thiên vấn

on tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 (天問) của TQ vừa phóng thành công cách đây ít ngày, dự kiến sẽ đáp xuống sao Hoả khoảng đầu năm sau. Thiên Vấn tức là “hỏi ông trời”, cái tên lấy cảm hứng từ một bài thơ cổ của Khuất Nguyên. Đấy, người ta “bắt thang” đã khiếp chưa!? Việt Nam chúng ta cũng có “thiên vấn” đó thôi, Nguyễn Du viết: Cổ kim hận sự thiên nan vấn – 古今恨事天難問。。。, haiza, thiên nan vấn, hỏi trời khó lắm, hỏi khó lắm, khó lắm! 🙁 🙁 vnexpress.net – Tàu Trung Quốc điều chỉnh quỹ đạo thành công

Vũ trụ sơ khai,
Ai truyền gốc tích?
Trời đất chưa thành,
Biết đâu lai lịch?

sinh nhật

inh nhật tuổi 41… 🙂👕🌧🥞🎄🌳🍁🎼❤️ Ah, mà nói theo Khổng Tử thì đó chính là bắt đầu cái tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” – 四十而不惑, chẳng còn hồ nghi, nghi ngờ cái gì nữa !!! 🙂 Nhưng “cái gì” là những gì? Nhắc lại một câu khác của ổng đã nhắc tới trước đây: Núi cao ta trông, đường rộng ta đi – Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ – 高山仰止, 景行行止…

tầm ẩn giả

賈島 – 尋隱者不遇

松下問童子
言師採藥去
只在此山中
雲深不知處

ài thơ đơn giản, 4 câu 20 chữ, nhưng thâm sâu vô cùng. Chân lý nằm trong lòng ta, nhưng vì “mây che” nên không tự thấy được đó thôi!

Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.
Dưới thông hỏi chú tiểu đồng,
Rằng: thầy hái thuốc nên không có nhà.
Núi này quanh quất không xa,
Nhưng mây che, biết đâu là chốn đi?

tây ninh

ardiovascular exercise, continue… 2 ngày độp xe, 120 km x 2, hồ Dầu Tiếng và toà thánh Cao Đài, Tây Ninh. Đôi câu đối cổng chính, toà thánh Tây Ninh… haiza, là người cẩn thận chữ nghĩa, thực lòng vẫn phải nói là có chút e dè, thận trọng với những kiểu “lập ngôn”, “lập thuyết” như thế!

高上至尊大道和平民主目
Cao thượng chí tôn, đại đạo hoà bình dân chủ mục

台前崇拜三期共享自由权
Đài tiền sùng bái, tam kỳ cộng hưởng tự do quyền

thích quảng đức

焚我残躯
熊熊圣火
生亦何欢
死亦何苦
为善除恶
唯光明故
喜乐悲愁
皆归尘土
怜我世人
忧患实多

hần ngã tàn khu, Hùng hùng thánh hoả. Sinh diệc hà hoan, Tử diệc hà khổ. Vi thiện trừ ác, Duy quang minh cố. Hỷ lạc bi sầu, Giai quy trần thổ. Liên ngã thế nhân, Ưu hoạn thật đa!

Dịch nghĩa: Đốt cháy thân ta, trên ngọn lửa thiêng. Sống có gì vui, chết có gì buồn? Vì thiện trừ ác, làm việc quang minh! Vui vẻ âu sầu, cũng về cát bụi. Chỉ thương chúng sinh, chìm trong bể khổ!

internet memes

gày càng thấy hơi là lạ khi trên MXH, giới trẻ xài meme một cách tràn lan, vô tội vạ. Nhưng suy nghĩ kỹ, thấy nó đánh vào một nhu cầu căn bản của con người. Một bức ảnh nhỏ, đi kèm dòng “caption” hay “text” ngắn thể hiện ý kiến, quan điểm, bình luận hay thái độ. Nó đánh vào “tâm thức” muốn làm “phóng viên” của những cư dân mạng, muốn được có “quan điểm, ý kiến” một cách nhanh chóng.

