nam quốc sơn hà

ã đọc nhiều hoành phi ca tụng công đức nghe sến, nhàm… Riêng tại miếu Lam Sơn động chủ (Lê Thái Tổ – Lê Lợi), Lam Kinh, bức hoành đề 6 chữ rất hay: 南國山河自此Nam quốc sơn hà tự thử – Sông núi nước Nam… từ đó… Kiểu như bây giờ hiện đại viết phải có dấu 3 chấm lửng, muốn ngắt câu thế nào, muốn điền gì vào chỗ trống thì điền.

đại hùng

ặp trên đường xuyên Việt gần Sa Huỳnh, Quảng Ngãi… đã đi được hai năm rưỡi, hơn nửa đường từ Cà Mau về Yên Tử. Cứ đi hai bước, lại cúi một lạy sát đất. Mọi người có biết tại sao hầu hết các chùa, tại ngôi điện trung tâm, đều treo một bức hoành đề: 大雄寶殿 – ĐẠI HÙNG bảo điện!?

Trong cái thời “Mạt Pháp” này, người người, nhà nhà “bi bô” tụng niệm, rao giảng về “từ bi”, “trí tuệ”, nhưng cố tình lờ đi, quên đi lời Phật đầy đủ phải có 3 yếu tố: bi, trí, dũng. Những loại “bi và trí” phiến diện, lặt vặt, đơn thuần chỉ là “tiểu xảo ngôn từ”, mà không có “hùng và dũng” thì làm được việc gì?

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).

xăm – 2018

iềng vốn vô thần (atheist) tuyệt đối: không Thần, không Phật, không Chúa, không thờ cúng, không ông Địa, thần Tài, không mê tín dị đoan, không xem bói, xem ngày, thậm chí không cả thờ cúng tổ tiên, etc… Xăm chẳng qua chỉ là một trò chơi chữ nghĩa mang tính chất giải trí.

Nghĩ thế nào mà ngày đầu năm mới Âm lịch 2018 lại bốc một lá xăm, đúng ngay quẻ số 09 Đại Cát (khá hiếm), xem có câu: Kim triêu hỉ sắc thượng mi đoan – Sáng nay sắc vui hiện lên cuối khoé mi, lại bảo có thư về trước cửa. Haizzaa, để xem xem trong năm là sự việc gì đây!

hương chung

hiết bị hết sức tiên tiến, hiện đại này gọi là “hương chung” – 香鍾, chính là cái đồng hồ báo thức thời cổ đại. Vòng hương xoắn có buộc 1 đồng xu hay viên bi, tạo mùi thơm dể ngủ, vừa xua đuổi côn trùng, được canh chính xác cháy hết thì làm rơi đồng xu xuống cái chậu đồng ở bên dưới, gây nên tiếng động đánh thức chủ nhân dậy! 🙂 P/S: Đang cố tập thói quen dậy lúc 5 AM mà tập mãi chưa được… 😞

cổ nhạc

rích đoạn “đẹp nhất, hay nhất” trong Hoàn Châu cách cách 🙂 đám cưới của Hạ Tử Vy và Tiểu Yến Tứ, xem đi xem lại hàng trăm lần ko biết chán! Chính là từ phút 1:20 đến phút 2:20, một điệu múa và một điệu nhạc cổ, các cô nương áo hồng, vũ đạo trên nền nhạc kèn & trống.

Tuy chưa truy ra đc nguồn gốc của nhạc & vũ này, cảm thấy có đôi phần đã “cải biên, hiện đại hoá”, nhưng có thể nhận định phần lớn là “nguyên bản”! Film truyền hình dĩ nhiên không thể “chất lượng” như film điện ảnh, nhưng thi thoảng vẫn nhặt ra được vài “viên ngọc” từ kho tàng văn hoá cổ!

“trần” thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

ình chụp trong một quán cafe cũ kỹ, gần như là đồng nát, thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, 2017, một đêm không gian u ám, tối tăm: “Trần” thời minh nguyệt “Lý” thời quan, Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn… Vẫn (còn đây) là vầng trăng sáng đời Trần, vẫn còn đây là miền quan ải thời Lý, mà người chinh nhân vạn dặm đi vẫn chưa thấy về…

bộ bộ kinh tâm

ữa xem 1 trích đoạn “Bộ bộ kinh tâm” – thường ko thích ngôn tình, kiếm hiệp, những thi thoảng vẫn xem để “học chữ”. 2 chị em Nhược Lan, Nhược Hy nhận được thư nhà, ngồi chờ viên thái giám đến đọc thư giúp. Xem đến đây lấy làm lạ, vì phụ nữ quý tộc xưa, tuy ko “thông kim bác cổ” như các trang nam nhi “luận bàn chính sự”, nhưng học vấn cũng ko phải là tầm thường, đều có ít nhất mười mấy năm học chữ. Cổ văn, Đường thi, Tống từ… thảy đều thông thạo, làm sao có chuyện ko đọc được thư nhà!?

