tail wagging the dog

lexander Dugin nói về “dân chủ phương Tây”, “chủ nghĩa tiêu dùng” và “truyền thông, mạng xã hội hiện đại” bằng thành ngữ rất hay: cái đuôi vẫy con chó, tail wagging the dog, chứ không phải là: con chó vẫy cái đuôi! 🙂 Tiêu dùng và truyền thông đã biến con người thành cỗ máy tiêu thụ, ăn cái gì, xem cái gì, đều do hệ thống máy tính điều khiển, và từ đó vẽ ra ảo ảnh về một thế giới “tự do”…

tiếng cười

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca Liên Xô một thời quen thuộc với rất nhiều thính giả thiếu niên, thiếu nhi Việt Nam, Улыбка – Ulybka – Tiếng cười: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Cầu vồng thêm lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời… Để làn mây không bay đi xa, Những giọt mưa bay bay quanh ta, Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô…

Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta, Tiếng cười là bạn thân mến yêu của tuổi niên thiếu ta… Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng. Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng. Rừng âm u đã thức dậy đón ngày mới. Trong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời. Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta. Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!

dịch – 4

uá 00:30 sáng, mất ngủ, vẫn còn lang thang trên net đọc Wikipedia, mục “Thái tử Charles” bỗng dưng được hiện tiêu đề “King of England”, là đã thấy… không đúng, suy luận logic một chút, chỉ mất mấy giây là biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Công nhận, truyền thông phương Tây, qua vô số dịp, đã cho thấy là hoạt động vô cùng hiệu quả!

Haiza, báo với chả chí, cho thấy một kiểu tiếng Việt có lẽ chỉ gặp ở loại thiểu năng hay trì độn! Khả năng tư duy ở mức viết ra một câu, một cụm từ còn chưa thông suốt, ấy thế mà bất kỳ thứ “hỗ lốn” nào trông có vẻ “chữ nghĩa” là cũng vơ về, ra dáng ta đây “tri thức” và “triết học” lắm! Bởi mới nói vì trống rỗng nên ai đưa cái gì cũng tin, ai nói gì cũng đúng!

tth

hính nhạc sĩ Phạm Duy, một người mà độ máu gái, mức dâm dê đã trở thành huyền thoại, đương thời cũng phải “sững sờ” văng ra mấy câu “Tục ca”: Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc bằng gió Gò Công, Mông nào to bằng mông Thẩm Thuý Hằng!!! 😃 😃

Văn hoá VN, từ ngàn xưa đã là nồi lẩu thập cẩm, vàng thau lẫn lộn! Nên vẫn có người kiểu “tập hoài cổ”, cứ đem vài ba cái cổ cổ ra rồi xưng tụng. Haiza, nồi nào vung nấy, dân chúng, dân trí thế nào thì họ sẽ có được thứ âm nhạc, nghệ sĩ, MC, hài kịch, và cả chính trị gia, .v.v… y thế mà thôi!

karaoke

ếu gặp phải tay Trung Quốc, thì nhân dịp này nó sẽ ban hành lệnh cấm karaoke trên toàn quốc! Cứ nghiêm chỉnh cấm một vài năm, vừa là dịp để phát triển công nghệ xây dựng chống cháy, công nghệ cứu hoả, vừa thẳng tay dẹp mấy anh karaoke lao nhao không đủ chuẩn!

Vừa dịp để uốn nắn văn hoá quần chúng: ở các nước phát triển, chi phí nhậu nhẹt, ăn chơi, giải trí, nhạc nhẽo là siêu cao, vì nó khuyến khích dân làm việc, bớt ăn chơi lại! Không như ở cái xứ Vịt, bia bọt, bolero, rẻ quá mà, riết rồi thành một đống bầy nhầy éo ra hình thù gì luôn! 😢

covid years

Lân la ngày bạc muộn rồi,
Gió thu hiu hắt bên trời thổi qua.
Úa tàn thôi hết mùa hoa…

ăm Covid-19 thứ nhất, mấy cái máy tập tạ trong nhà đã tự làm xong, nên tập và đạp xe hơi nhiều (chưa cách ly, vẫn đi lại được), cứ tập đều đặn như thế, một năm lên 10 kg. Năm Covid-19 thứ hai, mấy tháng giãn cách xã hội, tự nấu cơm ăn ở nhà, riết thành thói quen, trong một năm, lại tăng thêm 10kg nữa!

