bắc hành – 2016, phần 32

Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan,
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.

Tấm hình đầu tiên: quả hồi phơi khô, mùi hương nhẹ nhàng nhưng thật khó phai! Thăm động Tam Thanh, coi như là đi chùa đầu năm. Đồng đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị họ vừa nung vôi chính thị là nơi đây! Cái lời nhại ca dao ấy thực ra là tương đối chính xác, cái tượng nàng Tô Thị họ mới đắp lại sau này trông rất nham nhở, chả đâu vào đâu!

Thăm động Tam Thanh xem như đi cho có. Thực ra, càng lúc tôi càng có cảm giác người Việt cái gì cũng thích đồ giả, không thích đồ thật. Một quả đồi bé xíu, xây vài bậc tam cấp, vài cái đình bé tí ti, đặt những cái tên hoành tráng: cổng trời, hang địa ngục, bàn tay Phật, etc… Càng như thế, họ càng không hiểu được cái rộng lớn của thiên nhiên, của núi non, biển cả.

Leo lên pháo đài Đồng Đăng, một công trình bê tông ngầm to lớn và đổ nát. Nơi đây, hơn 700 con người, vừa dân vừa lính, đã tử thủ cho đến người cuối cùng, trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh 1979. Pháo đài Đồng Đăng, ở một quy mô nhỏ hơn, nhưng lại bi thảm hơn, cũng giống như pháo đài Brest trong chiến tranh vệ quốc của người Nga vậy!

Chủ khách sạn, một người lính đặc công 73 tăng cường cho mặt trận Lạng Sơn, sau chiến tranh, đã cưới một cô gái Nùng 15 tuổi và định cư ở đây! Hai vợ chồng cực kỳ hiếu khách, thế nên Tết nhất với tôi không phải thiếu gì. Nhưng đôi khi, chỉ cần một bát nước chè, vài hơi thuốc lào… đang tự biến mình thành một anh chàng Bắc cày, Bắc cầy chính hiệu!

bắc hành – 2016, phần 31

Ngoảnh lại trước: người xưa vắng vẻ,
Trông về sau: quạnh quẽ người sau.
Ngẫm hay trời đất dài lâu,
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.

Chặng 31: tt. Phục Hoà ❯ Đông Khê ❯ đèo Bông Lau ❯ Thất Khê ❯ Đồng Đăng ❯ tp. Lạng Sơn

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

Qua Đông Khê, Thất Khê, đèo Bông Lau… những địa danh huyền thoại trong kháng chiến 9 năm chống Pháp. Các bia đá tưởng niệm giờ chỉ là những vật thể nhỏ nhoi, mờ nhạt, hoang phế hai bên vệ đường, chẳng có mấy người để ý coi sóc đến. Tiểu đoàn 374, mật danh đoàn “Bông Lau”, với bài hát: Bông Lau, Bông Lau, rừng xanh pha máu… (Phạm Duy).

Bài hát đó đến chính tác giả cũng không còn nhớ nhạc điệu nó như thế nào. Mà tất cả những ai từng nhớ, từng say mê hát nó thì đã thành ra người thiên cổ tự bao giờ. Tần ngần đứng lặng hồi lâu: Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả前不見古人後不見來者 (Đăng U Châu đài ca – Trần Tử Ngang), quả thật là đáng buồn lắm thay!

Qua Thất Khê, cái thị trấn bé thoang thoảng một mùi hương ngan ngát của hồi (ai đã đọc Rừng hồi xứ Lạng nhỉ). Nếu không phải lái xe, thì cứ muốn nhắm tịt mắt lại, để từ từ trôi qua cái không gian này, tận hưởng mùi hương hồi thơm ngát. Đi qua nhiều vùng đất, ngửi thấy gì cũng đủ biết về chốn xe đang qua, này là hương quả sung chín nẫu thơm đến ngọt…

Này là mùi mật mía đậm đà của những xưởng tinh luyện đường, đây là mùi rơm rạ khô đang cháy, này là mùi ẩm ướt, tươi mát của cỏ non vừa mới cắt xong, kia là mùi hăng hăng của sắn lát khô đang phơi được nắng… Thế giới này không phẳng, không hề phẳng các bạn ạ, không phải chỉ có mùi lavender của các văn phòng, công sở với máy lạnh đâu!

bắc hành – 2016, phần 9

Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả nỗi lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.

Từ Phố Châu, Hà Tĩnh vừa qua đến địa phận tỉnh Nghệ An, muốn mở điện thoại ra xem bản đồ thì mới biết rớt mất từ lúc nào! Vào quán bên đường, nhờ điện thoại gọi vào số của mình! May có người nhặt được bắt máy, thế là lội ngược trở lại 50 km để nhận lại cái điện thoại! Thế mà người trả tôi cái điện thoại nhất quyết không nhận bất kỳ sự đền đáp nào!

