bùa chú

ói chuyện lồng tiếng phim Hồng Kông ở bên hông Chợ Lớn, từ hồi còn nhỏ xíu, hễ mà nghe lồng tiếng kiểu đó là tôi tắt TV không xem. Xin nói rõ là tôi không có ác cảm gì với người Hoa Chợ Lớn, ngược lại còn thích họ rất nhiều! Nhưng mà lồng tiếng như vậy là không xem, không nghe, có hai lý do: thứ nhất là nghe phải cho ra tiếng Việt, dở cũng được nhưng phải là tiếng Việt, thứ 2 là phải hiểu thấu đáo về văn hoá cổ truyền TQ, trích dẫn cổ văn trong phim lồng tiếng, thuyết minh không câu nào là không sai, vì người lồng tiếng thực ra không biết gì về cổ văn. Riết rồi xem phim lồng tiếng, đọc trích dẫn cổ văn giống y như nghe pháp sư đọc sấm ký, bùa chú!

Rồi giờ đọc sách báo cũng thấy cũng y chang như vậy, dịch từ tiếng Anh sang, đọc là biết người dịch không hiểu gì, viết như bùa chú! Haiza, tiếng Hoa khó không nói, học tiếng Anh bao năm rồi thấy “công phu” cũng chỉ có thế. Hãi nhất bây giờ là nhiều sách báo viết thuần tiếng Việt mà đọc mãi cũng không hiểu nói gì, nghe cũng như bùa chú, hay là mình quá dốt chăng!? Tiếng Anh, tiếng Hoa xa lạ, khó khăn không kể, đằng này tiếng mẹ đẻ cũng vậy! Nhiều người thực ra không bao giờ hiểu được tôi khó chỗ nào, là từ những cái nhỏ như thế: tiếng Việt tào lao không nghe, nhạc tào lao không nghe, chuyện tào lao không nghe… miễn nhiễm với những thứ xàm xí! 😀

xăm – 2021

賈島 – 寄韓潮州愈

一夕瘴烟風卷盡
月明初上浪西樓

Nhất tịch chướng yên phong quyển tận, Nguyệt minh sơ thướng Lãng Tây lâu.

Một đêm gió thổi, khói tan, Lầu Lãng Tây, ánh trăng vàng hiện ra.

âu ko bốc quẻ xăm nào, những ngày cuối năm, nghĩ tới những việc dự định sẽ làm, bèn đem 100 câu “Đường thi thiêm” đã làm trước đây ra, dùng điện thoại phát sinh 1 số ngẫu nhiên, bốc được ngay 1 câu của Giả Đảo. Đang nghĩ xem là điềm gì, là ý gì đây!? 🙂 🙂

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢

đức

áo chí VN chuyên lặp lại cái câu “để đức cho con”, mà nói cho ngay, vừa mở miệng ra là đã biết không hiểu “Đức” là gì! Dần dần, vì thiếu sự minh định, nên nhiều người cho rằng “đức” là một thứ tài sản vô hình, một loại may mắn, một kiểu kết quả có thể để lại cho con cháu. Hiểu như thế sai hoàn toàn, tra từ điển thấy ngay, chữ “đức” dịch sang tiếng Anh là: “merit” hay “virtue”, tiếng Việt hiểu là: phẩm chất, phẩm hạnh, tính tốt.

Ở thời của Khổng tử, chữ “đức” chỉ hiểu đơn giản là phẩm chất của con người: làm việc siêng năng là đức, nói năng thật thà là đức, đối đãi chân thành là đức, .v.v. “Đức trị” hiểu nôm na tức là “lead by example”, dùng bản thân làm gương để người khác noi theo! Thế thì quay về tự vấn bản thân đi chứ làm sao mà “để đức cho con” được!? Chính vì không hiểu “đức” là gì nên tìm cách lái nó sang khái niệm vật chất là… “công đức”! 🙂