Mở thư ra mới biết chữ viết lối bán thảo, học 10 năm cũng chưa chắc đã đọc được (tôi cũng ko đọc được, vậy mà biết có người ở làng Đường Lâm, Hà Nội, mới học 3 năm đã đọc / viết thảo thư thông thạo). Như nhân vật chính Nhược Hy trong phim tự nói về bản thân: ta ở thời hiện đại dù sao cũng có 16 năm đèn sách, chữ nghĩa, thế mà “xuyên không” quay ngược về quá khứ, lại trở nên người nửa mù chữ! Cái sự học ngày xưa cực kỳ khó khăn, học 10, 15 năm vẫn chưa biết gì, từng câu, từng chữ, thảy đều có ý nghĩa thâm sâu.

Không như “quốc ngữ” ngày nay, ngu lắm chỉ 6 tháng là có thể đọc viết tương đối. Vì dể dàng như thế nên trên đường dài, hại nhiều hơn lợi! Đây là vấn đề rất lớn của tiếng Việt: ngôn từ cạn cợt, ngữ pháp lỏng lẻo, nội dung ít ỏi… sinh ra nhiều người với “lổ hổng tư duy”. Từ những năm 20 tuổi, bằng cách so sánh ngôn ngữ học (comparative linguistics), đem cách suy nghĩ, hành văn trong tiếng Anh, Pháp, Hoa… đối chiếu vào tiếng Việt, tôi có thể phát hiện nhiều “lổ hổng tư duy” trong nhiều người nói chuyện với mình.

Những lỗi tư duy đó khiến cho người Việt rất dể bị xúi dục, lừa gạt. Đáng tiếc lỗi có tính chất cố hữu nên phần lớn không tự nhận ra. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XH Việt như ngày nay, không thể tự phản tỉnh để biết mình thiếu chỗ nào. Chưa kể đến vô vàn những thể loại “tỉnh để chi oa”, vì đã ngồi đáy giếng, không muốn xem trời bằng vung cũng không được! Sâu xa hơn, ngôn ngữ ko phải chỉ là cái vỏ của tư duy, nó hàm chứa trong đó nhân sinh quan và thế giới quan của một con người, một dân tộc…

điện ảnh

ăn bản, cách làm phim của Trung Hoa đại lục và Hồng Kông, Đài Loan rất khác nhau. Với Đài Loan, HK, diễn viên thường được chọn từ các cuộc thi sắc đẹp, dĩ nhiên là có ngoại hình. Còn ở Đại lục, đa số diễn viên, nhất là các thế hệ đầu, và đến tận bây giờ, thường chọn ở các đoàn ca kịch: Kinh kịch, Bình kịch, Xuyên kịch, Tương kịch… Các thể loại Kịch đại lục có bề dày lịch sử lâu đời, công phu đáng nể, diễn viên không chỉ học diễn xuất, mà còn học vũ đạo, võ thuật, nhiều trò tạp kỹ, và nhất là văn thơ cổ. Nên về ấn tượng ngoại hình, trang phục thì HK, Đài Loan có thể có chút ưu thế, nhưng về chiều sâu văn hoá, tâm lý, thì không thể qua mặt Đại lục.

Thế nên mới có chuyện “diễn vai nào là chết vai đó”, nhiều diễn viên cả đời chỉ đóng một vai: Hoàng hậu (độc ác), Hoàng thượng (lăng nhăng), Phi tần (hiền từ), Hoàng thái hậu (ba phải), Công chúa (nghịch ngợm), etc… Đó là mô thức truyền thống của Kịch nghệ, vốn đã chuyên sâu như thế, dù có giỏi đến đâu cũng khó lòng vượt qua. Làm phim hiện đại căn bản là nhiều chiêu trò nhảm nhí để lôi kéo khán giả. Nhưng đại lục làm phim, luôn luôn lồng ghép trong đó rất nhiều văn hoá cổ, phải là người dụng tâm tinh tế mới nhận ra và thưởng thức được, đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, ví dụ như nghệ thuật cắt giấy trang trí cổ truyền TQ trong hình dưới đây.