Cứ mỗi lần đi qua vùng Nghệ An, Thanh Hoá là tôi lại có cảm giác… trở về nhà! Có điều gì đó tương đồng từ trong ngữ âm, giọng nói cho đến tính cách, khó có thể lý giải cho rõ ràng được, mà người ngoài nhìn vào thì chắc chắn sẽ bảo rằng chẳng có gì giống nhau cả! Đứng trên cầu Cẩm Thuỷ, nhìn ra bốn bề cảnh sắc sông xanh núi biếc hữu tình, thầm đọc câu:

Phù vân du tử ý, Lạc nhật cố nhân tình – 浮雲游子意落日故人情 (Tống hữu nhân – Lý Bạch). Dịch nghĩa: ý của kẻ lãng du thì như mây bay trên tầng không, mà tình người xưa cũ thì như vầng mặt trời sắp lặn. Cái sự cô đọng tối giản mà bao la ngữ nghĩa, mênh mông tình ý của thơ Đường nhiều khi không thể lý giải cho đủ hết ngọn nguồn được!

Tân Kỳ: km số 0 của đường Trường Sơn ngày trước, Nghĩa Đàn: những nông trường bò sữa dài ngút tầm mắt, bỏ qua thành nhà Hồ đã thăm trong chuyến đi năm ngoái, bỏ qua luôn suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, cũng chỉ là những đàn cá to, không có gì hấp dẫn lắm. Đường lên Mai Châu, Hoà Bình, đây đó đã thấy những y phục của người Mường, người Thái.

bắc hành – 2016, phần 1

李白 – 春思
燕草如碧絲
秦桑低綠枝

Cảnh sắc xuân về trên khắp trời Nam, đất Bắc, chính thị như mô tả bằng hai câu trong bài Xuân tứ của Lý Bạch: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi dẫn ở trên. Này là lúc để ung dung lên đường vãn cảnh xuân các xứ. Kế hoạch du xuân năm nay thì đã lên từ… sau Tết năm ngoái, gần một năm trở về trước, nay thì cứ như thế, như thế… mà tiến hành.

Kế hoạch tổng thể là từ cửa khẩu Bờ Y, Ngọc Hồi, Kontum qua nước bạn Lào ở tỉnh Attapeu cực Nam, rồi đi dọc sông Mêkong lên phía Bắc: Champasak, Pakse, Savanaket, Vientiene, Vang Vieng, LuongPhrabang… đủ một hành trình xuyên từ Nam chí Bắc nước Lào, rồi trở lại Việt Nam vào khoảng Điện Biên, qua Hoà Bình, Mai Châu về lại phía Tây của Thanh Hoá.

Rồi từ đó đi dọc đường Trường Sơn về Nam, điểm lại những phần đã bỏ sót trong hành trình năm ngoái! Thực ra với một đất nước đa dạng và phong phú như Lào, hành trình dự kiến hơn 1 tháng kể cũng chỉ là cưỡi ngựa (sắt) xem hoa… kỹ càng hơn chắc còn phải trông đợi nhiều ở những chuyến đi khác! Nghe như đâu đây ai đang hát khúc Đoàn lữ nhạc!

Hành trình dài như thế này, vài ngày đầu tiên rất là mệt mỏi, những ngày tiếp theo đó sẽ… quen dần đi, cơ thể dần thích nghi với cái màn tra tấn kinh khủng của cả chục giờ liền ôm ghi – đông xe máy. Các cột mốc cây số cứ nối tiếp nhau vùn vụt trôi qua, những nẻo đường cao nguyên đèo dốc liên tu bất tận, và những pha ôm cua lượn lờ rất ngọt của chiếc xế.

viễn mộng

李白 – 夜泊牛渚懷古

牛渚西江夜
青天無片雲
。。。。。
明朝挂帆席
楓葉落紛紛

Sách vở thường phân tích phương Đông (không giống như phương Tây): sống nội tâm, mẫn cảm, chan hoà và gần gũi với thiên nhiên. Theo như thực tế hiện nay mà thấy, hình như điều ngược lại mới là đúng! Lại dùng cổ máy thời gian, mời tác gia Lý Bạch ngược đến tương lai, trích bốn câu trong bài Dạ bạc Ngưu chử hoài cổ để bình luận cho bức hình bên dưới!

Ngưu chử Tây giang dạ,
Thanh thiên vô phiến vân…
Minh triêu quải phàm tịch,
Phong diệp lạc phân phân.
Cảnh đêm Ngưu chử Tây giang,
Trời thu trong vắt không hàng mây trôi…
Sáng dong buồm chiếu đi rồi,
Lá phong đã rụng tơi bời bến sông!

trào lỗ nho

李白 – 嘲鲁儒

魯叟談五經
白髮死章句
問以經濟策
茫如墜煙霧
足著遠遊履
首戴方山巾
緩步從直道
未行先起塵
。。。。。

Cách đây gần 1300 năm mà người ta đã viết như thế này đây! Dịch nghĩa: Ông già nước Lỗ bàn chuyện Ngũ kinh, tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết, hỏi ông cách giúp nước giúp đời, ông ngơ ngác như từ trên mây rơi xuống, chân đi giày “viễn du”, đầu chít khăn “phương sơn”, khệnh khạng ông bước trên đường thẳng, chưa đi đã thấy bụi bay mù…

Kinh tế (经济) là rút gọn của kinh bang tế thế (经邦济世), không phải nghĩa hẹp như chúng ta đang dùng bây giờ. Vị hành tiên khởi trần: phàm người ta đi đường thì làm bụi bay, như thế là chuyện bình thường, còn tác giả mô tả ông này chưa bước đi đâu cả mà bụi đã bay mù, ám chỉ loại người vô tích sự, không được việc gì! Chữ dùng đến là khéo!

