang chứa hàng, ở giữa là khoang ngồi (cockpit). Tạm dừng công việc trên phần thân dưới (bottom, đã đủ cứng cáp để tháo ra khỏi khuôn, đặt sang 1 bên, tiếp tục công việc với phần thân trên (deck).

Phần deck thi công hơi khó một chút do có nhiều đường cong, phải dùng dây thép xiết chặt, ép các miếng ván lại sát với nhau. Khác với những chiếc trước, chiếc Serenity sẽ có một lỗ ngồi hơi cong, để dễ bề chui ra chui vào, nên việc thi công cũng phức tạp hơn chút.

serenity – 1, p5

ảm thấy hài lòng, vì “lên khuôn” rất hoàn hảo, các tấm ván ghép vào nhau chính xác, sai số thường nhỏ dưới 1 ly (không như các lần trước, nhiều khi cũng phải “gãi đầu gãi tai” không hiểu sai số đâu mà lớn thế – 3 ~ 4 ly, mặc dù vài ly thì vẫn còn “chấp nhận được”).

Bột gỗ hoá ra là chất làm dày (thickening) rất tốt, khi đã quen tay, epoxy trộn với bột gỗ dễ làm việc (very workable), ít bị chảy như putty công nghiệp (có vẻ như là hơi nặng), ngoài ra có thể thay đổi tỷ lệ epoxy – hardener để tăng giảm thời gian đông cứng cho phù hợp công việc.

Các mối nối được bọc 1 lớp sợi thuỷ tinh chạy dọc theo chiều dài. Phần dưới thuyền (bottom) gần như đã hoàn tất, chuyển sang làm việc với phần trên (deck). Một lần nữa lại cảm thấy hài lòng, vì các miếng ván được đo, vẽ và cắt chính xác nên khớp vào nhau gần như hoàn hảo!

serenity – 1, p4

ũng lại những bước thi công giống như những chiếc trước, đã quen tay nên công việc chạy nhanh hơn. Tuy vậy, cũng phải cẩn thận tránh sai sót, nhất là tại khâu đo, vẽ, cắt này! Cũng hơi nóng lòng muốn thấy xem hình dạng ban đầu chiếc xuồng thế nào!

Cắt và nối ván, lần này tổng cộng chỉ có 5 mối nối, ít hơn nhiều so với các lần trước (9 mối). Nối ván xong lần lượt đặt vào khuôn, các cục tạ là để ép ván dần dần về cái hình định bởi khuôn MDF. Tiếp theo là công việc mệt mỏi nhất: trám các mối nối bằng epoxy dày (trộn với bột gỗ).

Công việc rất lắt nhắt, chi tiết, và rất bẩn, epoxy dính vào tay rất khó rửa sạch! Các lần trước, tôi đều dùng epoxy putty chuyên dụng trong đóng tàu công nghiệp, nhưng lần này lại chuyển qua dùng bột gỗ, có vẻ như là chúng làm cho mối nối cứng hơn, và cũng nhanh khô hơn!

serenity – 1, p3

hỉnh tới chỉnh lui các tham số chán chê, hôm nay, sau khi hoàn thành một phần góc tập gym, khởi công đóng chiếc Serenity! Nhưng trước hết, vẫn kiểm tra lại một chút phần mô hình bằng phần mềm, đơn giản hoá một số chi tiết nhỏ để dể thi công hơn!

Cũng là những bước quen thuộc như 5 chiếc trước nên không mô tả kỹ nữa. Đầu tiên cắt những station (khuôn âm) bằng MDF, có tác dụng tạo hình dáng cho chiếc xuồng! Sau đó lại đo, vẽ, cắt và nối từng miếng lại với nhau. Khâu này phải cẩn thận môt chút, đo vẽ sai là sửa rất mệt!

Chiếc Serenity này độ dài đã giảm chỉ còn 15.5 feet, vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép (mỗi tấm 2.44 mét). Dù tiêu chí là đóng sao cho xuồng được nhẹ, nhưng với một chiếc xuồng “đi chơi xa” thì lại cần độ bền, nên nhẹ quá cũng không hẳn là tốt! Sẽ cố gắng hoàn tất ở 25kg!

non-skid

gày mưa bão, ngồi nhà tu bổ 2 cái mái chèo. Nhìn kỹ sẽ thấy lớp lưới nhựa chống trượt (non skid mesh) bọc vào chỗ tay cầm. Tui bị cái là da mặt rất nhờn (nhiều dầu), trong cơn mưa, lỡ mà vuốt mặt cái là cầm cái mái chèo nó cứ trượt đi, bèn đi siêu thị, mua tấm lưới nhựa đen, chính là tấm lót dùng trên bàn ăn… bọc quanh và dán lại bằng epoxy! 🙂

serenity – 1, p2

oay hoay chỉnh tới chỉnh lui rất nhiều, tập trung vào phần drag (resistance)- sức cản nước. So với 3 chiếc kayak trước thì tại cùng 1 tải trọng danh định (120kg), chiếc Serenity này có sức cản thấp nhất, và Cp (Prismatic coefficient) cũng xuống rất thấp, tròn 4.8!

