Sapa và Sapả

Màn sương trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2014, Sa Pả là tên một xã của huyện Sa Pa, nằm trên đường về thành phố Lào Cai. Riêng những cái tên này cũng có thể gợi lên khá nhiều suy nghĩ ngôn ngữ học.

nhớ không vừa

王安石 – 示長安君

少年離別意非輕
老去相逢亦愴情
草草杯盤共笑語
昏昏燈火話平生
自憐湖海三年隔
又作塵沙萬里行
欲問後期何日是
寄書應見雁南征

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, đi ngang qua trường cấp 2 cũ – Trưng Vương – Thánh Tâm – Đà Nẵng, những năm tháng học ở đây, bao nhiêu kỷ niệm xưa cũ ngỡ đã quên bỗng ùa về…

Thiếu niên ly biệt ức phi khinh,
Lão khứ tương phùng diệc sảng tình.
Thảo thảo bôi bàn cung tiếu ngữ,
Hôn hôn đăng hỏa thoại bình sinh…
Biệt ly tuổi trẻ nhớ không vừa!
Gặp gỡ tình già đã não chưa?
Mâm chén sơ sài ngồi đối mặt,
Ngọn đèn leo lét chuyện ngày xưa…

thu phong từ

李白 – 秋風詞

秋風清
秋月明
落葉聚還散
寒鴉棲復驚
相思相見知何日
此時此夜難為情

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2014, chụp tình cờ bằng điện thoại nên không được rõ nét lắm, cảnh sắc trăng chiều mơ hồ, bỗng gợi nhớ đến một bài thơ của Lý Bạch…

Mùa thu con gió trong veo,
Mùa thu trăng sáng dõi theo bóng nàng.
Lá bay kìa, hợp rồi tan,
Lạnh lùng quạ khóc, miên man đêm trường.
Bao giờ gặp lại người thương?
Đêm này, tình ấy, tỏ tường cùng ai?

một mùa đông – 1

Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau,
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ lên lầu không trăng.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, dọc theo con đường ven biển mới làm từ Phan Thiết ra đến Nha Trang, một cung đường thuộc loại đẹp nhất VN, đâu đó gần Vườn quốc gia Núi Chúa.

tần thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

hi nhỏ, một mình tự học Hán tự, tự đọc thơ Đường, mọi thứ đều là trên giấy trắng mực đen, thông tin không được phong phú, đa phương tiện, đa chiều như bây giờ. Tất cả chỉ là một mình tự thưởng thức cái đẹp, những gì lịch sử còn lưu lại, Đường thi với gần 5 vạn (50 000) bài của hơn 2 ngàn tác giả (số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều, không kể phần đã thất truyền, mai một qua hơn 1200 năm biến động lịch sử). Kho tàng văn hoá đồ sộ như thế, Trung Quốc lâu lâu bẻ ra một miếng là làm thành một bộ phim, thỉnh thoảng trích một câu là làm được một series truyền hình, thậm chí còn không cần tới một câu…

Tần thời minh nguyệt mới có 4 chữ trong một câu 7 chữ. Trông người lại ngẫm đến ta, xưa có câu Nôm na là cha mách qué, ý nói về bản chất, ngôn ngữ Việt cũng thể… phường “ba que xỏ lá”, chẳng có thực chất gì! Lại nói gần đây, giới ngôn ngữ học có xu hướng đánh giá cho rằng, thực ra “tiếng Việt” chưa phải là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà mới chỉ là một “Creole language”, một dạng tập hợp, hình thành tạm bợ, nhất thời từ nhiều nguồn khác nhau, thừa hưởng cấu trúc ngữ pháp từ gốc gác Môn – Khmer, tiếp nhận hệ thống thanh điệu từ phía Tày – Thái và vay mượn một lượng rất lớn từ vựng từ nguồn Hán tự… 😞 😞

“san” hành đoản ca

ột chiều trên tỉnh lộ 206 từ Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng (thác Bản Giốc) chạy về thị trấn Phục Hoà, giáp ranh TQ. Con đường rất đẹp đi qua vùng biên giới hoang vắng, hiếm hoi lắm mới thấy được một mái nhà, một bóng người. Đã hơn 5h chiều, khu dân cư gần nhất vẫn còn cách tầm 50 km, trời rét dưới 10 độ, bụng đói cồn cào. Đang không hy vọng gì có được một bữa tối êm ấm, thì qua một khúc quanh, bỗng đâu xuất hiện một quán… heo quay. Tin nổi không, một quán heo quay lá mắc mật nằm trơ trọi giữa núi rừng. Vội ghé vào, chủ quán là người Tày, trong bộ áo quần lĩnh đen truyền thống, đầu chít khăn mỏ quạ cũng đen nốt, bất giác cảm thấy như đang ở trong một phim cổ trang nào đó. Thật đúng là:

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng!