Trong 2 năm tăng đến gần… 20 kg!!! May mà sau đó đã giảm xuống lại, ổn định ở 77kg, không thì béo phì mất. Mà cái nặng nề trong thể trọng vẫn không đáng sợ, đáng sợ là sự trì trệ trong tinh thần những năm tháng này mang lại… Haiza: Trì trì bạch nhật vãn, Niễu niễu thu phong sinh – 遲遲白日晚,嫋嫋秋風生。。。 😢😢

the second waltz

hương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse số 2” – nhạc phim Liên Xô 1955, “Thê đội số 1” (The first echelon). Đang tìm hiểu một chút về Dmitri Shostakovich, một thể loại âm nhạc phức tạp như chính thời đại ông ta sống: hoành tráng nhưng sa đà vào quá nhiều chi tiết, lãng mạng và say mê nhưng đôi khi vụng về, thô kệch một cách cố ý!

quốc khánh

ình ảnh mới lạ lễ Quốc Khánh, 2 quả khí cầu kéo lá cờ 1800m2 bay lên trời, cái này ngó vậy chứ rất nguy hiểm, gió to là có thể lôi 2 quả bóng đi luôn! Dưới sông còn có một số hoạt động thể thao dưới nước.

Thấy cả một chiếc xuồng căng buồm càng cua, không biết có sail thật được không, cánh buồm phẳng lỳ, chẳng có chút camber – độ cong nào. Hy vọng là làm thật, rồi cho chơi thật, chứ đừng chỉ có lễ lạt đem ra làm kiểu…

led bulbs, 2

ó người hỏi sao xài cái bóng bé xíu vậy, làm sao đủ sáng? Làm vài phép tính là biết ngay… hiện tại trên xuồng có 9 cell pin 18650 (dự định sẽ nâng cấp thành 12 cell), tổng dung lượng là 20 Amph, mỗi bóng 2W, trước sau tổng cộng 3 bóng, tổng công suất tiêu thụ là 6W.

Số giờ xài được theo lý thuyết sẽ là: 20(Ah) * 12(V) / 6(W) = 40(h), nhưng đó là danh định (nominal), thực tế cứ lấy số quảng cáo chia 2 được 20h, tức là chưa tới 2 đêm thắp sáng liên tục, hoặc 10 ngày nếu mỗi tối dùng 2h. Con số 10 ngày cũng là “dự trữ hành trình” ước định…

led bulbs, 1

ấn đề rất phiền là chuyện waterproof – chống thấm nước cho mấy ngọn đèn trên chiếc kayak! Dù cho có IP-xx bao nhiêu mà đem lên chiếc xuồng là chẳng thọ được mấy bữa! Không phải chỉ là thấm nước, phần nữa là độ bền nhiệt! Giữa trưa nắng đến 40 độ, nhiệt độ tích tụ trên bề mặt có khi lên hơn 60, xoay cái xuồng lật úp xuống nước là kha khá nhiều thứ bị… sốc nhiệt! Cái máy ảnh Canon đang xài, pin hơi cũ, cứ lật xuống nước là cục pin nó sốc, bật không lên nguồn, phải đợi một lúc nó mới “hồi” lại!

Cứ ngâm nước rồi phơi nắng, rồi ngâm nước, rồi lại phơi nắng chừng vài tuần là các thể loại IP-xx lên đường hết! Đó là còn chưa kể các khoản vận động va chạm, ăn mòn muối biển… Mua bóng LED về tháo ra, hàn chì lại cho chắc chắn, rồi bơm keo vào cố định mọi thứ bên trong, ráp lại, gắn vào trên cái đế gỗ tròn nhỏ, cuốn băng keo quanh cục gỗ, rồi lại bơm epoxy vào đóng thành một cục keo to bảo vệ bên ngoài! Đợi keo khô, gọt tỉa, đánh bóng, trở thành mấy cái bóng LED dùng được thậm chí là dưới nước! 🙂