Thân thuyền “fine” hơn so với Serene – 3, nhưng “full” hơn so với Serene – 2, nên độ ổn định cũng nằm giữa của 2 chiếc đó. Tiếp tục cách thức của Serene – 3 là sử dụng độ cong (rocker) của thân thuyền để tăng độ ổn định, và dĩ nhiên cũng đồng thời tăng độ sâu của đáy chữ V.

Sau nhiều năm chèo, hiểu ra 1 chân lý đơn giản: tốc độ trung bình khi đầy tải, và khi chèo suốt ngày, chỉ loanh quanh trên dưới 3 knots, không hơn, ngay cả với các tay chèo “siêu nhân” của thế giới, vì công suất 1 người trong suốt 1 ngày trung bình chỉ vào khoảng 100 ~ 150 Watt.

boat designing

ó mấy vấn đề về “thiết kế thuyền” từ xưa đến giờ không nói, vì biết nói ra cũng không có ai chia xẻ. Nhân tiện nói ra đây để khuyến khích, nếu ai đó đi vào “thiết kế thuyền”, vâng, chữ dùng quá là to, thực ra nó cũng đơn giản, chẳng có gì lớn lao. “Thuyền” ở đây hiểu là dạng recreational boat nhỏ chứ không nói về ship, ship chắc chắn là có nhiều chuyện phức tạp.

Đầu tiên hết là về phần mềm Free!Ship, đây là một phần mềm open-source gốc từ Nga, rất dể học và sử dụng, viết bằng ngôn ngữ Delphi. Vâng, cái anh Nga là chúa trùm chơi trò “cộng sản chủ nghĩa”, nếu không có những kiến thức về “thiết kế thuyền” đóng gói trong cái phần mềm này thì còn lâu chúng ta mới tiếp cận được cách làm, dù chỉ là ở mức độ sơ đẳng… 😃

Kế đến là mấy độ đo (measure) vật lý: Cp (prismatic coefficient), Cb (block coefficient), Cm, Cw, Kmt, S, LCB, LCF, etc… Cần có thời gian để hiểu các độ đo này, và biết được tại sao Cb < 0.3 thì thuyền sẽ khó giữ hướng đi thẳng, cần phải lắp thêm rudder hay skeg, tại sao Cp < 0.5 thì thuyền hiệu quả ở tốc độ thấp, nhưng sẽ hao tốn nhiều năng lượng ở tốc độ cao, etc...

Tiếp đến là độ ổn định tĩnh & động (static & dynamic stabilities), tại sao 1 số chiếc xuồng đi vững trên nước êm, ra đến vùng sóng gió lại lắc mạnh, và tại sao 1 số chiếc mới ngồi lên có cảm giác “bất ổn” nhưng ở trong sóng to gió lớn lại thấy “êm”. Xuồng làm cho khách du lịch đều là dạng đầu, còn dân “chuyên nghiệp” lại thích dạng sau, tất cả đơn thuần chỉ là vật lý!

Cuối cùng là sức cản nước (resistance), phần mềm có thể tính ra lực cản là bao nhiêu. Ví dụ như ở 3 knot là 8 Newton, ở 4 knot là 15 Newton, và tính ra được công hao tốn, ví dụ như 1 người chèo bình thường thì công sinh ra ở trong khoảng 50 ~ 100 Watt. Với khả năng tập luyện thể chất như vậy, như vậy thì bạn có thể chèo tốt ở tốc độ nào, trong bao lâu, etc… 😅

serenity – 1, p1

ã quyết định đặt tên chiếc kayak kế tiếp là Serenity, chính thức là 1 “danh từ” chứ không còn là “tính từ” như trước (Serene – x). Tiếp tục công việc design đã làm từ post trước, mỗi lúc làm một tí. Thay đổi quan trọng nhất là chiều dài xuồng giảm còn 15.5 feet!

Dự tính ban đầu chiều dài khoảng 16 feet, nhưng nếu giảm xuống chút nữa (15.5 feet) thì vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép nối lại (tấm plywood có chiều dài 2.44 m), sẽ dễ hơn cho việc thi công rất nhiều, vì thân xuồng chỉ còn có 1 mối nối, thay vì phải 2 mối nối như trước!

Thân xuồng có thêm nhiều “rocker” – cong hơn trước 1 chút, cũng chỉnh lại phần “stern” – đuôi xuồng 1 chút, chỗ “rudder post” – trục bánh lái, dự định là buộc dây theo kiểu Wharram, các đường cong của xuồng cũng được làm “mềm mại” hơn nhiều so với phiên bản trước.

spokeshave

acebook nhắc, ngày này 4 năm trước, “đẽo” cái mái chèo… Dụng cụ trong hình được gọi là “spokeshave”, tiếng Việt không có từ tương đương, về nguyên tắc cũng gần giống như cái bào. Chữ “shave” có nghĩa là “cạo”, như cạo râu, nên có thể tạm gọi dụng cụ này là… “cái cạo” 😀 Spokeshave linh hoạt hơn, nhưng cũng khó điều khiển hơn, và thường cho nhát cắt dày hơn…