Trào Lỗ nho – Lý Bạch
Lỗ tẩu đàm ngũ kinh,
Bạch phát tử chương cú.
Vấn dĩ kinh tế sách,
Mang nhiên truỵ yên vụ.
Túc trước viễn du lý,
Thủ đới phương sơn cân.
Hoãn bộ tòng trực đạo,
Vị hành tiên khởi trần…
Giễu ông đồ nước Lỗ
Ông đồ nước Lỗ học Ngũ kinh
Bạc đầu nhai chết từng chương cú
Hỏi ông giúp đời thế nào đây?
Mờ mịt như người mây khói phủ!
Chân đi đôi giày “viễn du lý”,
Đầu đội chiếc khăn “phương sơn cân”.
Khệnh khạng ông bước theo đường thẳng,
Chưa đi bụi đã như mây vần…

môn hệ điếu ngư thuyền

杜牧 – 旅宿

旅館無良伴
凝情自悄然
寒燈思舊事
斷雁警愁眠
遠夢歸侵曉
家書到隔年
滄江好煙月
門系釣魚船

Cái tật khó bỏ, thấy gì cũng trích một câu Đường thi làm tựa đề và bình luận… Hôm nay là hai câu cuối trong một bài của Đỗ Mục, dẫn thêm bản dịch tiếng Việt cho nhiều người dễ hiểu, chứ thường rất ít khi đọc bằng tiếng Việt, Đường thi phải đọc trong nguyên bản chữ Hán mới cảm được cái hay về âm hưởng, cái cô đọng, súc tích về ngữ nghĩa của nó!

Lữ túc – Đỗ Mục
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Trọ đêm không có bạn hiền,
Tình như lắng đọng, tự nhiên thấy buồn.
Đèn mờ, chuyện cũ nhớ thương,
Nhạn kêu chẳng biết, mãi vương giấc sầu.
Mộng xa, trời sáng đã lâu,
Thư nhà mới nhận cách hầu một năm.
Sông xanh khói quyện ánh trăng,
Thuyền câu trước cửa đương nằm đợi ai?

Hình lấy từ guillemot-kayaks.

Về việc hiển thị chữ Hán trên website này: vì tập chữ phồn thể rất lớn, trong khi bộ chữ giản thể ít hơn nhiều, nên “ánh xạ” phồn thể – giản thể không phải là “song ánh”. Trong một số ít trường hợp, việc hiển thị phồn thể vẫn còn có chỗ sai sót, do phần mềm vẽ chưa thể tự tra đúng mặt chữ, mong các bạn “Hán(g) rộng, Nho thâm” thông cảm.

time on water

Núi xa, nhà vắng, mưa mau,
Mênh mông cồn cát trắng phau, ngõ dừa…

A very brief recall of moments on water with my boats: Hello World – 1, Hello World – 2, Hello World – 3 and Serene – 1… Maybe I should make a calendar from these 12 pictures (for the next 12 months of the year 2016) and put it on my working table. Some flashbacks: 2 years, 4 boats, and lots of fascinating memories on the flows of rivers and sea!

ngọc nữ phong

李白 – 送楊山人歸嵩山

我有萬古宅
嵩陽玉女峰
長留一片月
挂在東溪松
爾去掇仙草
菖蒲花紫茸
歲晚或相訪
青天騎白龍

Chả hiểu làm sao lâu lâu lại thích trích dẫn một vài câu của Lý Bạch, cái blog này dễ có mấy chục bài thơ của ông. Mà không phải chỉ có trên blog, đi đâu, thấy gì cũng thỉnh thoảng trích ra trong đầu vài câu của ông để bình luận… Chữ càng ngày càng xấu do lâu không tập luyện, thôi thì cứ viết xuống treo lên đây, học tập lấy cái tinh thần là được! Đường thi tuyệt đại đa số là… “vô ngã”, hầu như không bao giờ thấy xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong hành văn, chỉ ngầm hiểu người nói là “tôi” trong ngữ cảnh.

Ấy thế mà bài này mở đầu đã là: Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung Dương Ngọc Nữ phong…, và điều này cũng không hiếm trong thơ Lý Bạch, cũng là một sự lạ đời! Thêm một vài ví dụ khác: Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn, Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, Thiên kim tán tận hoàn phục lai, Ngã ca nguyệt bồi hồi, Ngã vũ ảnh linh loạn, hay thậm chí không thể lộ liễu, rõ ràng hơn được nữa: Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn đàm thượng đạp ca thanh…

semper idem

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan…

Một tựa đề quen quen thoáng hiện trên mặt báo, nghĩ mãi mà không nhớ ra, đành phải nhờ đến Mr. Google… Chỉ một phút, cả một trời ký ức hiện về, một tựa sách phiêu lưu viễn tưởng của Jules Verne từng thích thú thời còn bé tí: L’épave du Cynthia, tựa tiếng Anh: The waif of the Cynthia, tựa tiếng Việt: Chú bé thoát nạn đắm tàu. Thế là bỏ ra một nửa buổi tối ngồi đọc lại, từng câu chữ, từng đoạn văn lũ lượt kéo về trong trí nhớ, gần 30 năm mà tưởng đâu như mới ngày hôm qua.

