tử viết, tử viết…

ại nói truyện chưởng Kim Dung, Thiên Long bát bộ, hồi 58, 59. Nguyên lai, Tô Tinh Hà của Tiêu Dao phái có 8 đệ tử gọi là Hàm Cốc bát hữu, 8 vị này tuy võ công không cao, nhưng mỗi người có những “tuyệt nghệ” riêng, người chơi đàn, kẻ đánh cờ, người đọc sách… Trong Hàm Cốc bát hữu đó, hàng thứ 3 gọi là Cẩu Độc, cái tên này có nghĩa là: bạ cái gì cũng đọc, đọc vô số sách vở, cứ mở miệng ra là: “Tử viết, Tử viết” (Khổng tử nói thế này, thế kia…), luôn mồm trích dẫn điển tích, tầm chương trích cú. Hai hồi này trong Thiên Long bát bộ có rất nhiều “Tử viết, Tử viết”, thật là một màn trào phúng, châm biếm rất thú vị!

Chuyện “Tử viết, tử viết” (子曰,子曰。。。 Khổng tử nói thế này, Khổng tử nói thế kia…) trước đã có nói đến nhiều, nay đến chuyện “Khổng tử không nói”… 子不語怪力亂神 – Tử bất ngữ: quái lực loạn thần – Khổng tử không bàn chuyện quái dị, bạo lực, phản loạn và thần quỷ. Nhiều lần, đã từng có nhiều người hỏi Khổng Ni về thần tiên, ma quỷ, về “thế giới bên kia”, tất cả đều được đáp rằng: chuyện người sống còn chưa biết rõ, bàn làm gì chuyện người chết! Tư tưởng của Khổng tử tập trung hoàn toàn vào vai trò, tư cách, đạo đức của con người trong cộng đồng và xã hội, ông ấy từ chối trả lời các vấn đề siêu hình, siêu nhiên…

thệ hải minh sơn

Đàn anh đã cho tôi trời xanh bao ước mơ tuổi thơ,
Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm khát vọng…
Mặt trời bé con - Trần Tiến 

acebook nhắc ngày này mấy năm trước… Nhiều lần xem phim, thấy cảnh trai & gái ngồi tự tình, đối diện biển xanh bao la, cảnh quan diễm lệ, tôi muốn kêu lên: 你门都傻了吧? – Nhĩ môn đô soạ liễu ba?

Chúng mày khùng hết rồi hả? Còn không mau nhảy xuống biển, hoà mình vào cái không gian rộng lớn đó, còn ngồi đó mà ngôn tình cái gì, 誓海盟山 – thệ hải minh sơn – thề non hẹn biển, toàn nói ba lơn!!! 😀😅

vận bút

ể chuyện thời cấp 3, thầy cô giảng bài kệ, ở dưới mình chán, chép thơ chữ Hán. Bạn có đứa thấy nên hỏi: bạn học chữ Hoa à, mình đáp: vâng, nó không tin, bắt tự viết tên ra, thế là tôi viết chữ Xuyên – – tượng hình dòng nước chảy 3 vạch dọc, ku bạn éo muốn tin, chữ Hoa gì mà như thế, đích thị là tôi bịa ra lừa gạt! Bài học rút ra là: đừng nhiều chuyện với kẻ không biết, đối với nó, biết hay không éo khác gì nhau! 😢

Lại nói chuyện “vận bút”, bàn tay con người thật kỳ diệu, ngoài “gross motor skill”, còn kỹ năng “fine motor skill”, cái sau là cái giúp cho 2 bàn tay có thể làm những việc vô cùng phức tạp và khéo léo, như đánh đàn hay thư pháp, kỹ năng “vận bút’ như trong video thực là quá siêu đẳng, cần có năng khiếu và rất nhiều năm rèn luyện. Mà bàn tay chèo thuyền của tui chỉ có “gross skill” thôi, chứ mộng mị “fine skill” đã bỏ từ lâu! 😅

thanh bình lạc

ộ phim đang “hot” thời gian gần đây, tuy hình thức cổ trang, ngôn tình, nhưng hàm lượng văn hoá không phải ít. Yếu tố căn bản đầu tiên, đó là Tống triều tìm cách du nhập giống lúa “100 ngày” từ Giao Chỉ (ngày nay là VN), giống lúa mau kết hạt, chịu sâu bệnh, thời tiết tốt này là cải cách rất căn bản và sâu rộng đối với nông nghiệp TQ đương thời, sản lượng lương thực tăng nhiều lần, lần đầu tiên trong lịch sử, lương thực dự trữ trong kho đủ ăn trong… 50 năm, điều này dẫn đến bùng nổ dân số, rồi lần lượt dẫn đến bùng nổ kinh tế, thương mại, KHKT. TQ bước vào một kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng có, đời sống vật chất đầy đủ, các đô thị mở rộng, văn hoá, văn chương, tư tưởng đạt đến mức cực thịnh: Phạm Trọng Yếm, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Vương An Thạch, Trình Di, Trình Hạo, etc…

