vong bản

忘本

hường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác! 😀

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.