Không khó cho một trí óc trưởng thành để phát hiện ra những chi tiết không logic, thiếu hợp lý và mạch lạc trong bố cục toàn bộ câu chuyện, và sau một hồi đọc lại, nhận ra truyện không hấp dẫn như những tác phẩm khác như: Đi tìm thuyền trưởng Grant, Bí mật đảo Lincoln, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Từ trái đất đến mặt trăng, Cuộc du hành vào lòng đất etc… của cùng một tác giả. Và từ lúc nhỏ, dù rất thích các tác phẩm của Jules Verne nhưng không thực sự là đến độ mê mệt.

Truyện tôi thích nhất của Jules Vernes có lẽ là Bí mật đảo Lincoln. Từ góc độ khoa học, truyện rất hay vì nó dạy cho học sinh cấp 2, 3 những vấn đề thực tế: làm sao để chế tạo xà phòng từ chất béo (như dầu dừa), làm sao kiểm soát hàm lượng carbon khi luyện quặng sắt thành thép, những bài toán lượng giác dùng trong đo đạc, định vị, etc… (tất cả những điều nêu trên đều có trong chương trình PTTH VN), nhưng dưới các hình thức sống động thay vì chỉ lảm nhảm những kiến thức chết như trong SGK.

Những câu chuyện của ông là sự xen lẫn của hai yếu tố: phiêu lưu và viễn tưởng. Nhưng thực sự tôi không thích viễn tưởng cho lắm, một con tàu phải có những cột buồm có thể trèo lên được, biển và mồ hôi phải có vị mặn, chèo thuyền trên những quãng đường dài thực sự là rất vất vả, gian nan… Chỉ thích những phiêu lưu có thật, cảm nhận hơi thở chân thật của cuộc sống, của sóng gió tự nhiên… Nó phải có gì giống như Moby Dick, một sự lãng mạn khắc kỷ mang màu sắc Puritan – Thanh giáo.

Semper Idem: câu châm ngôn (motto) tiếng Latin của nhân vật chính Erik, của gia đình Durrieu trong truyện, với nghĩa: trước sau như một.

Vẫn là một sự đáng tiếc thường thấy khi các thuật ngữ hằng hải, địa lý trong nguyên bản được dịch không chính xác hay không đầy đủ. Hơn nữa, bản dịch tiếng Việt (hầu như chắc chắn là được dịch lần 2 qua một bản tiếng Nga) đã lược bỏ nhiều tình tiết, làm giảm tính hấp dẫn của nguyên tác.

Lẽ dễ hiểu vì lối hành văn với rất nhiều chi tiết, nhiều cách diễn đạt tinh tế, nhiều logic phức tạp đan xen vào nhau thường nằm ngoài khả năng tiêu hoá cũng như khẩu vị của đa số độc giả Việt, những người thường chỉ muốn một cốt truyện ngắn gọn đơn giản có thể lĩnh hội chóng vánh!

đồng hoà, june 2015

Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,
Ta với mẻ thép gang đầu, là lứa trẻ sinh đôi!

Someone eventually turns on the tap, and the rainy season is officially here, it comes so late this year. I haven’t had the best physical preparation, been quite busy for the last couple of weeks, but can’t wait anymore to start the long – planned trip. Saying to myself: just do it, go out there, play it “safe and sane”, for whatever the nature might throw at you. I started my trip to Đồng Hoà, the small town – let opposite of Vũng Tàu on the other side of Gành Rái bay, 4:30 AM, June 16th.

The lunar phase is Waxing Crescent (unlike last year, it was Full Moon), tidal coefficient is in [80 ~ 90] range, a high value (not extremely high), but I don’t really care about them anymore. The general plan is going through Lòng Tàu river to Gành Rái bay (40 km) then 20 km on sea to reach Đồng Hoà. The next day would cross Đồng Tranh bay, then make it through Soài Rạp river back to Sài Gòn (55 km). The area is a complex joinery of many rivers, in essence, going around the Cần Giờ mangrove biosphere reserve.

DAY 1

Leg 1

The trip starts smoothly as I expected, speed increases gradually as the tide was coming to help: 6.5, 7.0… 9, 9.5… 11, 11.5, 12… top at 13 kmph, that’s really good. The tide is not as strong as last year, but my HW – 3 kayak goes faster. The Lòng Tàu river is narrow and deep, fast running water with some large, dangerous – looking whirlpools, but that’s all. I finish the first 20 km one hour sooner compared to last trip, which is quite obvious since I paddle now a better kayak, not a 14 footer anymore.

The next leg completed at 9:30 AM, that’s superb! I stop at the river mouth, having a break and lunch for 1 hour, before continue on. The hydrofoils run this route every 45 minutes or so. It’s so fun (and thrilling) to watch it coming straight on you, looking from the head, those “legs” lifting the whole body above the water, exactly like a giant spider. Dangerous spiders indeed, have been causing numerous accidents, fortunately, those Soviet – made machines can be heard many kilometers away.

Leg 2

The next 10 kilometers goes on as smooth, it’s very pleasing to roam the immense, peaceful water space of the estuary. I was thinking I could finish the day within 10 hours of paddling, but life turned out to be not that easy. As soon as I round the Cần Thạnh horn, wind and wave gradually pick up, they get stronger and stronger, and they came straight from where I was going to. I knew that the weather wouldn’t be good these days, but I just didn’t think my next couple of hours to be that hard.

