tiểu tư sản

Tất cả mùa xuân rộn rã đi,
Xa xôi người có nhớ thương gì?
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả,
Ta biết xuân nhau có một thì…

áng 4h30 thức dậy, chạy một vòng quanh hồ Xuân Hương, rồi về ghé cafe Tùng sau lưng chợ Đà Lạt. Bà chủ quán tinh ý, thấy mình vào là đổi sang nhạc Pháp: J’ai quitté mon pays, J’ai quitté ma maison các kiểu, ngồi một lúc là các thành phần tri thức, nghệ sĩ vườn của Đà Lạt sẽ tụ họp về đây, tám chuyện trên trời dưới đất! Haiza một thời tự thấy mình cũng “petite bourgeoisie” – tiểu tư sản kinh!!! 😀

nắng chiều rực rỡ

ột đôi lần, đi dã ngoại, bạn tôi hay than phiền: sao cảnh mình chứng kiến nó đẹp thế, nó sinh động như thế, mà chụp về post lên Face lại thấy cũng bình thường, thiên hạ chẳng ai thấy đẹp!? Quan tâm ảnh đẹp làm gì, ảnh ọt thì nó chỉ tới như thế thôi! Mình đâu có phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mà cũng không có rảnh để làm chuyện đó!

Và có những người chỉ sống trong “thế giới phẳng 2D” nên họ chỉ thấy như thế! Họ đâu có ở ngay tại đây, ngay lúc này, trong thế giới n-D, hàng ngàn chiều – kích khác nhau, nhìn thấy chiều sâu của cảnh vật, cảm nhận, sờ mó, nghe, ngửi… Đã bảo là: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… đã bảo rồi mà ko tin! 😀

nam định

huyện chẳng “hay ho” gì, nên bây giờ mới kể… Năm đó, đi thăm nhà thờ Chính toà thành phố Nam Định xong, định đi tiếp về Phát Diệm gần đó, thấy có quán cafe nên tấp vào ngồi nghỉ một lát. Trong quán có 3 cô gái, 1 cô rất trẻ, xinh và ăn mặc rất thời trang (đây rõ ràng là một con “chim mồi”), hai cô kia trông có vẻ già dặn, trãi đời hơn tí. Ngồi một lúc, nói một vài câu là hiểu ngay họ định rủ mình đi đâu rồi!

Nhưng mà nhỏ nhẹ, lịch sự và khéo vô cùng, chèo kéo, nài nỉ, khéo và ngọt, ấy thế nên mình… lại không nỡ xẳng giọng. Sợ thì không sợ, nhưng thừa hiểu cái bẫy giăng ra có thể sập xuống bất cứ lúc nào! Đi thì bị níu lại, nhất định không cho đi, nên cũng đành phải nhỏ nhẹ, pha lẫn với khôi hài: Nàng buông vạt áo anh ra, Để anh đi chợ kẻo mà chợ trưa. Cô gái trẻ cười khì khì: em tha cho anh đấy! 😀 kaka

sapa – 2

ữa sáng đầu tiên ở Sapa, chưa chụp được bức ảnh nào thì đã ngã dập mặt, bể cái ống kính! 😞 Lò mò tự tháo ra, bên trong gãy 2, 3 chi tiết, “tài lanh” một hồi (dùng keo con voi) ráp lại thì vẫn chụp được ảnh như này! Về SG, đem vô chính hãng, hãng bảo phải gởi đi Sing, tiền sửa + tiền ship = tiền ống kính mới, thôi để vậy xài luôn, vẫn xài tốt đến giờ, nhưng phải “hiểu” nó, phải có “mẹo” một chút… 🙂

vận động

ừ 10, 15 năm trước, tôi đã có nhận định rằng sức khoẻ thể chất và đặc biệt là sức khoẻ tinh thần người Việt có vấn đề, 70~80% người Việt có biểu hiện bệnh lý thần kinh, thể nặng hay nhẹ, dạng này hay dạng khác! Nguyên do sâu xa nằm ở tầng văn hoá, thiếu chiều sâu, thiếu hiểu biết, chia xẻ giữa người và người, thiếu khả năng xây dựng giá trị cộng đồng. Cộng với sự thiếu vận động thời gian dài dẫn đến tâm hồn và cảm xúc xơ cứng! Không có đủ kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề gì cho thấu đáo, ai nói gì cũng tin, sẵn sàng nghe theo bất kỳ sự xúi dục vớ vẩn nào! Lật lại vụ “cha chơi đùa với con bị giết chết” mới thấy đó là cả một thế hệ bị “côn đồ hoá”! Cái “chấp ngã” quá lớn: điều tôi thấy phải đúng, điều tôi nghĩ phải đúng…

Nên chỉ cần một câu nói, một sự xúi dục nhỏ nhất là sẵn sàng giết người! Để cho “tôi được đúng” thì điều tệ hại nào cũng làm! Từ anh tiến sĩ “học nhiều”, cho đến gã xe ôm “học ít”, cái sự “chấp ngã” đều lớn như nhau, lớn đến mức ngoài “cái sự đúng của tôi” ra, chẳng còn gì quan trọng hơn nữa, những cái tôi hoang tưởng, méo mó, bệnh hoạn! Cùng với truyền thông hiện đại, khi công nghệ đã trang bị cho mỗi người một cái màn hình be bé, thì sự nô dịch tư tưởng & tâm hồn đã bắt đầu. Cả XH mụ mị trong những chiêu trò nhảm nhỉ! Gốc rễ vấn đề quay về trong một chữ: vận động! Vận động thể chất, tinh thần, vận động mọi mặt, giữ cho tâm hồn được tự do, mạnh khoẻ, giữ cho mầm mống thiện lương sống bên trong mỗi người chúng ta!