TQ

ổng hợp một vài tin tức công nghệ… Trung Quốc chế tạo xe tải 300 tấn chạy bằng điện, hiện tại, nhiều người nghĩ điện chỉ thích hợp cho xe nhỏ, và nghi ngờ liệu công nghệ pin có thể dùng cho xe hạng nặng? Ấy thế mà cái xe siêu nặng này chạy điện! TQ khởi động lò phản ứng tổng hợp hạt nhân kiểu tokamak, do bản chất, kiểu lò này an toàn hơn lò phản hạt nhân phân rã. Cháy nổ, động đất, sóng thần xảy ra, lò sẽ tự tắt. Sẽ có nhà máy điện hạt nhân an toàn và thân thiện với môi trường! Điều quan trọng nhất là: hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng, ở thì tương lai (một tương lai không xa, chắc chắn trong đời chúng ta), sẽ thay đổi hoàn toàn, năng lượng hoá thạch sẽ giảm đến mức tối thiểu!

Vâng, toàn là “yếu tố Trung Quốc” cả ấy! Tôi tin những điều đó sẽ đến, trong ít hơn 20 năm, những đổi thay kinh hoàng và triệt để! Đến bao giờ thì con người mới biết lắng nghe chính mình và môi trường xung quanh? Chẳng bao lâu nữa, du học Trung Quốc, học tập văn minh “Đại Đường trung thổ” mới là sang chảnh! Thực ra, từ cả ngàn năm trước, các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều cử nhiều người đi Tràng An du học đó thôi! Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ dạy thiền và công phu Thiếu Lâm, như thế mới là văn minh “thượng quốc”, quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân君子求諸己,小人求諸人, không như ở cái xứ man di, tối ngày mở loa kẹo kéo và hú hét man rợ như bầy khỉ, vượn!

neo classicism

oại âm nhạc “hiện đại” tại thời điểm 20 năm trước, Nữ tử thập nhị nhạc phường – 女子十二樂坊 – Ban nhạc 12 cô gái – The twelve girls band! ❤️ 30 năm trước, Giao hưởng #40 được sử dụng làm nhạc hiệu chương trình Phim truyện, THVN. Khó có bản nhạc nào vừa tươi sáng, lại vừa u tối, vừa lạc quan, vừa yếm thế, tất cả trong một như là #40!

xăm – 2020

ách mấy tuần, ko biết nghĩ sao, bắt thử 1 quẻ xăm (trước giờ, mới chỉ bốc 3 lần cả thảy, đều có post trên Face). Thấy cũng có phần đúng đúng, hay hay, ghim lại ở đây, chờ xem sao… 📌📌😀😀

lý tử thất – tiêu sầu

ý Tử Thất, nàng ngồi đấy, ôm đàn và hát: 🙂 ❤️ …Một ly này kính cố hương, một ly này kính viễn phương, xin giữ cho tâm hồn này được thiện lương, xin cho tôi được trưởng thành… Cái gì mà “niệm niệm bất vong”, cái gì mà “cao sơn thuỷ trường”? Đến trời sáng, ai bảo mình không say thì thật đúng hoang đường.

nha đầu

ừ nguyên, nha đầu – 丫頭. Trẻ con TQ ngày xưa (không phân trai gái), tóc cột rẽ sang 2 bên như chữ nha () nên gọi là nha đầu, tức là đầu hình chữ Y. Trong ảnh: 2 tiên đồng của Trấn Nguyên đại tiên (phim Tây Du Ký, 1986), tên là: Thanh Phong (gió mát) và Minh Nguyệt (trăng thanh) đoạn này, Tề Thiên ăn trộm quả nhân sâm… 😀

bumble bee

rích đoạn phim “Thiềm quang thiếu nữ”, phim lấy bối cảnh một trường âm nhạc TQ, nơi nhánh nhạc Tây phương và nhánh nhạc cổ truyền thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Như thường lệ, cuộc chiến âm nhạc – music battle, dùng bài “The flight of bumble bee”, như đã được sử dụng trong rất rất nhiều phim khác, trích từ trong một vở opera của tác giả Nga, Nikolai Korsakov! Muốn biết tại sao gọi là “Ong bay”, nghe rồi sẽ rõ! 😀