Waves soon reach 4 feet high, and even more, luckily, the wave lengths are still a bit long, they are not too steep. A perfectly – fun environment to play against the waves and winds, as I could rarely be in the same situation again, to horn my “acrobatic skills” with a kayak. I was quite tired already, but still eager to take the chance to enroll in that “advanced kayaking course”. The sky was divided into two halves, one white and and black, from Đồng Hoà direction, a tropical gale was coming.

Leg 3

The last 3 kilometers, I was in the gale, the wind gusts were so terrible that I couldn’t even hold the paddle upright, making advance was really really hard. But I had nothing to fear: I’m quite closed to my target already, the lowering tide seems to make the distance looks further, but actually the water is shallow, less than 2 meters, I could easily beach the kayak at any moment if something goes wrong. I reached Phương Nam Pearl resort at 4:30 PM after 12 hours of paddling, exhausted!

It took 7 hours to complete the first 50, and it took 5 hours to complete the last 10 kilometers! I spent some last daylight hours to wander the beach, the lowered tide left millions of small fishes imprisoned in those water ponds, jumping and sparkling like silver. And the sea birds were gathering for their ‘clamorous’ party, in the mist of heavy rain and strong wind. The resort offered me a 70% discount since it was not weekend, and I need some comforts to recover in preparation for my next day!

Day 2

Leg 4

I begin the next morning slowly with breakfast and coffee, thinking that I could finish the 55km return trip in about 12 hours. It turned out that I’m completely and severely wrong. Departed at 8:30 AM, 10 km across Đồng Tranh bay into the Soài Rạp river mouth, there were some waves, but nothing particularly difficult. I’d thought that it should be calmer on the river, but Soài Rạp is completely different (compared to Lòng Tàu river), it’s just so wide, and the weather deteriorates toward the afternoon.

The next 20 km up the river, I found myself playing the “acrobatic game” again! Waves were large, even larger than yesterday, surely wouldn’t give you a safe feeling at all. And the winds signal that another gale could come at any moment. When it did come at 1 PM, I made a quick decision to immediately take shelter in the mangrove forest, white breaking – waves were all across the river, and I can’t risk wasting my strength since I still have 30 kilometers ahead of me to complete.

Leg 5

It was where the Vàm Cỏ branch joining the Soài Rạp river, turbulences, and the gale was so brutal, I had to wait 1.5 hours before being able to go on. 6 PM, passed Vàm Sát branch, paused for dinner (sliced bread with canned tuna, some bananas). 7 PM, passed Hiệp Phước ferry, it was dark already, and it’s not immediately obvious for me to recognize that my speed stalled significantly. A quick check on the Garmin shows that, even though I was paddling hard, my real speed was under 1.5 kmph.

That means there’s a 5.5+ current here! I’ve never seen such a powerful opposite current! The Garmin map shows a very sharp S – shape river turning, which explains the strong current, and the tide was at its extreme too! I felt very… despondent, only 15 kilometers from my destination, but that would mean many more hours of paddling. I had to continue on anyhow, some desperate paddling struggles, my shoulder was in great pain, and my arms swell up like two bunches of bananas.

Leg 6

The last several kilometers were very painful, I have to stop for a break often, very inconvenient to navigate in the dark along the Hiệp Phước port area, where there’re many freighters traffic. I reached home haft past midnight, after 16 hours of paddling, not exhaustion, but a ‘worn – out’ condition to be correct. But never have I had the idea of giving up, on the other hand, I was feeling very very pleased as I’d completed what’s settled to be done at the beginning of the journey.

The Garmin – recorded route viewed on Google Earth, first 6 images: the 6 legs of the trip, last 2 images: day 1 & 2 of the trip, the 6th image: the route terminated some kms from my home cause the Garmin battery ran out, I had a pair of backup, but too tired to replace then. Thanks to the Garmin, navigating is easy and convenient. But don’t forget the paper maps, I always check the routes on papers, note down the distances, headings, tide table etc… learn them by heart before any trip.

The rainy season has just come back, at its full throttle these days. It rains cat and dog every afternoon, and there’re gales a few times in a day. Those gales usually won’t last very long, but could be very dangerous since the wind gusts could momentarily reach 7, 8 or more on the Beaufort scale. Just three days ago, a large fishing boat capsized with 37 people on board, right on this Soài Rạp river during a gale, resulting in 2 deaths. So, I proceed my trip with lots of cautiousness.

But after a gale, it’s always very calm, the water looks tranquil as if nothing has happened. And so is my mood, a kind of internal serenity for my mind that I surely wouldn’t trade anything for it. Now sitting here writing these lines, but all I would like to say is that: there’s no wifi on water whatsoever, but I’m sure you would find a better connection there!, not just a disconnection to the madnesses of modern society, but a true connection to the nature, to your inner self…

You may have noticed from the pictures that I had a life vest on the back of my kayak, but in the gale at the end of the first day, it was blown away, and I continue the rest of the trip without a PFD (Personal Floating Device). During the gale, it is very hard to make a steady picture shot, and something went wrong with my GoPro (it shoots still images instead of videos), and I couldn’t have just a second to fix it, was worrying about a potential capsize, so I missed many of the interesting moments.