Alexei Leonov

him tài liệu dài 1h về Alexei Leonov, không phải là người đầu tiên bay vào vũ trụ như Gagarin, nhưng là người thực hiện chuyến đi bộ trong không gian đầu tiên. Trong số những phi hành gia Sô viết, Leonov có lẽ là người sống một cuộc đời đầy đủ nhất, viên mãn nhất, đa tài, đa nghệ, về sau trở thành phó giám đốc của một ngân hàng lớn.

Con người ấy toát ra sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt, sự khôn ngoan và điềm tĩnh. Sống qua tất cả những giai đoạn tồi tệ nhất của lịch sử, xuất thân từng là thành phần “kẻ thù của nhân dân”, 2 ngôi sao vàng trên ngực áo (2 lần Anh hùng Sô viết). 80 tuổi, người ta thấy ông khiêu vũ với những nhịp điệu sôi động như một chàng trai trẻ.

Xem thêm bộ phim Nga – 2017 về Alexei Leonov, The spacewalker – The Age of Pioneers

đồn cao

hân chuyện các công trình xây dựng ở Mã Pí Lèng, Đồng Văn, Mèo Vạc… gần đây. Giống như kiểu bạn đi về miền quê gặp được một cô sơn nữ rất đẹp, xao xuyến vô cùng. Ít lâu thì được tin cô ấy lấy chồng, trong lòng không khỏi bất bình: vô lý, không thể như thế, thằng chồng gớm chết.v.v. hoặc cực đoan hơn: không được, cô ấy là của tôi! Haiza, gái lớn người ta phải lấy chồng chứ!

Còn thằng chồng ấy như thế nào, có “tảo hôn” không, có hợp với pháp luật, với thuần phong mỹ tục không… lại là chuyện khác! Năm 2016 trèo lên cái Đồn Cao ở ngay trung tâm trị trấn Đồng Văn này, ngồi ngắm hoàng hôn! Đúng là rất cao, đường bê-tông nhỏ, dốc, xe máy không lên được, leo bộ muốn rạc cẳng. Ai lên rồi mới thấy, làm cái thang máy đứng từ chợ Đồng Văn thẳng lên đỉnh núi cũng là hợp lý!

spalted wood

ột kỹ thuật xử lý gỗ mộc gia dụng, nội thất. Quan sát cái bình dưới sẽ thấy nó có những vân rất lạ, ko phải là “vân gỗ”, chúng hình thành do các loại nấm mốc “ăn” đi những phần gỗ xấu. Kiếm được những loại gỗ tự nhiên như vậy hơi khó, nên người ta nghĩ ra cách “tạo” ra chúng.

Chọn loại gỗ vừa phải, đừng tốt quá (gỗ quá tốt nấm khó ăn), bỏ vào bịch hay thùng kín (nhưng ko kín quá), thêm vào một chút giấm hoặc bia, cất nơi tối, ẩm thấp… Sau một vài tháng, các loại nấm mốc sẽ ăn bớt những phần gỗ “yếu”, tạo nên các loại vân như trong hình! 🙂

Cardan grille

ưới Các-đăng, Cardan grille: Trò chơi thời cấp 2, học lóm được từ một cuốn sách Toán học vui nào đó quên mất, là kiểu mã hoá “đơn giản” mà tôi và mấy thằng bạn hay viết / gởi cho nhau, cách thức hoạt động như sau: lấy một miếng bìa (vuông), kẻ lưới 8×8, 10×10, hay kích thước tuỳ ý đục một số lỗ trên miếng bìa. Thông điệp được viết vào các ô đục lỗ, mỗi ô một chữ cái, khi đã hết ô thì xoay miếng bìa 90 độ và tiếp tục viết vào, cứ như thế, xoay tiếp 90 độ, 180, 270 độ. Nếu kích thước miếng bìa là 16×16 thì khoá mã hoá có chiều dài xấp xỉ 16×16/4=64 bit, hơi yếu theo quan điểm của Computer Science hiện đại. Haiza, nghĩ lại, tất cả những gì tôi học khi nhỏ… đều mang 1 cái não trạng, tư duy thời chiến! 😞

Dù các thông tin chưa giải mật, nhưng có bằng chứng để nghĩ rằng, quân đội VN trong chiến tranh, vì thiếu các phương tiện điện tử tính toán tinh vi, hiện đại, đã sử dụng phương pháp mã hoá “đơn giản, căn bản nhất”: OTP – one time pad. Như chúng ta biết, phương pháp mã hóa dùng khóa ngẫu nhiên có chiều dài bằng văn bản – OTP đã được Vladimir Kotelnikov (LX – 1941) và Claude Shannon (Mỹ – 1945), độc lập với nhau, chứng minh toán học là an toàn tuyệt đối, không thể giải mã!