Đời sống vật chất cao như thế, XH chuyển biến thành những cấu trúc, tổ chức phức tạp đan xen nhau về lợi ích. Đời sống văn hoá tinh thần cao như thế dẫn đến một xã hội văn trị, văn nhân chữ nghĩa được coi trọng, mà võ bị bị coi thường. Võ tướng đời Tống được ưu đãi nhiều về tiền bạc và vật chất, nhưng bị từ chối sự công nhận về địa vị nơi miếu đường, bị xem thường về danh dự. Về việc binh, Tống triều nổi tiếng là… đánh đâu thua đó, chủ tướng trận vong, toàn quân tiêu diệt, cứ thế lặp lại! Hàng năm, để được yên ổn, Tống phải cống nạp cho Liêu hàng vạn lạng bạc và nhiều sản vật khác, thế nhưng trên tổng thể vẫn không thiệt vì cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Tống, còn phía Tây Hạ, Liêu cái gì cũng phải mua từ Trung Nguyên, từ lương thực, nhu yếu phẩm cho đến tơ lụa, hàng thủ công mỹ nghệ!

Ngay cả gây sự với VN cũng bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tành. Tống sử có cách giải thích “chữa thẹn” rất hài hước về chuyện đánh đâu thua đó, lý giải rằng Liêu, Tây Hạ là những bộ tộc du mục, “toàn dân vi binh” – 全民為兵 – già trẻ, trai gái ai cũng là lính, nên một “quân đội chuyên nghiệp” như Tống không thể địch lại được! Cái thành ngữ “toàn dân vi binh” này lại được thấy sử dụng một lần nữa năm 1979, khi hơn nửa triệu quân TQ không thể xuyên thủng hàng thủ của 80 ngàn dân quân VN ở biên giới phía bắc. Nói tới nói lui, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, năng lực sản xuất, trình độ văn hoá cao khiến xã hội TQ nghiêng hẳn về tổ chức quy mô, quy cũ, mà yếu hẳn về tinh thần võ bị, mà những sắc dân yếu kém hơn về kinh tế, văn hoá như Liêu, Tây Hạ, VN thì… ngoài cái mạng cùi ra, chẳng có gì để mất!

bắc đẩu

徐安貞 – 聞鄰家理箏

北斗橫天夜欲闌
愁人倚月思無端

ai bức “sơ đồ” chòm sao Bắc Đẩu, cái đầu vào nửa đêm, chòm sao thẳng đứng, cái sau ban ngày, chòm sao nằm ngang. Thơ của Từ An Trinh thời Đường: – Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan, Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan – Đêm tàn, Bắc đẩu quay sang, Người ngồi dựa nguyệt, ngổn ngang mối tình… Sao Bắc đẩu xoay ngang tức là trời sắp sáng… 🙂

từ nguyên: giả dụ, rút cuộc & sốt

ừ nguyên: giả dụ (假如, âm Hán Việt: giả như) & rút cuộc (如果, âm Hán Việt: như quả). Để ý hiện tượng một chữ “như” (âm Hán Việt) nhưng có đến hai cách đọc (dụ, rút), chứng tỏ từ ngữ du nhập vào VN tại nhiều thời điểm, thậm chí là từ nhiều nguồn (địa phương) khác nhau.

Sốt: (âm Hán Việt: thiêu) từ này nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tiếng Pháp “chaud” có nghĩ là nóng, nhưng tôi lại cho rằng một từ rất cơ bản như thế không phải mượn từ Pháp ngữ muộn đến vậy! Dĩ nhiên, lần nữa cũng chỉ “ghi chú” như thế, không dài dòng giải thích!

chính khí hướng thượng

ại là phim thanh xuân Trung Quốc, vừa bước vào cổng trường (vâng, chính là ngôi trường trung học Chấn Hoa – 振华中学 nổi tiếng qua ít nhất 3 bộ phim khác nhau), đập ngay vào mắt là câu khẩu hiệu: Hảo vấn lập hành, Chính khí hướng thượng! Haiza, dĩ nhiên cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi, nhưng nó cũng nói lên được nhiều vấn đề!