The GoPro 3 has some drawbacks, it couldn’t produce fine image quality in lower – lighting conditions, such in a gale, and when water dust has covered all over its glass box, the resulted video is very blurry and obscured. But I don’t really mind, those fascinating moments were in my memory already, like having a higher adrenaline level in your blood, those playful hours facing the big waves, trying to keep your boat balanced, and make advances, meter after meter, to your destination.

This is only my first longer trip, 2 days of hard paddling, 12 hours for the first day, and 16 hours for the second, 115 kilometers in total. Nothing comparable to the feeling, you and yourself, the long road ahead, and a commitement to complete it no matter what. This is the first time I tasted the real hardship that nature could throw at me, gales and waves, strong current… unlike my last year’s trip to Vũng Tàu, in which I was just lucky to have it done smoothly within 12 hours with good weather.

There’re lots of things learned from this trip: some improvements to be made in kayak building, some more adjustments for equipments, gears, preparation for food and drink… the experiences and skills to handle rough conditions… and above all, the understanding you achieve, not only on wind, wave, current, navigation… but on yourself. That’s all about the purposes of longer journeys, you don’t win the mileage, you don’t win the nature (gales or current), you just try to… win yourself!

Đồng Hoà and its nearby sister town Cần Thạnh are both very small but peaceful towns, unlike the much bigger Vũng Tàu city on the other side of they bay. Small communities living on fishing and planting (mango), and tourism. I usually go there on motorbike, for one single day, every few months or so, just to stand by the shores and watching, listening to the sea. Out there, the great blue sphere of ocean, white breaking waves, my “playground” for many years to come!

It’s simply just pleasing to wander the shores when the tide was lowering, or to watch the sun rising with a cup of coffee. You could also go to its fishing harbour to buy some sea foods, or visit the “commune house”, a small local “museum”, which preserves a large whale’s skeleton, and exhibits some models of fishing sail boats that were used by the local inhabitants (images below). Pieces of tradition and history could still be found here and there along this narrow but lovely strip of land.

⓵⏎ Một câu thơ cũ (Chế Lan Viên) với phép ẩn dụ có phần lạc hậu. Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể: ý nói mở rộng tầm mắt và tâm hồn để thấy những điều rộng lớn, thực ra có nhiều thứ còn rộng lớn hơn nơi dòng sông gặp bể, tuy nhiên cũng đã là một trời khác biệt so với những kiểu “lòng người như cống rãnh” của thời bây giờ. Ta với mẻ thép gang đầu là đứa trẻ sinh đôi: ý nói sự cứng rắn, mạnh mẽ của con người cũng như gang thép, thật ra như tôi thấy, ý chí con người còn ngàn lần cứng hơn.

hải âu phi xứ

Vô tình nước chảy về đông,
Nghìn năm cánh mộng tang bồng còn bay…

Cuộc đời tôi cho đến lúc này, chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi, đó là được đi về nơi… hải âu phi xứ (tên một tiểu thuyết của Quỳnh Dao – chỉ mượn cái tên chứ chưa đọc truyện nào của Quỳnh Dao bao giờ). Nơi ấy, chốn hải âu ngày đêm bay lượn trên sóng nước, cuộc sống quy về trong những cặp khái niệm “tối giản” mà bạn có thể nghĩ đến, ví dụ như: wood and water, hoặc là: boat and rice, hay trong một cách diễn đạt Việt Nam dân dã hơn: gạo trắng trăng thanh.

Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… họ đã làm được một việc là phịa ra những điều đẹp đẽ (rất có thể là không thật) và thuyết phục được người khác (trong đó có cả tôi) về những điều đó. Nhưng thực tế thì, rất ít trong số họ thật sự sống được (hay thực sự muốn sống) trong những điều họ đã vẽ nên ấy. Tôi không tài năng và cũng chẳng suy nghĩ được nhiều như họ, nhưng điều tôi nghĩ và làm sẽ luôn luôn song hành làm một. Đến một ngày, một ngày nào đó… tôi sẽ đi, đi về nơi… hải âu phi xứ.

⓵⏎ Câu thơ khắc trên bia đá bên cầu qua sông đào Bạch Yến, phía Tây kinh thành Huế.

海鷗飛處

giang hồ

鳳有高梧鶴有松,偶來江外寄行蹤。。。

Nhiều đêm đi chơi xuồng kayak, 4, 5 tiếng đồng hồ một mình chèo trong bóng tối mênh mông, không một ánh điện, không biết đâu là bến bờ, tuyệt nhiên yên tịnh. Hoàn toàn phó theo cảm giác vì không thể nhìn thấy gì, toàn những bóng đen mờ ảo, cũng đã quá thuộc sông nước quanh đây. Quả nhiên không sai đây chính là khung cảnh lửa chài, cây bến còn vương giấc hồ từng chứng kiến bao nhiêu tiền kiếp về trước.

Rồi những đêm rằm trăng sáng rạng ngời, cảnh quang thuyền một lá đông tây lặng ngắt, một vầng trăng trong vắt lòng sông thật hứng thú vô cùng. Chốn này dường tách biệt hẳn với hồng trần thị phi, an nhiên tự tại không còn biết hôm nay là của ngày tháng năm nào nữa. Nhìn lên nghĩ bụng chị Hằng chắc là lạnh lắm, rồi tự hỏi phải chăng đây là cõi trời nguyệt minh tinh hy, ô thước nam phi thủa nào!?