(Trích từ trong bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát đã đăng cách đây rất nhiều năm). Gọi thầm trong bụng: Tiểu nhị, cho 2 cân thịt và 1 vò rượu! 😀 Trời lạnh cóng thế này, không có gì khoái khẩu hơn những món ăn nhiều mỡ, làm liền một lúc 3 lạng heo quay, vẫn còn thòm thèm! Chủ quán đem rượu Táo mèo ra mời, ngồi nói chuyện lai rai, không tiện từ chối, cũng làm chừng 3 ly nhỏ để cho ấm cơ thể! Thầm nghĩ trong đầu, hết chỗ rượu thịt này, chủ quán mà kêu lên: 1, 2, 3, đổ này, đổ này! thì nguy khốn, có khi sắp trở thành bánh bao đến nơi! 😬 Nghĩ vậy thôi, chứ thực ra là chưa bao giờ gặp được một nữ chủ quán dễ thương, có giọng nói ngọt ngào, êm dịu đến như thế giữa núi rừng Đông Bắc!

Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời.
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?

vân hoành tần lĩnh

ăm với tôi không phải là mê tín, đơn giản chỉ là trò chơi chữ nghĩa giải trí. Hôm trước tự “sáng tác” ra trò gọi là “Cổ thi thiêm”, chọn 100 câu thơ Đường, đánh số từ 1 đến 100, rồi “randomize” – lấy ngẫu nhiên một số để đoán xem “hạn vận” thế nào. Bốc được ngay câu của Hàn Dũ: Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại, Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền.

Dịch nghĩa: Mây giăng ngang dãy núi Tần, nhà của ta ở đâu? Tuyết phủ đầy cửa ải Lam, ngựa không tiến lên được! Haiza, là điềm báo sự việc không suôn sẻ, cái gì là “nhà ở đâu”, thế nào là “ngựa không tiến”!? Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, mình đi bằng xuồng chứ có đi bằng ngựa đâu, nên… thực ra cũng chẳng có can hệ gì, thôi kệ nó, xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều! 😬

韓愈 – 左遷至藍關示姪孫湘

雲橫秦嶺家何在
雪擁藍關馬不前

tiêu hạ khách

蕉下客

iả Thám Xuân – “cô Ba hoa hồng” của phủ Vinh quốc công – Tiêu hạ khách của Hải Đường thi xã – 30 năm trước xem phim chỉ thích mỗi một nhân vật này! Không xinh đẹp như Tiêu Tương phi tử – Lâm Đại Ngọc, không thông minh như Hành Vu quân – Tiết Bảo Thoa, nhưng tài năng, phẩm hạnh đôi đường trọn vẹn, trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách vẫn là người có kết cục tốt đẹp nhất, phúc trạch được viên mãn về sau!

Đường xa mưa gió một chèo
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,

Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây.

Phân chia hai ngả từ nay,

Dám mong giữ được ngày ngày bình yên.

Con đi xin chớ lo phiền!

uổng ngưng mi

枉凝眉

àn cổ tranh và diễn xướng, bài Uổng ngưng mi, chính là bài nhạc giáo đầu phim Hồng lâu mộng phiên bản 1987. Càng nghe càng thấy “nể và sợ” gia tài văn hoá, thi ca, âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Mặc dù với thời gian, chiến tranh, loạn lạc… nhạc phổ các thời Tống, Nguyên trở về trước hầu như đã tiêu tán, thất truyền hoàn toàn, nhưng nhạc phổ của các triều Minh, Thanh vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay!

Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chẳng có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng đã sẵn duyên may,

Thì sao lại chóng đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công!

Một bên trăng rọi trên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà tuôn chảy suốt năm trường, được chăng?

sơn pha dương

山坡羊

oi mãi không chán, đoạn này, Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên núi cầu xin Nhất Đăng đại sư trị thương, gặp người Tiều phu, một trong bốn đệ tử của Nhất Đăng. Đoạn phim không có đánh đấm gì, đơn giản chỉ là “khoe” kho tàng văn hoá cổ Trung Quốc! Người tiều phu thoạt tiên hát một điệu Sơn pha dương, bài Hàm Dương hoài cổ, rồi lại tiếp tục hát theo điệu đó, một bài Đồng Quan hoài cổ.

Hoàng Dung bèn đáp lại cũng bằng một bài theo điệu Sơn pha dương – Đạo tình. Phải hiểu cổ văn thì mới cảm nhận hết được cái hay tuyệt diệu của trường đoạn phim này, hai người đối đáp với nhau chỉ toàn dùng thơ và nhạc, trích dẫn ba bài thơ đời Nguyên và một điệu nhạc “Sơn pha dương”. Đồng thời cũng thấy rõ dụng tâm, công phu dàn dựng đoạn phim, giới thiệu đồng thời cả cổ văn và cổ nhạc Trung Quốc!