tiểu thuyết

小説

hế nào là “tiểu thuyết”, có vẻ chẳng liên quan gì đến khái niệm tương đương trong tiếng Anh là ”novel” (bản thân từ này lại có nghĩa gốc là… “mới”). Nếu dịch word-by-word thì “tiểu thuyết” tức là… “small talk”. “Tiểu thuyết” là để phân biệt với “trung thuyết” & “đại thuyết”.

Đại thuyết tức là Tứ thư, Ngũ kinh… lời của thánh hiền. Trung thuyết tức là Sử ký Tư Mã Thiên, Chiến Quốc sách, Tôn Tử binh pháp… những sách vở có giá trị kém hơn chút, và cuối cùng trong nấc thang là… tiểu thuyết, thứ văn chương đọc giải trí, giết thời gian kiểu Thuỷ hử, Hồng lâu mộng… 😀

bích nhãn hồ

heo các kinh điển Phật giáo ghi lại thì một trong 32 tướng mạo tốt của đức Phật là ngài có mắt màu xanh (!!!) Nên biết Ấn Độ thời của đức Phật khác với Ấn Độ bây giờ, dù là xét về chủng tộc, văn hoá hay ngôn ngữ. Trước khi nhập diệt, đức Thế tôn nói rằng: Này các chư tăng, vạn vật trong thế gian thảy đều vô thường, không gì tồn tại mãi, vì vậy hãy luôn kiên trì, tinh tấn trên con đường tự mình tìm lấy giải thoát! Chuyện kể thêm về “tinh tấn”: đệ Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc – Huệ Khả tìm đến Sơ tổ – Bồ Đề Đạt Ma xin học đạo nhưng không được chấp nhận, ông quỳ trước sân suốt đêm, tuyết ngập đến ngang thắt lưng.

Sáng hôm sau, Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi: ngươi bảo có quyết tâm học đạo, thế quyết tâm của ngươi đâu, cho ta xem! Huệ Khả liền rút đao chặt cánh tay trái của mình dâng lên. Sách vở TQ ghi lại rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng có mắt màu xanh: 碧眼胡 – bích nhãn Hồ – người “Hồ” mắt xanh. Thế rồi hơn 2500 năm sau, ở một xứ cũng tạm gọi là “Phật giáo”, “tinh tấn” chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn “tinh tướng”, nhiều người hết “Thưa mẹ con đi” lại đến “Về nhà đi con”, cứ đi ra đi vào một vài bước con con như thế, tự tạo nên một đám bụi mù, rồi cũng học đòi, nhân danh, nào là “Vu Lan”, nào là “Giải thoát”, “Giác ngộ” .v.v. 😞

trừu đao đoạn thuỷ

uy nghĩ vẩn vơ, điều kỳ lạ là, thời bây giờ, người TQ có thể đọc sử VN như: Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư .v.v. một cách tự nhiên, bằng chính ngôn ngữ của họ (vì tất cả những sách đó đều viết bằng chữ Hán). Trong khi người Việt không còn có thể tự đọc sử của chính mình!

Từ trong vốn văn hoá cũ, từ hơn 1200 năm trước, Lý Bạch đã cho thấy một mẫu cá tính… larger – than – life, xa hơn cả cuộc đời! 🙂 Cuộc sống hiện đại, với tất cả những tiến bộ, hiểu biết của nó, hoá ra, lại toàn tạo thành những con người… smaller – than – micro – beads, nhỏ hơn vi – nhựa !!! 🙁

narcissism of small differences

hu vực tôi sinh ra & lớn lên, bên này & bên kia đèo Hải Vân, cách nhau một ngọn núi nhưng đời sống người dân có nhiều khác biệt: giọng nói khác nhau, tâm tính khác nhau, tập quán sinh hoạt cũng hơi khác nhau. Chính vì những sự khác biệt nho nhỏ ấy mà đẻ ra biết bao nhiêu mâu thuẫn, kèn cựa, thù ghét, mỉa mai, đàm tiếu, hài hước…

Ấy là còn cách nhau một con đèo, còn cách trở một chút. Gần hơn, như một dải từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên, con người từng vùng cũng khác biệt. Với người miền ngoài mà nói thì hầu như không thể phân biệt giọng Quảng Bình với Quảng Trị, Quảng Trị với Huế. Nhưng với người địa phương thì sự khác biệt là rất rõ ràng, hiển nhiên.

