boat designing

ó mấy vấn đề về “thiết kế thuyền” từ xưa đến giờ không nói, vì biết nói ra cũng không có ai chia xẻ. Nhân tiện nói ra đây để khuyến khích, nếu ai đó đi vào “thiết kế thuyền”, vâng, chữ dùng quá là to, thực ra nó cũng đơn giản, chẳng có gì lớn lao. “Thuyền” ở đây hiểu là dạng recreational boat nhỏ chứ không nói về ship, ship chắc chắn là có nhiều chuyện phức tạp.

Đầu tiên hết là về phần mềm Free!Ship, đây là một phần mềm open-source gốc từ Nga, rất dể học và sử dụng, viết bằng ngôn ngữ Delphi. Vâng, cái anh Nga là chúa trùm chơi trò “cộng sản chủ nghĩa”, nếu không có những kiến thức về “thiết kế thuyền” đóng gói trong cái phần mềm này thì còn lâu chúng ta mới tiếp cận được cách làm, dù chỉ là ở mức độ sơ đẳng… 😃

Kế đến là mấy độ đo (measure) vật lý: Cp (prismatic coefficient), Cb (block coefficient), Cm, Cw, Kmt, S, LCB, LCF, etc… Cần có thời gian để hiểu các độ đo này, và biết được tại sao Cb < 0.3 thì thuyền sẽ khó giữ hướng đi thẳng, cần phải lắp thêm rudder hay skeg, tại sao Cp < 0.5 thì thuyền hiệu quả ở tốc độ thấp, nhưng sẽ hao tốn nhiều năng lượng ở tốc độ cao, etc...

Tiếp đến là độ ổn định tĩnh & động (static & dynamic stabilities), tại sao 1 số chiếc xuồng đi vững trên nước êm, ra đến vùng sóng gió lại lắc mạnh, và tại sao 1 số chiếc mới ngồi lên có cảm giác “bất ổn” nhưng ở trong sóng to gió lớn lại thấy “êm”. Xuồng làm cho khách du lịch đều là dạng đầu, còn dân “chuyên nghiệp” lại thích dạng sau, tất cả đơn thuần chỉ là vật lý!

Cuối cùng là sức cản nước (resistance), phần mềm có thể tính ra lực cản là bao nhiêu. Ví dụ như ở 3 knot là 8 Newton, ở 4 knot là 15 Newton, và tính ra được công hao tốn, ví dụ như 1 người chèo bình thường thì công sinh ra ở trong khoảng 50 ~ 100 Watt. Với khả năng tập luyện thể chất như vậy, như vậy thì bạn có thể chèo tốt ở tốc độ nào, trong bao lâu, etc… 😅

serenity – 1, p1

ã quyết định đặt tên chiếc kayak kế tiếp là Serenity, chính thức là 1 “danh từ” chứ không còn là “tính từ” như trước (Serene – x). Tiếp tục công việc design đã làm từ post trước, mỗi lúc làm một tí. Thay đổi quan trọng nhất là chiều dài xuồng giảm còn 15.5 feet!

Dự tính ban đầu chiều dài khoảng 16 feet, nhưng nếu giảm xuống chút nữa (15.5 feet) thì vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép nối lại (tấm plywood có chiều dài 2.44 m), sẽ dễ hơn cho việc thi công rất nhiều, vì thân xuồng chỉ còn có 1 mối nối, thay vì phải 2 mối nối như trước!

