lý tử thất – tiêu sầu

ý Tử Thất, nàng ngồi đấy, ôm đàn và hát: 🙂 ❤️ …Một ly này kính cố hương, một ly này kính viễn phương, xin giữ cho tâm hồn này được thiện lương, xin cho tôi được trưởng thành… Cái gì mà “niệm niệm bất vong”, cái gì mà “cao sơn thuỷ trường”? Đến trời sáng, ai bảo mình không say thì thật đúng hoang đường.

dozuki

hé qua hội chợ triển lãm SECC vì nghĩ là có thứ mình cần, rinh ngay một cây “Japanese saw – cưa tay Nhật Bản – dozuki, lưỡi mỏng, răng cắt nằm xen kẽ và ngược so với các loại cưa khác, nên cho vết cắt mỏng, chậm nhưng chính xác, đặc biệt là với các loại gỗ trung bình & mềm. Dụng cụ có thể dùng cho ghe, xuồng, tàu buồm nhiều vô khối, nhìn mà ham…

carnival night – 2

hông ngờ nước Nga hiện đại cũng có The voice, Idol, Got talents các kiểu, không hiểu sao những thứ “tạp nham, tào lao” như vậy mà vẫn tổ chức được. Thế rồi lại đem bài này ra trình diễn, so với bản gốc hoàn toàn là… phiên bản lỗi! 😃 Ai mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi…

Phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, nữ chính tuyệt vời! “Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt”. Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến tận ngày nay! 🙂

quê em miền trung du

Bao là gươm, bao la súng,
rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

iệu valse nhẹ nhàng cho buổi sáng, vẫn là giọng cả Thái Thanh 🙂 ❤️… Face lại nhắc những hình ảnh về biết bao vùng đất tươi đẹp mà ta đã đi qua! Bài này có 1001 lời chế, kiểu như: “ba em trồng khoai lang, đào lên thấy khoai mì, thiệt là điều vô lý” hay là: “quê em miền Sơn Tây, em gọi bố bằng thầy, em còn bé tí, em còn chưa có ti” 😀

nha đầu

ừ nguyên, nha đầu – 丫頭. Trẻ con TQ ngày xưa (không phân trai gái), tóc cột rẽ sang 2 bên như chữ nha () nên gọi là nha đầu, tức là đầu hình chữ Y. Trong ảnh: 2 tiên đồng của Trấn Nguyên đại tiên (phim Tây Du Ký, 1986), tên là: Thanh Phong (gió mát) và Minh Nguyệt (trăng thanh) đoạn này, Tề Thiên ăn trộm quả nhân sâm… 😀

composite

ôm đó đi mua mấy cây mây (rattan) dài gần 2m, đường kính khoảng 3 ~ 4 cm, và một mớ gỗ balsa về làm cái mái chèo kiểu Greenland, làm xong đem cân nặng đúng 0.8kg, tính hết cả sợi thuỷ tinh, keo, sơn… (!!!) xài tốt, nhẹ nhàng đến tận giờ! Bực mình cái là balsa là loại gỗ khá rẻ, nhưng vì phải nhập khẩu nên giá thành lại trở nên khá đắt! 😞 Nhân tiện giải thích về thuật ngữ “composite”… nhiều năm qua thấy có nhiều quan niệm rất “buồn cười” về composite, ai cũng nói kiểu “biết rồi” nhưng khi đụng tay vào việc thì lại thấy… nó không đúng như cái mình “biết”! Người thì bảo phải là epoxy và ván ép, người thì bảo là polyester và sợi thuỷ tinh, người thì bảo phải lót xơ dừa như kiểu làm vỏ lãi ở miền Tây, etc…

Về nghĩa của từ, “composite” tức nhiều loại vật liệu ghép lại, bê-tông cũng là một loại composite: bên trong có sắt để chịu lực xoắn, có hỗn hợp ximăng để chịu lực nén, tức là tìm cách tạo ra loại vật liệu mới có thể “tổng hợp” được các đặc tính của vật liệu thành phần. Theo nghĩa rộng thì ko có giới hạn nào cho composite: keo, sợi thuỷ tinh, sợi carbon, kevlar, xơ dừa, xơ hemp, etc… Chẳng phải “composite” dịch sang tiếng Việt là “vật liệu tổng hợp” đó sao?! Mặt chữ nó rõ ràng và đơn giản như thế, buồn cười cái là mỗi người căn cứ theo cái mình “biết” hay “học lóm” được ở đâu đó mà “phán”, đã “học lóm” còn “dấu nghề”, ko chịu chỉ ai, đã “dấu nghề” lại còn khăng khăng “như tôi mới đúng”, cuối cùng thành một kiểu thầy bói xem voi! 😀

ốc giấy

uống Hồ Cốc, bị chào mời mấy con ốc giấy này nhưng rất nghi ngại, thứ nhất là chưa ăn bao giờ, thứ hau là mấy chỗ dọc bờ biển này ko biết có bảo đảm ko. Và mình thừa biết, đồ ăn ngon hay ko là do “công phu” của người chế biến! Cuối cùng thì bà chủ quán nói giọng Huế cũng đem ra một rổ ốc “hài lòng”: đem ốc luộc, sau đó ngâm nước lạnh cho rã hết chất dơ., rửa sạch rồi ướp gia vị, bỏ lại vào trong vỏ ốc, đem nướng, hơi cầu kỳ chút… 🙂

surreal

hèo thuyền trong mưa bão, đó là cảm giác siêu thực – surreal nhất mà bạn có thể cảm nhận. Đã trãi qua một số sóng gió, sóng 1.2 ~ 1.6m bạc trắng đầu, nhưng không lưu lại được bức ảnh nào, đơn giản vì lúc đó chẳng còn tâm trí (hồn vía) đâu nữa mà chụp ảnh. Đôi khi xung quanh mình là một màu đen kịt, trời đất tối sầm, sóng gió quay cuồng, lúc nào cũng phải chèo chống đối phó. Nhưng đâu đó đằng kia, le lói một vầng sáng cuối đường chân trời, tự nhủ: cố gắng chèo thêm 1, 2 tiếng nữa sẽ đến được “miền tươi sáng”.

Đôi khi cả không gian tối âm u như bị cái vung lớn chụp lên đầu, nhưng ngay xung quanh chỗ bạn đứng, một quầng sáng tương phản rõ ràng đến từng chi tiết, cảm giác như đứng dưới limelight – ánh đèn sân khấu! 🙂 Một cái sân khấu do mình tự biên, tự diễn, tự thưởng thức! Chú thích: limelight là loại đèn khí oxy – hydro, ngọn lửa đốt 1 cục Canxi – oxít (CaO), khiến nó nóng lên và phát ra ánh sáng chói lọi, xưa thường dùng làm đèn sân khấu (lime: canxi, vôi, limestone: đá vôi), giờ không ai xài nữa, nhưng thuật ngữ thì vẫn còn sử dụng.