Ngay bên trong một tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ làng này sang làng khác cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt từ ngôn ngữ giọng nói, đến phong tục, tập quán, đến độ có những câu “thành ngữ” kiểu như: Bất thú Dạ Lê thê, bất thực Nguyệt Biều kê… – không lấy vợ làng Dạ Lê, không ăn gà làng Nguyệt Biều… 😀

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó, theo cái nhìn của Freud, là một trong những động lực chính để các nền văn minh đấu tranh và phát triển. Trong nỗ lực tạo nên sự khác biệt, con người ta có xu hướng ghét những cái giống mình, mà thích những thứ khác biệt với mình, đó âu cũng là bản tính tự nhiên của con người và muôn loài!

Suốt lịch sử nhân loại, hầu hết những xung đột đều là những mâu thuẫn cục bộ nhưng gay gắt, càng giống nhau lại càng gay gắt. Xưa đã có Hy Lạp & La Mã, Ngô vương Phù Sai & Việt vương Câu Tiễn, gần hơn thì Anh & Pháp (nội chiến 2 Hoa hồng), Anh & Đức (WWI & II), Iran & Iraq, gần nữa thì Nam & Bắc Triều Tiên, Ukraine & Nga, etc…

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó nó lặp đi lặp lại trên nhiều mức độ, quy mô khác nhau. Như người Việt tự nhìn mình thì Nam VN và Bắc VN khá là khác nhau: Mạc & Trịnh khác nhau, Trịnh & Nguyễn khác nhau, Nguyễn & Tây Sơn khác nhau. Nhưng từ góc nhìn phương Tây thì cả Nam & Bắc VN đều giống nhau và đều rất giống… Trung Quốc.

Suốt hơn 2000 năm, Trung Quốc là cái lý do căn bản để VN… đến như ngày hôm nay. Chúng ta học họ mọi thứ, từ ngôn ngữ đến văn chương, từ phương thức sản xuất đến thể chế chính trị. Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục học, TQ làm cái gì là y như rằng 5, 10 năm sau, chúng ta bắt chước làm theo (kiểu như “điện mặt trời” và “ví điện tử”).

Nhưng cũng vì quá giống nhau như thế, nên hết lần này đến lần khác, xuyên suốt lịch sử, cái ám ảnh tự kỷ đó lại thôi thúc VN đi tìm kiếm, khẳng định bản sắc riêng của mình, luôn muốn tách ra để được “độc lập”, không chịu nằm trong vòng ảnh hưởng của TQ. Căn bản, đó cũng là một điều tốt, tiếc là sự “khác biệt” tạo ra chỉ ở trên “đầu lưỡi”.

Khác biệt nhỏ, nhưng thế nào là to, thế nào là nhỏ…tất cả đều tương đối. 15 tuổi, tôi đã thấy những khác biệt địa phương là nhảm nhí, 25 tuổi, đã thấy toàn VN đâu cũng như nhau… Toàn cầu hoá, kết nối thông tin, thế giới lại càng trở nên “không phẳng” hơn bao giờ hết, tất cả khác biệt, to hay nhỏ sẽ đều được đem ra xét lại… (to be continued)



vay mượn

gôn ngữ và văn hoá TQ ảnh hưởng khắp Á Đông: Đài, Hàn, Nhật, etc… không chỉ riêng gì Việt Nam, từ cả ngàn năm trước cho đến thời hiện đại. Dưới đây là 3 ví dụ về những thời điểm khác nhau mà một từ tiếng Hoa du nhập vào tiếng Việt, ví dụ đầu tiên là chữ… “ví dụ”:

1. 比如 âm Hán – Việt: tỉ như, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là… ví dụ. Hiện tại, trong tiếng Việt, “tỉ như” và “ví dụ” dùng tương đương nhau, cả 2 thực ra chỉ là một từ, nhưng du nhập vào VN tại 2 thời điểm khác nhau, một là cả ngàn năm trước, một có thể chỉ mới vài trăm năm gần đây!

2. 如果 âm Hán – Việt: như quả, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là: rút cuộc, hiểu theo nghĩa: kết quả là, cuối cùng thì… “Như quả”, từ này trong Hán Nôm rất ít thấy ghi nhận. Rút cuộc, có thể kết luận từ “rút cuộc” du nhập vào tiếng Việt tại một thời điểm chưa quá xa.

