nhất phiến băng tâm

王昌齡 – 芙蓉樓送辛漸

寒雨連江夜入吳
平明送客楚山孤
洛陽親友如相問
一片冰心在玉壺

hiều lúc trong lòng buồn bã quá, đem cổ thi ra đọc, để cái phong vị tự tại, vô ngã ấy giúp mình được ít nhiều chăng? Đã bao năm rồi không màng đến thơ cũ, không tập thư pháp, bao nhiêu việc xảy ra trong đời… Lòng lúc này chẳng khác nào một mảnh băng lạnh giá trong chiếc bình ngọc…

Phù Dung lâu tống Tân Tiệm
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Tiễn Tân Tiệm tại lầu Phù Dung
Mưa lạnh tràn sông đêm đến Ngô,
Sáng ra tiễn khách núi trơ vơ.
Lạc Dương nếu có người thân hỏi,
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.

Một chút vấn đề về âm điệu: Đường thi hình như chỉ đọc trong âm Hán Việt mới thấy hay – ít nhất là đối với người Việt. Hẳn là vì âm gốc Trường An nay chắc không còn ai biết nữa, còn lại một chút dấu tích trong âm Hán Việt? Còn âm Bắc Kinh đương đại thì thiếu quá nhiều thanh, đủ để làm Đường Thi trở nên “thất luật”. Một vấn đề nữa là nhạc điệu (ít ảnh hưởng lên Đường Thi, nhưng ảnh hưởng nặng đến Tống Từ), không biết ai hiểu biết về vấn đề thanh điệu ngày trước, những điệu: Lâm giang tiên, Niệm nô kiều, Định phong ba, Trường tương tư… để biết được Từ được sáng tác và biểu diễn như thế nào…

lời xin lỗi quá khứ muộn màng

rong các tác giả đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước năm nay, có tên bốn người đặc biệt, bốn người được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng riêng, không có trong danh sách đề cử của Hội Nhà văn: Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán và Lê Đạt.

Chỉ hai người còn sống để ghi nhận sự kiện này là nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt. Lật lại vụ án Nhân văn – Giai phẩm năm xưa, bút mực đã viết nhiều. Đày đọa cả một đời người, biết bao nhiêu là đau đớn! Cũng chỉ là một lời xin lỗi muộn màn và không chính thức trước quá khứ!

Em đi trong mưa cúi đầu nghiêng vai,
Người con gái mới mười chín tuổi.
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi,
Bóng chúng đè lên số phận từng người.
Em cúi đầu đi mưa rơi,
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót.
Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.

(Nhất định thắng – Trần Dần)

trà giang thu nguyệt ca

ột kiệt tác khác trong nền văn chương cổ điển Việt Nam: Trà giang thu nguyệt caBài ca trăng mùa thu trên sông Trà. Ít người nhận ra rằng, nếu có những án thơ hùng vĩ, hào sảng nhất mà văn học cổ điển Việt Nam có thể sản sinh, thì đó phải là những tác phẩm của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát: Trăng sông Trà đêm nay vì ai mà trăng sáng? Muôn dặm quan san trắng xóa một màu! Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau!

高伯適 – 茶江秋月歌

茶江月今夜為誰清
關山萬里皓一色
何處不繫離人情
舉杯試邀月
月入杯中行
含杯欲咽更飛去
隻有人影將縱橫
停杯且復置
又見孤光生
問君何事孌孌不忍舍
我是竹林窮途之步兵
江頭此夕逢秋節
酒滿須傾為君說
沱門舊侶存真翁
勤海鳴鞭曉相別
昨夜金風下天闕
白露清霜搜侵骨
人生會遇安可常
有酒且飲茶江月
茶江月如鏡下銀流
丈夫按劍去便去
歧路無為兒女愁

Trà giang thu nguyệt ca

Trà Giang nguyệt, kim dạ vị thùy thanh?
Quan san vạn lý hạo nhất sắc
Hà xứ bất hệ ly nhân tình?
Cử bôi thí yêu nguyệt,
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi dục yết cánh phi khứ,
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí,
Hựu kiến cô quang sinh.
Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả,
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi bộ binh.
Giang đầu thử tịch phùng thu tiết,
Tửu mãn tu khuynh vị quân thuyết.
Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông,
Cần hải minh tiên hiểu tương biệt.
Tạc dạ kim phong há kim khuyết,
Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt.
Nhân sinh hội ngộ an khả thường,
Hữu tửu thả ẩm Trà Giang nguyệt!
Trà Giang nguyệt, như kính hạ ngân lưu.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu.

trệ vũ chung dạ cảm tác

ạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.

sa hành đoản ca

ăn chương cổ điển Việt Nam, điều thường thấy là ý tứ vay mượn, từ ngữ sáo rỗng… duy có một số ít trường hợp đặc biệt mà từ ngôn từ cho đến ý tưởng đều tự do và phong phú, mang đầy dấu ấn cá nhân, một trong số đó là Cao Bá Quát! Nếu có ai đó đạt đến cái tầm nắm bắt cái tinh thần, tư tưởng, mà thoát ra được loại chữ nghĩa từ chương, thì đó chính là Cao Chu Thần vậy!

