led bulbs, 1

ấn đề rất phiền là chuyện waterproof – chống thấm nước cho mấy ngọn đèn trên chiếc kayak! Dù cho có IP-xx bao nhiêu mà đem lên chiếc xuồng là chẳng thọ được mấy bữa! Không phải chỉ là thấm nước, phần nữa là độ bền nhiệt! Giữa trưa nắng đến 40 độ, nhiệt độ tích tụ trên bề mặt có khi lên hơn 60, xoay cái xuồng lật úp xuống nước là kha khá nhiều thứ bị… sốc nhiệt! Cái máy ảnh Canon đang xài, pin hơi cũ, cứ lật xuống nước là cục pin nó sốc, bật không lên nguồn, phải đợi một lúc nó mới “hồi” lại!

Cứ ngâm nước rồi phơi nắng, rồi ngâm nước, rồi lại phơi nắng chừng vài tuần là các thể loại IP-xx lên đường hết! Đó là còn chưa kể các khoản vận động va chạm, ăn mòn muối biển… Mua bóng LED về tháo ra, hàn chì lại cho chắc chắn, rồi bơm keo vào cố định mọi thứ bên trong, ráp lại, gắn vào trên cái đế gỗ tròn nhỏ, cuốn băng keo quanh cục gỗ, rồi lại bơm epoxy vào đóng thành một cục keo to bảo vệ bên ngoài! Đợi keo khô, gọt tỉa, đánh bóng, trở thành mấy cái bóng LED dùng được thậm chí là dưới nước! 🙂

senility, 2

Bước chân ra khỏi cửa Hàn,
Nước mây man mác muôn ngàn dặm khơi.
Gánh tình nặng lắm ai ơi…

hìn lại chiếc Serenity này toàn thấy những chỗ thi công chưa đạt, tuy về thiết kế vẫn là chiếc cảm thấy hài lòng nhất cho đến hiện tại. Thợ kiểu gì mà vẫn “sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó…” Đang suy nghĩ chiếc kế tiếp sẽ đặt tên gì, là Senility hay là Salinity?! 😀


QC

ây là kỹ sư quản lý chất lượng dự án (quality control engineer), mình làm gì là nó đi theo, nằm quan sát xem công việc có đạt yêu cầu hay không! 😀

fillet

óm tắt các loại fillet dùng trong đóng tàu, xuồng nhỏ: bột đá quá nặng, vết trám cứng nhưng dòn, dễ gãy, không bền, không nên sử dụng trong các mối nối chịu lực. Sillica (fumed, colloidal) và Micro-balloon thì quá nhẹ (một lít chỉ vài chục gram), không bị chảy xệ khi trám trét, dễ tạo hình, phù hợp để trám bề mặt, nhưng độ cứng, độ bền không cao. Trong tất cả các loại fillet, tôi thích nhất và chỉ dùng wood flour (bột gỗ).

Khối lượng nằm ở giữa hai loại kể trên, về độ bền tốt hơn nhiều, nên dùng khi mối nối có yêu cầu chịu lực, tuy nhiên khi gia công dễ bị chảy xệ, thao tác có hơi mất công hơn một chút! Nên xài loại bột gỗ thật mịn, dễ thi công và cho bề mặt đẹp, tôi thường dùng cái fin cafe để rây / lọc từ đống mạt cưa trong xưởng mộc, lọc ra bột gỗ khá mịn phù hợp trong việc đóng xuồng! Nói đúng ra, đóng xuồng gỗ, dùng gỗ để trám gỗ vẫn là cách phù hợp nhất!

serenity-1 kayak

gẫm lại cả một quá trình “đo ni đóng giày”, cảm giác “xoa tay hài lòng”, giày đi có vừa không, chỉ có người đi mới biết! Chiếc Serenity đạt đúng cảm giác cân bằng giữa mọi thứ. Dĩ nhiên đã manh nha những ý tưởng cải tiến mới ngay từ bây giờ, nhưng cũng sẽ chỉ là những thay đổi nhỏ, căn bản cái hull-shape sẽ không đổi mấy!

Tập luyện như thế này, càng lúc càng thấy thể hình to cao, cánh tay dài như bọn Tây là lợi thế kinh khủng, làm cái gì cũng thuận lợi dễ dàng! Nhưng cũng đừng quên rằng, kayak vốn là từ những người thổ dân Eskimo, Inuit… mà ra! Chiếc Serenity này hẹp hơn những chiếc kayak “chuẩn” 4 ~ 6 cm, và ngắn hơn 60 ~ 90 cm, thật sự là “dưới chuẩn” khá nhiều!

Sống gần cực Bắc, tài nguyên khan hiếm, họ đóng xuồng bằng tất cả những gì kiếm được. Cuộc sống sinh tồn khắc nghiệt qua nhiều ngàn năm tạo ra một loại xuồng rất đặc biệt, rất self-sufficient, với vô số kỹ thuật đi kèm. Cái gọi là kayak ngày nay thực chất là một phiên bản tân-cổ-điển (neo-classical) của những chiếc đi săn hải cẩu, hải mã ngày xưa.

Ở nơi ấy, đàn ông săn bắt, phụ nữ dệt vải, ở một nơi lạnh giá, khắc nghiệt như thế, thì cuộc sống chỉ có hai thứ thiết yếu mà thôi: thức ăn và quần áo ấm! Tỷ lệ ly hôn của những người thổ dân vùng cực Bắc này siêu thấp, vì sự sinh tồn quan trọng hơn tất cả, vợ chồng gắn bó với nhau cả đời, chứ không “rửng mỡ” như những vùng đất dễ sống hơn!