3. âm Hán Việt: toan, toán. Từ này du nhập vào tiếng Việt chỉ vài năm gần đây, âm Bắc Kinh đọc giống như là… xoã, chính là từ “xoã” của giới trẻ hiện tại với ý nghĩa: bỏ đi, quên đi, thư giãn. Hãy copy cụm từ: 算了,回家了 vào translate.google.com xem nó đọc và dịch thế nào!

Một số người thành kiến với ngôn ngữ và văn hoá TQ, nhưng không nhận ra ảnh hưởng sâu rộng của nó khắp Á Đông, cũng chẳng khác gì ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp – La Mã với phương Tây vậy. Hình dưới: cổ động viên bóng đá Nhật Bản đeo băng-rôn đề chữ: Tất Thắng – 必勝.

cao khảo

ao khảo – 高考, giống kỳ thi ĐH ở VN (âm Bắc Kinh hiện đại, hai từ cao & khảo đọc gần giống hệt nhau). Là một sự thách đố, làm khó các bạn trẻ giai đoạn đầu đời mà chẳng cần lý do vì sao. Một năm trước khi kỳ thi diễn ra, thầy cô chủ nhiệm họp phụ huynh và đề nghị: nếu muốn ly hôn, phá sản, cưới vợ lẻ, hay muốn qua đời vâng vâng… thì nên hoãn đến sau khi kỳ thi kết thúc, để con em tập trung ôn thi! 😀

Mình chưa bao giờ biết cảm giác đó là thế nào: không đi học thêm, không giải bộ đề, cũng vẫn tự ôn thi nhưng túc tắc một cách cầm chừng nhỏ giọt, kết quả không cao không thấp, 27.5/30 điểm. Vẫn luôn có những cách để các bạn trẻ thoát ra được những định kiến, lề thói, ràng buộc của xã hội để mà chọn hướng đi cho riêng mình, hay ít ra vẫn luôn có cách để giữ cho tâm hồn mình được tự do, thanh thản, mạnh khoẻ! 😀

bất xả trú dạ

ơn 2500 năm trước, đứng bên dòng sông, Khổng Tử từng cảm thán rằng: 逝者如斯夫不舍昼夜Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ – Chảy hoài như thế, không ngừng nghỉ ngày đêm. Đời sau khối kẻ nhìn ông như người ngáo: đã là sông thì phải chảy chứ làm sao!? Chẳng phải đã có bộ phim truyền hình rất hay: Tất cả những dòng sông đều chảy đó sao!? 😀

Hơn 2500 năm sau, bên dòng sông này, hàng ngày cảm nhận rất rõ nhịp điệu 2 lần thuỷ triều lên và xuống. Chậm rãi vô cùng, len lén lên, chầm chậm xuống, đi và đến chẳng mấy ai hay, mà thực ra nếu bình tâm quan sát kỹ, lại thấy vội vã, hối hả vô cùng. Vạn vật chuyển dời, năm tháng đổi thay, chẳng chờ đợi ai! Thật đúng là: thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😞

nguyên tiêu

德成禪師 – 載月明歸

千尺絲綸直下垂
一波才動萬波隨
夜靜水寒魚不食
滿船空載月明歸

hơ thế này thì Nguyễn Khuyến cứ phải gọi bằng sư phụ, cả thơ của ai đó… “giữa dòng bàn bạc việc quân, khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” cũng không bằng được ! 😀

Thiên xích ty luân trực hạ thuỳ,
Nhất ba tài động vạn ba tuỳ.
Dạ tĩnh thuỷ hàn ngư bất thực,
Mãn thuyền không tải nguyệt minh quy.
Trăm thước dây câu, nước trong veo,
Một làn sóng động, vạn sóng theo.
Đêm thanh nước lạnh khôn được cá,
Thuyền chở trăng về nhẹ tay chèo.

xăm – 2019

ách mạng 4.0 chính là đây, thánh thần cũng sẽ được tự động hoá, điện khí hoá! Máy xin xăm tự động giống kiểu máy chơi game ở siêu thị, bỏ xu vào sẽ nhả quẻ ra! 😀 Sáng cafe đọc báo thấy bài này, nhớ ra năm nay chưa xin quẻ đầu năm, bèn về lật 100 xăm đã chuẩn bị năm ngoái, ngẫu nhiên được số 66, phán thế này, hãy chờ xem… 🙂