Chuyện ảnh và ghi chú chẳng có gì mới. Từ hơn 50 năm trước, đã có chuyện cùng một bức ảnh nhưng có 2 tựa đề khác nhau, phía Mỹ ghi: lính Mỹ bảo vệ người dân dưới làn đạn VC, phía Mặt trận giải phóng thì ghi: quân Mỹ dùng thường dân làm lá chắn đạn sống 😀 Thế rồi nó phát triển thành nhiều dạng, người ta làm ra cả “thư viện” các meme khác nhau để “người dùng” khi cần cứ lựa một cái có sẵn để mà “có ý kiến”.

Dùng mì ăn liền nhiều quá chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ, huống hồ nhiều sự việc căn nguyên sâu xa, không phải trong một câu mà nói hết được. Xét lại mình, cũng có xài meme chứ không phải là không, nhưng xài một cách hạn chế, có chọn lọc. Meme luôn tự mình nghĩ ra, không đi copy của người khác, meme là do tự mình viết lên, chứ không xài đồ có sẵn. Đầu năm, làm một cái meme chúc mừng năm mới! 😀

王涯 – 送春词

日日人空老
年年春更歸
相歡有尊酒
不用惜花飛

vong bản

忘本

hường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác! 😀

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.

môi tím – 1

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ìm ra giai điệu gốc của bài Môi tím, một bài… chẳng liên quan gì về nội dung ca từ. Nguyên tác: Lôi An Na – Tố cá mộc đầu nhân – Thà làm một thằng đầu gỗ! Cái thể loại Cantopop này xưa lắm lắm rồi, giờ chẳng có mấy người nghe nữa, đám trẻ giờ toàn nghe… Quan thoại thôi!

Môi tím – Ngọc Lan 

thích trí quang

高高山上行船
深深海底走馬

Cao cao sơn thượng hành thuyền, Thâm thâm hải để tẩu mã.

Cao cao trên đỉnh núi ta chèo thuyền, Sâu sâu dưới đáy biển ta cỡi ngựa.

ại lão Hoà thượng Thích Trí Quang đã về cõi Phật, giới trẻ bây giờ còn không biết người này là ai. Người ta chụp lên đầu ông đủ thứ “mũ” khác nhau, bên thì gán là CS, bên thì nghi là CIA, người khác nữa thì cho là đại diện “bên thứ 3”, vâng vâng. Riêng ông thì bảo: “Càng nhiều mũ càng tỏ rõ thật không có mũ nào. Trái lại, càng nhiều mũ càng tốt…” Và tôi cũng nghĩ như vậy, trước sau, ông chỉ có cái mũ ni tu hành đó mà thôi!

Lại nói, đám bô bô cái mồm, cái gì mà… “Tiết trực tâm hư” – 節直心虛 (lòng ngay thẳng, tâm trống rỗng như đốt tre) chẳng những không có tư cách để hiểu con người này đã đành (và đã phải nhận lãnh nghiệp chướng vì không hiểu sức mạnh thâm trầm của đạo pháp), mà rất nhiều người khác cũng không hiểu ông nốt. Trong một thời đại mà người ta phải “chọn phe”, đứng giữa 2 làn đạn như ông là một bản lĩnh phi thường!!!

công phu

功夫

hích chữ Hán hay không là quyền, sở thích của mỗi người, tôi không có ý kiến gì. Nhưng nhìn vào tâm hồn của một con người, một dân tộc, bằng thi ca, văn chương, bằng học vấn, để thấy kỹ càng những nội dung thâm sâu của nó, thảy đều cần đến một sự đầu tư học hỏi kỹ càng, cần phải có những “công phu” nhất định.

Tiếng Hoa có chữ rất hay là “công phu”, không phải chỉ thường dùng trong võ công, mà trong mọi việc. Gì cũng phải rèn luyện nhiều nhiều năm thì mới tới chỗ thông thạo. Sao giờ toàn thấy kiểu chỉ cần Google đọc 2, 3 trang là cái gì cũng biết!? Ko liên quan lắm, nhưng nhà sư Hàn quốc đánh trống này, cũng thật là… một công phu đáng nể! 🙂