高伯適 – 沙行短歌

長沙復長沙
一步一回卻
日入行未已
客子淚遥洛
君不學仙家美睡翁
登山涉水怨何窮
古來名利人
奔走路徒中
峰前酒店有美酒
醒者常少醉者同
長沙長沙萘渠何
坦路芒芒畏路多
聽我一說窮徒歌
北山之北山萬葉
南海之南波萬級
君乎為乎沙上立

Sa hành đoản ca

Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa!
Thính ngã nhất thuyết cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc sơn vạn diệp,
Nam hải chi nam ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập.

viết cho một cô bé không quen tên Trà My

Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ,
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ.
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi,
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ.

à Nội, một đêm tháng mười hai, ngoài trời B52 quần đảo. Ô cửa nhỏ một căn gác phố Khâm Thiên, nàng công chúa thắp một ngọn nến lung linh, đợi chờ chàng hoàng tử của cuộc đời mình đến. Nàng không mơ ngựa trắng, đã qua rồi cái tuổi đọc cổ tích, nhưng trong những giấc mơ của nàng, hình ảnh một trượng phu lừng lững vẫn còn đấy.

Trong đầu nàng không có hình ảnh anh chàng bán lạc – xoong dưới phố, không có những anh chàng trẻ trung đang ngắm thẳng trời xanh bằng SAM – 2, nàng cố vẽ ra chân dung chàng hoàng tử của cuộc đời nàng. Phải là ai đó nhỉ, phải là ai đó mà ngay từ khoảnh khắc đầu tiên gặp mặt, nàng đã biết đó là chàng hoàng tử của cuộc đời mình chăng? Cũng không hẳn vậy, có những tình cảm đến chậm hơn, nàng biết vậy, nhưng cũng phải là một ai đó chứ?

Đó phải là ai đó bước ra từ tranh Đông Hồ chăng? Mà thực thì những hình ảnh Đông Hồ, bầy lợn nái, thầy đồ cóc… chẳng đẹp chút nào. Chỉ cần nghĩ đến những hình ảnh đấy thôi cũng đã đủ làm mình khó chịu rồi. Cái ông Hoàng Cầm ấy mới lẩm cẩm làm sao, chừng này tuổi rồi còn: Nhớ mưa Thuận Thành, Long lanh mắt ướt, nhưng dù sao cũng đáng yêu phết! Cái ông Quang Dũng ở trên gác nhỏ phố Bà Triệu, còn đâu hình ảnh ông thời Tây Tiến nữa, suốt ngày chỉ cõng bà vợ nhỏ con ốm yếu đi lên đi xuống bốn tầng gác. Cô gái vườn ổi ngày xưa ông yêu cũng còn đâu nữa: Bỏ em anh đi, Đường hai mươi năm dài bao chia ly.

Mà lạ, sao cái miền trung du Sơn Tây ấy lại làm cho các ông ấy chết mê chết mệt thế không biết. Mấy lần mình lại qua, chỉ thấy ngổn ngang công sự và hầm dã chiến. Ừ, thì những người ấy già cả rồi, một thời mình cũng được dạy để biết thưởng thức, nhưng mình cũng chẳng biết điều đấy là cái gì nữa. Thơ ư, văn ư, điều gì quá đẹp mà không bao giờ với đến được. Còn cái con bé Xuân Quỳnh đáng ghét ấy, viết chính tả còn sai thì nói chuyện thơ văn gì, sao mà mọi người cứ tán dương những gì nó viết thế nhỉ? Những Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu ngày xưa đâu cả rồi, thơ họ viết ra bây giờ khác nào một kiểu tuyên truyền văn hoá mới.

Thời gian qua đi, năm tháng qua đi, người cha ra đi để lại cho nàng một đứa con gái bé bóng. Nàng nâng niu nó như báu vật của cuộc đời mình. Nàng truyền lại cho con gái nàng những chuyện cổ tích ngày xưa nàng được kể, những mẩu chuyện về xứ Kinh Bắc nàng được nghe, con gái nàng lớn lên, thiếu một người cha, và dư những hoài niệm xa xôi về một thời gian, một không gian đã mất. Người con gái lại tiếp tục nghĩ về chàng hoàng tử của cuộc đời mình, như mẹ nàng từng nghĩ.

Cái không gian xưa cũ với những gam màu cơ bản mẹ kể giờ đây chỉ còn là những mảng màu đen và trắng. Có chăng những liên hệ vô hình nào đó giữa những mảng màu đen trắng và cái không gian mà mình biết mẹ vẫn còn ít nhiều mơ mộng. Triển lãm tranh Bùi Xuân Phái tuần qua, những Hà Nội phố, những Hát Chèo trong tranh ông, những mãng màu nguyên không pha, những đường nét thô ráp, cái không gian thuần nhất và nhuần nhị ấy, cái không gian của mẹ.

Nhưng cũng chỉ là trong tranh ông và trong trí nhớ của mẹ thôi, cái thế giới ấy sao mà xa vời vợi. Con bạn mình vừa sắm cái Nokia, màn hình có những 65525 màu, và bao nhiêu những design mang tông màu công nghiệp khác, sao mà chúng phong phú và đa dạng đến vậy. Những bài giảng Mỹ Thuật Công Nghiệp mà mình đang theo học, những mixed media, những computer design. có biết bao nhiêu cách sử dụng màu và đường nét mới, nhưng dường như là chúng tuân theo một vài nguyên tắc nào đấy, ngoài ra không còn có gì hơn.

Cái thế giới đơn giản ngày xưa ấy, mà thực chất thế giới bên trong mình là thế, vẫn chỉ những mãng màu nguyên thô ráp không pha, buồn sao là buồn.

TKXuyên, giáp Tết 2004