Lan man chuyện “thổ dân” nhiều rồi, quay trở lại chiếc xuồng, vẫn là cảm giác nhỏ nhắn, xinh xắn, những đường cong duyên dáng! Có thể brace, roll, reentry dễ dàng, có khả năng chịu sóng gió tốt. Chiếc xuồng đầu tiên sau bao nhiêu là chiếc đã đóng cho mình cảm giác có thể điều khiển, kiểm soát nó một cách toàn bộ, triệt để! 🙂

thuyền nan

àm chiếc xuồng nan từ 1 khúc tre, ý tưởng rất hay, một kiểu SOF (skin on frame), mặc dù trong video, mục đích của người ta là làm… một cái võng! Bọc thêm ballistic-nylon / fiberglass bên ngoài, trát keo (tốt nhất là có hút chân không) là thành chiếc xuồng ngay thôi… Haiza, cần gì phải làm cả cái xưởng mộc như mình cho mệt chứ! 🙂

tre

ương lai, vật liệu đóng thuyền cỡ nhỏ thì tre có những ưu điểm “vô đối”. Tre không bền bằng các loại “siêu gỗ” trên 1 tấn/m3, nhưng chỉ so các loại gỗ cùng tỉ trọng (ví dụ như giá tị – teak: 0.7 ~ 0.8 tấn/m3) thi tre bền hơn, gỗ tối đa chỉ được 50~60 năm chứ tre thì có thể trên 100 năm!

Và với tình hình gỗ, rừng như hiện tại thì tre rẻ hơn, có thể kiếm được nhiều hơn! Vấn đề là thiếu các nhà máy chế biến thành quy cách mong muốn: chẻ tre thành phiến mỏng, sấy bằng lò viba để rút khô hết nước, dán keo và ép gia nhiệt các miếng tre lại với nhau thành kích thước sử dụng được!

serenity – 1, p25

ết thúc series đóng chiếc Serenity ở đây, cảm giác nói chung là hài lòng. Đóng một chiếc xuồng mới vẫn luôn là một quá trình khám phá rất thoả mãn, luôn học được, luôn nghĩ ra được nhiều điều mới, những ý tưởng thiết kế, kỹ thuật thi công…

Nhưng chính vì như thế nên chỉ bảo là “hài lòng”, chứ không bảo là “hoàn hảo”, tích tụ đủ những ý tưởng mới thì sẽ dồn nó vào chiếc sau! Tạm thời bây giờ hài lòng với cái đang có đã! Suy cho cùng, làm ra là để chèo, chứ đâu phải là người đóng xuồng chuyên nghiệp!

Không có gì thoải mái hơn là những ngày “đông” mát mẻ như thế này chèo thuyền trên sông, cảm giác thư thái vô cùng! Với một số người, ngồi một chỗ đôi khi cũng thư thái, những người đó quá giỏi, tôi ko làm được vậy! Chuẩn bị bước sang năm mới với nhiều “vận động” hơn nữa! 😀

serenity – 1, p24

ực kỳ lười quay video, nên chèo thì nhiều nhưng đến hôm nay mới làm tạm cái clip “1 minute of Serenity – 1 phút bình yên”, hy vọng là đủ siêng năng để làm clip “2 minutes of Serenity” tiếp theo! Đổi chất lượng hình ảnh sang HD, mang headphone vào và… enjoy! 😀 😀

Đã hết sức quen thuộc về cảm giác với chiếc xuồng, và nghĩ rằng đây là chiếc chịu đựng được sóng gió tốt nhất trong những chiếc đã đóng! Chưa thử nghiệm đầy tải (full-load test) nhưng nghĩ rằng xuồng sẽ ổn định nhiều hơn nữa nếu chất thêm đủ 25 ~ 30 kg hành lý!

Những ngày cuối năm, chuẩn bị bước sang năm mới này, thời tiết thật dể chịu, mát mẻ, thoải mái, rất phù hợp để làm những đường chèo dài! Nhưng cũng phải xem xét tình hình dịch bệnh Covid-19 như thế nào rồi mới có thể tính đến những hành trình xa hơn được! 😢

serenity – 1, p23

àm vài “cuốc” chèo ngắn cỡ 10 km để làm quen và thử nghiệm thêm với chiếc xuồng, cảm giác hài lòng ngày một nhiều hơn! 😀 Như đã nói trong post trước, vì tăng lên đến hơn 75kg nên buộc phải tháo bỏ ghế ngồi thì mới ngồi vừa vặn thoải mái được!

Chỉ đơn giản làm miếng ngã lưng (back – rest) nhỏ phía sau, có miếng xốp nhỏ để tựa lưng vào đó cho đỡ đau, còn thì ngồi bệt trên đáy xuồng, độ ổn định vì thế mà cũng tăng lên được một chút! Sắp tới sẽ test đầy tải, xuồng chở thêm khoảng 25 ~ 30 kg xem như thế nào!

Khi đã quen với cảm giác xuồng, sẽ đi xa hơn, làm vài “vòng” cỡ 20 ~ 40 km và đo đạc quãng đường, tốc độ với Garmin xem sao! Và cũng sẽ cố quay vài đoạn video ngắn, càng ngày càng lười quay phim, chụp ảnh, vì cảm giác chèo trên sông nước, chỉ cần bản thân tự cảm nhận là được!