Lại đôi khi gặp phải luồng cá lớn, dài trên hàng cây số, cá rượt đuổi theo song song như muốn đùa vui cùng với chiếc thuyền, hàng ngàn hàng vạn con bé nhỏ vọt lên khỏi mặt nước, réo rắt như một trận mưa rào mùa hạ. Hàng trăm con như những mũi phi tiêu lao qua mui thuyền, nhiều con rớt cả vào trong khoang. Rồi bỗng dưng bắt gặp mình ngâm nga khúc huống ta vớt củi buông câu, lứa đôi tôm cá bạn bầu hươu nai…

Cái sự khoái hoạt, phóng dật trong chốn giang hồ thật không một từ ngữ, không một bút mực nào gột tả hết cho được! Ghi lại vài dòng để còn gợi nhớ đến cảm giác, không gian này! Mở ngoặc nói cho rõ ràng rằng, từ nguyên, giang hồ – 江湖, đơn giản tức là giang – – sông và hồ – – hồ, nghĩa gốc vốn như thế, chỉ nơi sông nước, nhàn cư, ẩn dật… không phải hiểu theo nghĩa phái sinh của nó.

⓵⏎ Phượng hữu cao ngô, hạc hữu tùng, Ngẫu lai giang ngoại ký hành tung…, trích bài Ngạc Châu ngụ quán Nghiêm Giản trạch – Nguyên Chẩn.

lãng mạn

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!
浪漫

Lãng mạn, từ nguyên: lãng () là sóng, mạn () tức tràn đầy, nghĩa gốc của lãng mạn như thế. Không phải ngồi một chỗ, đọc vài câu thơ, hát vài ý nhạc vớ vẩn mà phần lớn trường hợp, còn không tự phân biệt được đâu là loại hay, loại dở, loại tầm tầm, loại nhảm nhí rẻ tiền… (chưa bao giờ các phẩm chất cơ bản con người lại xuống cấp mạt hạng như bây giờ). Lãng mạn tức là… sóng tràn đầy, thế thôi; đâu đó ngoài kia, có một không gian thật… lãng mạn!

tuế vãn

蘇軾 – 夜歸臨皋

小舟从此逝
江海寄浮生

Viết bởi thư hoạ gia Lê Quốc Việt, Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, một ngày cuối năm Quý Tỵ. Lạc khoản đề: Tuế tại Giáp Ngọ niên chi mạnh xuân nguyệt cốc nhật – Kính phụng Khải Xuyên huynh thanh thưởng – Chân Thanh Bái Thư. Bảo: giống thư pháp Tống Huy Tông e chỉ là cách hiểu nông cạn bề mặt; có điều gì rất Việt trong thư pháp này! Đôi dòng nói thay ước nguyện năm mới!

million scarlet roses

Ca khúc hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng hãy biết kỹ hơn một chút về bài này… Nguyên phổ thơ của Andrei Voznesensky, người được xem là truyền nhân của Boris Pasternak (nhà văn mà tôi ngưỡng mộ nhất trên tất cả những người khác). Andrei Voznesensky là người mà Pasternak đã phải nói: tôi rất vui khi còn sống để thấy một văn tài như anh xuất hiện.

Million scarlet roses – Anna Pugacheva 

Bài thơ là do ông viết đề tặng Anna Pugacheva, nữ danh ca trình bày bài hát bên đây. Tuy không hiểu tiếng Nga, nhưng hai bản dịch Anh, Việt dưới đây cũng cho tôi tìm lại được phần nào ý thơ trong nguyên tác!

Once upon a time, there lived an artist,
A house he had and canvases.
He felled in love with an actress,
The one who loved flowers.

He then sold his house,
Sold his paintings and shelter.
And for all those money he bought,
A entire sea of flowers.

Millions of scarlet roses,
Through the window you can see.
Whoever’s in love with you seriously,
Will turn his life, for you, into flowers.

In the morning, in front of the window
Maybe you would be out of mind.
Like the continuation of a dream,
The square is full of flowers.

The heart freezes,
What’s a rich man fooling around here?
Whereas beyond the window,
Barely is standing the poor artist.

The meeting was short,
That night, a train took her away.
But in her life from then there is,
A song called: “The mad rose”.

The artist lived alone,
Lots of trouble he’d gone through.
But in his life there’d been,
A whole square full of flowers.

Xưa một chàng họa sĩ,
Có tranh và có nhà.
Bỗng đem lòng yêu quý,
Một nàng rất mê hoa.

Và chiều lòng người đẹp,
Để lấy tiền mua hoa.
Chàng đã đem bán hết,
Cả tranh và cả nhà.

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng,
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy.
Rằng người yêu có yêu thật hay không?
Khi bán nhà để mua hoa như vậy!

Sáng hôm sau thức dậy,
Nàng nhìn ra lặng người.
Tưởng đang mơ vì thấy,
Cả một rừng hoa tươi.

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ,
Ai đây chắc rất giàu?
Thì thấy chàng họa sĩ,
Đang tội nghiệp, cúi đầu.

Họ gặp nhau chỉ vậy,
Rồi đêm nàng đi xa.
Nhưng đời nàng từ đấy,
Có bài hát về hoa.

Có chàng họa sĩ nọ,
Vẫn vợ không, tiền không.
Nhưng đời chàng từng có,
Cả một triệu bông hồng.

