17 moments of spring – parody

oi cái parody này mấy năm trước, cười đến tận giờ! 😀 Phải hiểu background một chút thì mới thấy hay: bộ phim đen trắng “17 khoảnh khắc mùa xuân”, 1973, một trong những phim ăn khách nhất của điện ảnh LX. Về sau, truyền hình Nga đem phim đen trắng cũ ra tô màu – colorized. Nói cho công bằng thì “tô màu” không tệ, nhưng nó đánh vào kỷ niệm của những người từng yêu thích bản đen trắng, vậy mới có cái parody dưới đây!

đọc vị

ảnh quan tuyệt đẹp trên đèo Ô-quý-hồ, Sapa. Lần đó chạy xe máy qua, từ bên phía Lai Châu còn kêu mía đá giải khát, qua bên kia đỉnh đèo phía Lào Cai là đã phải mặc áo ấm, đốt lửa sưởi, mưa đá bằng to bằng cỡ hạt gạo quất rát cả mặt! Cái đám “lều báo” cứ mở miệng là “phịch thủ” ấy dám cá chẳng bao giờ rời mắt khỏi màn hình laptop mà nhìn xem, cảm nhận thế giới thiên nhiên như thế nào, vì còn mãi quay cuồng trong mớ suy nghĩ GATO lặt vặt, còn mãi tìm cách “đọc vị” người khác! 😀

cầu hang tôm, 2

hiều năm trước khi đi qua đây (cầu Hang Tôm, Mường Lay, Lai Châu) nghe người dân địa phương nói đây là cây cầu khó xây nhất VN. Lúc đó không hiểu vì sao như thế, cây cầu không lớn, cũng không thấy có gì đặc biệt. Hai năm sau ghé qua lần nữa thì hiểu ra, khi nước rút xuống, lộ ra mấy trụ cầu cao gấp 3 lần trong ảnh. Nhiều sự việc nó deep – rooted, gốc rễ sâu xa, nếu không biết thì sẽ không hiểu được sao nó lại khó như thế… ☹️

gde-to daleko

Я прошу, хоть, не надолго,
Боль моя, ты покинь меня.
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Берег мой, покажись вдали
Краешком, тонкой линией.
Берег мой, берег ласковый,
Ах, до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы, хотя б когда-нибудь.

Где-то далеко, очень далеко
Идут грибные дожди.
Прямо у реки в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.

Где-то далеко в памяти моей
Сейчас, как в детстве, тепло
Хоть, память укрыта
Такими большими снегами.

Ты, гроза, напои меня
Допьяна, да не до смерти.
Вот опять, как в последний раз,
Я всё гляжу куда-то в небо,
Как будто ищу ответа.

Я прошу, хоть, не надолго,
Боль моя, ты покинь меня.
Облаком, сизым облаком
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Moscow nights

ôm nay vào mood hơi cổ điển, hơi operetta một tí… trên sân khấu là một baritone – Dmitri Hvorostovsky và một soprano – Anna Netrebko và một bài hát phổ biến nhiều người biết. Một số người vẫn còn ngần ngại khi bầu chọn Anna Netrebko vào vị trí soprano hay nhất mọi nơi, mọi thời đại, vì dù sao “hay nhất” vẫn là một đánh giá rất rất chủ quan. Cuộc đời Anna Netrebko cũng là một kiểu công chúa Lọ Lem, từ người lau sàn nhà hát Mariinsky ở Saint Petersburg trở thành soprano tầm cỡ…

youtuber

ừa đẩy cái thuyền xuống sông cái thằng nhóc chừng 9, 10 tuổi chạy ra: ah, chú là du-tu-bơ phải ko, chú đúng là du-tu-bơ rồi! Mình hỏi lại: du-tu-bơ (youtuber) là cái gì hả con!? 🙂 Trẻ con vô tri, không biết gì, chẳng qua là người lớn dạy cho chúng nó như thế! Haiza, đến người lớn còn không biết, lấy cái gì mà dạy con nít!? Sự yêu nhiên nhiên, thích vận động thì không hiểu và không có, suốt ngày chỉ hóng hớt 3 cái ai-đồ, ai-điếc trên nét… ☹️



Plash Palatka

uy nghĩ ngày mưa… 🙂 Một món đồ mà tôi nghĩ là rất cần thiết và tiện lợi cho dân đi dã ngoại. Plash Palatka là một món quân trang của quân đội Sô-viết, từ Thế chiến 2 đến tận ngày nay. Sau 75 năm, khi đã có những trang phục, thiết bị hiện đại, Ratnik và Strelets các kiểu, quân đội Nga vẫn nhất quyết không chịu “loại biên” món này ra khỏi trang bị.

Plash Palatka đơn giản là một mảnh vải dù dày, kích thước vuông khoảng 1.8×1.8m, có thể sử dụng theo 4 cách: áo gió, áo mưa, túi ngủ dã chiến và lều tạm cá nhân. Bên phải tấm áo thường xẻ một khe nhỏ để thò tay ra ngoài (bắn súng). Xem kỹ video để biết cấu tạo và cách sử dụng. Mặc cho bao nhiêu thứ high-tech, đây vẫn là một trang bị tuy thô sơ, nhưng hiệu quả!

bumble bee

rích đoạn phim “Thiềm quang thiếu nữ”, phim lấy bối cảnh một trường âm nhạc TQ, nơi nhánh nhạc Tây phương và nhánh nhạc cổ truyền thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Như thường lệ, cuộc chiến âm nhạc – music battle, dùng bài “The flight of bumble bee”, như đã được sử dụng trong rất rất nhiều phim khác, trích từ trong một vở opera của tác giả Nga, Nikolai Korsakov! Muốn biết tại sao gọi là “Ong bay”, nghe rồi sẽ rõ! 😀

race

iếng Anh hay có cách nói rất hay: cuộc đua lên đỉnh hay cuộc đua xuống đáy (race to the top & race to the bottom) ý nói cuộc sống vốn là cạnh tranh, nhưng có nhiều loại cạnh tranh khác nhau! Có loại cạnh tranh để cùng tiến bộ, còn như kiểu VN, thế nào rồi lũ lưu manh với những thứ rác rưởi sẽ cố gắng kéo mọi người xuống đáy cho ngang bằng với chúng nó!

Có nhiều vấn đề lớn mà bản chất “vì lợi nhuận ích kỷ” của kinh tế tư nhân sẽ khó lòng giải quyết ổn thoả được, ví dụ như nghiên cứu, sản xuất và phân bổ vaccine! Do đó, cần một cái khẩu hiệu, như ngày xưa là: “vì Đất mẹ” thì ngày nay là: “vì Nhân loại”! Nước Nga đã thắng ngựa, lên yên, và ném chiếc găng tay “Sputnik V” ra rồi đấy, các bên khác cùng tham gia cuộc đua nào! 🙂 😀

the blizzard

iệu valse nhẹ nhàng, thanh thoát cuối tuần… 🙂 Bài này là nhạc phim “The blizzard” (the Snowstorm, Bão tuyết – 1965), chuyển thể từ truyện ngắn lừng danh cùng tên của Pushkin. Bản nhạc, không cần đến film và truyện, tự thân nó cũng đã là kiệt tác!