Thân xuồng có thêm nhiều “rocker” – cong hơn trước 1 chút, cũng chỉnh lại phần “stern” – đuôi xuồng 1 chút, chỗ “rudder post” – trục bánh lái, dự định là buộc dây theo kiểu Wharram, các đường cong của xuồng cũng được làm “mềm mại” hơn nhiều so với phiên bản trước.

xuân tình

uân tình – Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu: Ấy ai quay tít địa cầu, Đầu ai nửa trắng pha mầu xuân xanh. Trông gương mình lại ngợ mình, Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa !? 😢😢

sapa – 3

áng hôm đó ở Sapa, quán cafe bàn bên cạnh, cô gái trẻ ôm cái máy ảnh, bắt chuyện với mình, “mở bài” rất Tây nhé: cái ngày đó sắp đến rồi anh à! Tôi ngạc nhiên hỏi lại: ngày gì hả em? Cô gái trả lời: cái ngày mà em sẽ chụp được một bức ảnh để đời về Sapa, sẽ nổi tiếng thế giới! Tôi “đứng hình” một lúc: ừ, em nói như thế thì anh phải tin thôi! Đến tận bây giờ vẫn phân vân, ko biết ra làm sao, trên Face nhìn cũng có vẻ xinh đẹp, học thức… 😅

chi lăng

ăm đó lang thang vùng Chi Lăng này, đi tìm cái “Ải Chi Lăng”… QL1 mới xây không trùng với con đường cũ, người ta xây mới cái “Chi Lăng” giả, cái “thật” nằm trong xóm núi. Đi vào trong vùng đồi núi đá vôi chuyên trồng na, mua và ăn tại chỗ từ người dân, hàng trăm hệ thống ròng rọc đu từ trên núi xuống, chuyển hàng hoá trên những địa hình dốc đứng!

Có vài điều đáng lưu ý về những người Kinh sống ở những vùng núi, trung du này, đa số di cư lên từ vài chục năm trước, một số từ đồng bằng lên đây đã vài thế hệ, một số là người Tày, Nùng. Thế nên họ bảo lưu một kiểu văn hoá Việt hoàn toàn khác, thành thật, vững chãi, đáng tin cậy, khác hẳn cái loại văn hoá bắng nhắng, liếng thoắng ta thấy ở đồng bằng bây giờ… 😢

xuân quỳnh

ợi đến khi Google làm cái Doodle về Xuân Quỳnh thì bà con đổ xô đi đọc, à, ta biết rồi, XQ là như thế này thế kia. Google thì… biết éo gì về VN, có chăng là vài ngôn từ bề nổi, một vài kiểu diễn đạt “rất Tây”, kiểu như “Bầu trời trong quả trứng” (hay là Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ)…

khát vọng mùa xuân

ghe bài này khoảng chừng cấp 1, còn nhỏ lắm, và dĩ nhiên là nghe bằng tiếng Việt, có lời Việt đặt riêng cho bài nhạc Mozart này, nhưng ngay từ lúc đó đã cảm thấy rằng nhạc này… “không đến từ VN” 😀 nhưng dĩ nhiên về sau lớn lên rồi mới biết đích xác từ đâu…

Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ

e chant du garde frontière – Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ – Tô Hải… Một bản nhạc chưa bao giờ được trình diễn một cách chính thức và đầy đủ suốt mấy chục năm qua, nhưng từng phần, từng khúc nhỏ của nó vẫn được trích dẫn rải rác đây đó…

spokeshave

acebook nhắc, ngày này 4 năm trước, “đẽo” cái mái chèo… Dụng cụ trong hình được gọi là “spokeshave”, tiếng Việt không có từ tương đương, về nguyên tắc cũng gần giống như cái bào. Chữ “shave” có nghĩa là “cạo”, như cạo râu, nên có thể tạm gọi dụng cụ này là… “cái cạo” 😀 Spokeshave linh hoạt hơn, nhưng cũng khó điều khiển hơn, và thường cho nhát cắt dày hơn…

neo classicism

oại âm nhạc “hiện đại” tại thời điểm 20 năm trước, Nữ tử thập nhị nhạc phường – 女子十二樂坊 – Ban nhạc 12 cô gái – The twelve girls band! ❤️ 30 năm trước, Giao hưởng #40 được sử dụng làm nhạc hiệu chương trình Phim truyện, THVN. Khó có bản nhạc nào vừa tươi sáng, lại vừa u tối, vừa lạc quan, vừa yếm thế, tất cả trong một như là #40!