tặng thiếu niên

ặng thiếu niên – Ôn Đình Quân – Giang hải tương phùng khách hận đa, Thu phong diệp há Động Đình ba. Tửu hàm dạ biệt Hoài Âm thị, Nguyệt chiếu cao lâu nhất khúc ca!

溫庭筠 – 贈少年

江海相逢客恨多
秋風葉下洞庭波
酒酣夜別淮陰市
月照高樓一曲歌

thủ không thuyền

hứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn, Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, Mộng đề trang lệ hồng lan can… – Thuyền không đậu bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng. Đêm khuya chợt nhớ tuần tuổi trẻ, Lệ trong mơ, hoen vẻ phấn son…

白居易 – 琵琶行

去來江口守空船
繞船明月江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干

bạc thuyền qua châu

hai bút đầu xuân – Bạc thuyền Qua châu – Vương An Thạch. Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc… tốt nhất cứ đọc nguyên văn chữ Hán, tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo, dịch ra rồi, chẳng còn mùi vị gì!

Kinh Khẩu Qua Châu nhất thuỷ gian,
Chung San chỉ cách sổ trùng san.
Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?
Qua Châu, Kinh Khẩu một sông,
Chung Nam cách núi mấy trùng trơ vơ.
Giang Nam xuân lại xanh bờ,
Đường về nào biết bao giờ trăng soi?

王安石 – 泊船瓜洲

京口瓜洲一水間
鍾山只隔數重山
春風又綠江南岸
明月何時照我還

cẩu thả

ừ nguyên, cẩu thả – 狗且, trong tiếng Việt thường hiểu “cầu thả” là: không cẩn thận, lộn xộn, tắc trách, nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác, và rất thô tục nên từ điển chính thống cũng không ghi nhận. “Cẩu” là chó thì đã dễ hiểu, còn “thả”, mười mấy năm trước, An Chi đã giải thích, chính là chữ tượng hình, chỉ “nam tính sinh thực khí”, cứ nhìn hình dạng của chữ là rõ. Như thế, “cẩu thả” không phải là làm việc lộn xộn, mà chính là chỉ hành vi nam-nữ tính-giao bất-chính, nghĩa hiện dùng chỉ là phái-sinh về sau.

thanh niên dữ thanh xuân

青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。那怕苦难和悲痛,那怕困难多重重。青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。青年恋爱着理想,青年永远向前走。

看春风轻轻吹过大地,多少花在枝头齐开放。朋友你难道还不快乐听小鸟争着唱春之歌。

姑娘们来吧舞蹈,小伙子来吧赛跑。蹦蹦跳我们跑闹,哈哈笑我们喊叫。

春天带来了欢笑与歌唱,带来了理想与希望,虽然有时烦恼渺茫。让我们来歌唱春天,让我们欢笑与歌唱,把握着现实与理想,冲破烦恼迎接万丈光芒。

xuân dạ lạc thành văn địch

huỳ gia ngọc địch ám phi thanh, Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành. Thử dạ khúc trung văn chiết liễu, Hà nhân bất khởi cố viên tình? – Sáo ngọc nhà ai tiếng mơ màng, Theo gió xuân vào khắp Lạc Dương. Văng vẳng đêm nay bài chiết liễu, Ai người không chạnh nỗi tha hương?

李白 – 春夜洛城聞笛

誰家玉笛暗飛聲
散入春風滿洛城
此夜曲中聞折柳
何人不起故園情

khí thôn ngưu

ản mạn về bài thơ Thuật hoài, Trần triều tướng quân, Phạm công Ngũ Lão, nguyên văn: Hoành sáo giang san cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu, Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu… Sách vở cũ (như Trần Trọng Kim) đều lý giải “ngưu” là sao Ngưu, sao Đẩu, nên giải nghĩa câu này: chí khí ba quân mạnh mẽ như hổ báo, muốn nuốt cả sao trên trời. Khi nhỏ đọc vậy thì chỉ hiểu vậy, không thắc mắc!

Nhưng giới văn học sử hiện đại khoa học hơn, lý giải “khí thôn ngưu” đơn giản là “nuốt trôi con trâu”, ngữ nghĩa hợp lý nếu liên hệ với 2 chữ “hổ báo” phía trước, không cần phải lãng mạn hoá “trên trời”. Vậy câu này hiểu đúng là: ba quân chí khí mạnh mẽ như hổ báo muốn nuốt trôi trâu! (“ngưu” là bò, “thủy ngưu” mới là trâu, nhưng dùng đã quen, không sửa). Hy vọng năm mới, vận sự đổi thay, Covid tiêu tán, nuốt trôi được con trâu Tân Sửu này! 😀

công án

iải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

“…Đặc trưng của công án là sử dụng rất nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên vì thế, nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế đặc biệt để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…”

công xã nguyên thuỷ

uối tuần hơi rảnh rỗi xem vài tập phim “nhảm” của TQ… Đầu tiên nhận thấy thuyết minh kiểu Hồng Công bên hông Chợ Lớn đã có tiến bộ, giọng đọc đã giống với tiếng Việt hơn, tuy nhiên hiểu biết về văn hoá TQ vẫn rất kém, nhiều câu, chữ đọc như bùa chú, biết ngay người thuyết minh éo hiểu gì! Tuy là drama nhưng người ta làm kịch bản từng câu, từng chữ đều có ngữ nghĩa, không phải kiểu “bùa chú” như VN. Thứ đến nữa là phim vẫn có nhiều tầng cảm nhận khác nhau, dành cho nhiều loại khán giả khác nhau!

Tầng thấp nhất: trai xinh gái đẹp, ăn mặt thời trang, ngôn tình các kiểu! Tầng kế đến: có suy nghĩ về tín nghĩa trong làm ăn, các loại thật – giả giá trị, về khế ước xã hội. Tiếp đến vẫn có thêm đôi tầng ngữ nghĩa cao hơn cho người xem cảm nhận, dù chỉ là một bộ phim truyền hình không phải là xuất sắc lắm! Mới hay, xã hội TQ đã phát triển đến mức cao, tinh vi về giao tiếp, phức tạp về tổ chức, dần dần tiến đến tinh thần lập thân, lập pháp. Nhìn lại cái “công xã nguyên thuỷ” Việt Nam mà thấy đau lòng lắm lắm… 😢😢

pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!