Lại đi trước Việt Nam, từ lâu đã bỏ những câu sáo rỗng, không có mấy giá trị thực tế, kiểu như Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ không quá quan trọng, văn cũng chưa phải là quan trọng lắm đâu, quan trọng nhất là khí chất con người: chính trực, ngay thẳng, luôn tìm đường hướng đi lên, chứ không mãi lưu manh lặt vặt kéo cả lũ xuống dưới!

好问立行
正氣向上

cảnh cảnh tinh hà

hải nói là TQ làm phim thanh xuân – coming-of-age rất hay. Không nên nhầm lẫn với thể loại ngôn tình, ngôn tình chỉ mới gần đây, thanh xuân đã có từ lâu, dù cũng có xu hướng hoà lẫn 2 thể loại. Ôi thanh xuân, ánh thiều quang xán lạn! Nhớ lại chính tôi năm lớp 8, cũng mượn giờ Văn, mượn Kiều để tỏ tình ngay giữa lớp, tỉnh như ruồi không biết ngượng: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?! 😀 Đầu phim nghe tên nam & nữ chính: Cảnh Cảnh & Tinh Hà thấy quen quen, nghĩ một chút là nhớ ra mượn từ Trường hận ca – Bạch Cư Dị: Trì trì chung cổ sơ trường dạ, Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên.

Lời thoại chất lượng, mượn cổ văn khá nhiều, nói về kỳ thi ĐH: khảo thí bất nhân, dĩ học sinh vi sô cẩu – thi cử thật là bất nhân, xem học sinh như cỏ rác, nhại một câu trong Đạo đức kinh, Lão tử: Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😀 Lồng ghép văn hoá cổ như thế, lứa tuổi HS chưa thể hiểu hết được, nhưng chúng nó sẽ nhớ và lớn lên từ từ sẽ hiểu, sẽ tìm lại những nội dung ẩn giấu trong đó, có những nội hàm làm phong phú cuộc sống về sau! Với khán giả VN thì không thể nào hiểu được, cùng lắm chỉ nắm được vài ba ngôn từ bề mặt! Nên suốt cả ngàn năm nay, không lúc nào mà VN không học TQ, nhưng rút cuộc, cũng chỉ học được mấy cái hời hợt!

danh chính ngôn thuận

huyện thấy được khi xem phim, vấn đề an ninh mạng Trung Quốc, dĩ nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có điều rất căn bản: công khai danh tính! Các tài khoản mạng ở Trung Quốc hầu như phải xác minh nhân thân, như thế ai nấy đều phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, chỉ cần có Báo cáo (Report) từ tài khoản “tíc xanh” là đã có thể bắt đầu chuỗi hành động pháp lý! Danh có chính thì ngôn mới thuận được, đây là chuyện hiển nhiên! Về vấn đề quyền riêng tư, hiện tại, các tài khoản mạng ở Trung Quốc vẫn cho phép một mức độ “ẩn danh” (không xác minh) nhất định! Nhưng chỉ có khiếu nại, kiện cáo từ tài khoản “tíc xanh” thì mới được xem xét!

Còn loại kia chỉ mang tính chất thông tin. Khi đa số người dân trong cộng đồng đều “tíc xanh”, thì phát ngôn từ tài khoản “không tíc xanh” được xem là không “chính danh”, không có trọng lượng, có độ ưu tiên rất thấp! Về vấn đề tự do ngôn luận, điều này chỉ khả dĩ trong một xã hội dân trí cao, con người có lòng tự trọng và ý thức đạo đức, pháp luật! Còn trong một xã hội phức tạp, đầy rẫy “lưu manh vặt” như Trung Quốc và Việt Nam thì chỉ có đẩy tinh thần “pháp trị” tới mức cao độ, thậm chí là hà khắc, ác liệt thì mới có thể giáo dục, sửa đổi con người, ép họ phải “cẩn ngôn, thận hành”! Chứ không thể ngồi đó mà trông chờ vào mấy câu “đạo đức” suông được!

từ nguyên: chủ tịch, chủ xị

hủ tịch, chủ xị (主席), “chủ tịch” là đọc theo âm HV, đọc theo âm Bắc Kinh hiện đại sẽ là “chủ xị”, nên “chủ tịch” hay “chủ xị” thì chỉ một từ, một nghĩa mà thôi. Du nhập vào VN tại những thời điểm khác nhau nên ý nghĩa ngữ dụng học (pragmatics) hơi khác nhau! “Tịch” là cái chiếu (Nguyễn Du: tịch mạt nhất nhân phát bán hoa – 席末一人髮半華), ngày xưa ở ngoài hội đồng làng, ai ngồi đầu chiếu tức là nhân vật quan trọng nhất vậy!