17 tháng 2…

Anh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

handwriting

This is part of the really fascinating broader concept of neo – analog as mentioned in a previous post. Below is my handwriting with a stylus on my iPad (click to see large version), not too bad after 10 years of solely keyboard and mouse, not pen, right? Also, I’m quite excited with the coming Kindle touch (which should be delivered at end of the month). My thought is that it’s just a matter of time before e – ink would have color and refresh rate capabilities near those of conventional displays, and serious applications would be feasible within the vintage look and feel of e – ink!

bài thơ đầu tiên

Bài thơ đầu tiên tôi thuộc, một cái học thuộc lòng “cưỡng bức”, trước khi biết đọc, biết viết. Ngay cả trước khi biết nói cho rành mạch, rõ ràng thì tôi đã nằm lòng hơn trăm câu của Chế Lan Viên này. Đơn giản là từ lúc nằm nôi thì tôi đã được (bị) ru bằng bài thơ này mỗi ngày, đến nỗi thuộc như cháo lúc nào không hay, ví dụ như: Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi, Ta tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi… hoặc là: Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng, Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận…

Bản dưới đây là chép lại theo trí nhớ của tôi nên có đôi chỗ khác biệt với bản hiện đang phổ biến lưu hành. Đó là chuyện của một thời (một thế hệ) đầy lý tưởng (ảo tưởng!?), còn đây là chuyện của thời bây giờ, đề thi Văn năm nay nên ra như thế này:

Hãy điền chữ còn thiếu vào đoạn thơ sau
(liệu hồn mà điền cho đúng):

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm,
Tổ quốc có bao giờ …… thế này chăng?

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất,
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành Văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả,
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn.
Trái cây rơi vào áo người hứng quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn.

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa.
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời,
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ,
Văn Chiêu Hồn từng thấm giọt mưa rơi!

Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại chậm?
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây này.
Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ.
Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắn.
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ.

Không ai có thể ngủ yên trong đời chật,
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm.
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.

Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!
Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi.
Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,
Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát.
Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,
Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!
Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác
Chim cu gù, chim cu gáy xa xa.
Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cách,
Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,
Lúa hên mùa xin lúa chín về quê ta.

Rồi với đôi bàn tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê…
Đảng làm nên công nghiệp.
Điện trời ta là sóng nước sông Hồng.
An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,
Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?
Ong bay nhà khu tỉnh ủy Hưng Yên,
Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em,
Cây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc.

Ôi cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc,
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
Ôi cái buổi sinh thành và tái tạo,
Khi thiếu súng, khi thì thiếu gạo,
Nhưng phù sa này đẻ ra những Cà Mau,
Thịnh vượng mai sau.

Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,
Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng,
Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,
Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn.
Cả đất nước trắng một màu mây trắng,
Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?

Chọn thời mà sống chăng? Ta phải chọn vào năm nào đây nhỉ?
Cho tôi sinh ra vào giữa buổi Đảng dựng xây đời,
Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,
Ta với mẻ thép gang đầu làm đứa trẻ sinh đôi,
Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười.
Cho tôi sinh ra giữa những ngày diệt Mỹ,
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy,
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

hoàn kiếm turtle

Ai về xứ Bắc ta đi với,
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
Từ độ mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long!

This could be the last living turtle in Hoàn Kiếm lake and among the lone 4 surviving individuals (2 in China and 2 in Vietnam). The specie is known to be the largest soft – shell turtle in the world.

In 1967, this turtle died (the body preserved at Ngọc Sơn temple), leaving the turtle above the last one. His post – mortem measures: 2.1 x 1.2 meter in size, 250 kg in weight, estimated age at 400 years.

Recently, there’s been much activities on protecting the last specimen of turtle living in Hoàn Kiếm lake. Preserving efforts are being taken place to: improve his living conditions and try to mate him with similar turtles in the hope of producing offspring. All Vietnamese was taught at elementary school legends behind this sacred Hoàn Kiếm turtle. And through out our history, the turtle appeared at crucial moments for not just one time… It’s the Golden Turtle who assisted King An Dương Vương in building the ancient citadel of Cổ Loa (~ 257 BC).

The turtle later helped the king in creating a multi – shot crossbow that destroyed the Northern invaders… In the last “known” advent, the Golden Turtle was sent to reclaim the Heaven’s Will Sword, which was given to Lê Lợi who carried out a 10 years resistance war and regained Vietnam’s independence. Much like King Arthur and his sword Excalibur, myths on a sword with super power sent to assist the hero is unlikely. However, the story’s moral is much more likely and profound indeed:

One year after winning, declaring independence and becoming the Emperor (1428 AD), Lê Lợi goes for boating on a lake near his palace. In the mist of the lake, the Golden Turtle appears, advances toward the boat and asks the emperor to return the sword. It suddenly became clear to Lê Lợi that the sword was only lent to him to carry out his duty, as a powerful weapon in war time, but it now must be returned to its owner, lest it would harm him and his country if misused as it’s not the appropriate tool in peace time.

Lê Lợi draws the sword out and hands it to the Golden Turtle, who grasps it with his mouth, then disappears into deep water. Aftermath, the lake was renamed Hoàn Kiếm, which means: lake of the Returned Sword (or Sword lake for short in spoken language), now at the center of Hà Nội, Việt Nam’s capital. Wise old men argue that if this only remaining sacred creature is going to die, then who would reclaim the hammer and sickle – ☭ ?