17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

handwriting

his is part of the really fascinating broader concept of neo – analog as mentioned in a previous post. Below is my handwriting with a stylus on my iPad (click to see large version), not too bad after 10 years of solely keyboard and mouse, not pen, right? Also, I’m quite excited with the coming Kindle touch (which should be delivered at end of the month). My thought is that it’s just a matter of time before e – ink would have color and refresh rate capabilities near those of conventional displays, and serious applications would be feasible within the vintage look and feel of e – ink!

bài thơ đầu tiên

ài thơ đầu tiên tôi thuộc, một cái học thuộc lòng “cưỡng bức”, trước khi biết đọc, biết viết. Ngay cả trước khi biết nói cho rành mạch, rõ ràng thì tôi đã nằm lòng hơn trăm câu của Chế Lan Viên này. Đơn giản là từ lúc nằm nôi thì tôi đã được (bị) ru bằng bài thơ này mỗi ngày, đến nỗi thuộc như cháo lúc nào không hay, ví dụ như: Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi, Ta tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi… hoặc là: Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng, Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận…

Bản dưới đây là chép lại theo trí nhớ của tôi nên có đôi chỗ khác biệt với bản hiện đang phổ biến lưu hành. Đó là chuyện của một thời (một thế hệ) đầy lý tưởng (ảo tưởng!?), còn đây là chuyện của thời bây giờ, đề thi Văn năm nay nên ra như thế này:

Hãy điền chữ còn thiếu vào đoạn thơ sau
(liệu hồn mà điền cho đúng):

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm,
Tổ quốc có bao giờ …… thế này chăng?

😬

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất,
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành Văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả,
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn.
Trái cây rơi vào áo người hứng quả,
Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn.

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa.
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời,
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ,
Văn Chiêu Hồn từng thấm giọt mưa rơi!

Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại chậm?
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây này.
Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ.
Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắn.
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ.

Không ai có thể ngủ yên trong đời chật,
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm.
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.

Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!
Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi.
Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,
Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát.
Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,
Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!
Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác
Chim cu gù, chim cu gáy xa xa.
Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cách,
Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,
Lúa hên mùa xin lúa chín về quê ta.

Rồi với đôi bàn tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê…
Đảng làm nên công nghiệp.
Điện trời ta là sóng nước sông Hồng.
An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,
Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?
Ong bay nhà khu tỉnh ủy Hưng Yên,
Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em,
Cây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc.

Ôi cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc,
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
Ôi cái buổi sinh thành và tái tạo,
Khi thiếu súng, khi thì thiếu gạo,
Nhưng phù sa này đẻ ra những Cà Mau,
Thịnh vượng mai sau.

Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,
Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Ôi thương thay những thế kỷ thiếu anh hùng,
Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,
Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn.
Cả đất nước trắng một màu mây trắng,
Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?

Chọn thời mà sống chăng? Ta phải chọn vào năm nào đây nhỉ?
Cho tôi sinh ra vào giữa buổi Đảng dựng xây đời,
Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,
Ta với mẻ thép gang đầu làm đứa trẻ sinh đôi,
Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười.
Cho tôi sinh ra giữa những ngày diệt Mỹ,
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy,
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

hoàn kiếm turtle

Ai về xứ Bắc ta đi với,
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
Từ độ mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long!

This could be the last living turtle in Hoàn Kiếm lake and among the lone 4 surviving individuals (2 in China and 2 in Vietnam). The specie is known to be the largest soft – shell turtle in the world.

In 1967, this turtle died (the body preserved at Ngọc Sơn temple), leaving the turtle above the last one. His post – mortem measures: 2.1 x 1.2 meter in size, 250 kg in weight, estimated age at 400 years.

ecently, there’s been much activities on protecting the last specimen of turtle living in Hoàn Kiếm lake. Preserving efforts are being taken place to: improve his living conditions and try to mate him with similar turtles in the hope of producing offspring. All Vietnamese was taught at elementary school legends behind this sacred Hoàn Kiếm turtle. And through out our history, the turtle appeared at crucial moments for not just one time… It’s the Golden Turtle who assisted King An Dương Vương in building the ancient citadel of Cổ Loa (~ 257 BC).

The turtle later helped the king in creating a multi – shot crossbow that destroyed the Northern invaders… In the last “known” advent, the Golden Turtle was sent to reclaim the Heaven’s Will Sword, which was given to Lê Lợi who carried out a 10 years resistance war and regained Vietnam’s independence. Much like King Arthur and his sword Excalibur, myths on a sword with super power sent to assist the hero is unlikely. However, the story’s moral is much more likely and profound indeed:

One year after winning, declaring independence and becoming the Emperor (1428 AD), Lê Lợi goes for boating on a lake near his palace. In the mist of the lake, the Golden Turtle appears, advances toward the boat and asks the emperor to return the sword. It suddenly became clear to Lê Lợi that the sword was only lent to him to carry out his duty, as a powerful weapon in war time, but it now must be returned to its owner, lest it would harm him and his country if misused as it’s not the appropriate tool in peace time.

Lê Lợi draws the sword out and hands it to the Golden Turtle, who grasps it with his mouth, then disappears into deep water. Aftermath, the lake was renamed Hoàn Kiếm, which means: lake of the Returned Sword (or Sword lake for short in spoken language), now at the center of Hà Nội, Việt Nam’s capital. Wise old men argue that if this only remaining sacred creature is going to die, then who would reclaim the hammer and sickle – ☭ ? 😬

diệc lạc hồ

双鸟齐飞

黄莺飞到北京都
会遇金鹏亦乐乎
大事未成行小事
双鸟齐飞至善图

Song điểu tề phi

Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô, Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ! Đại sự vị thành, hành tiểu sự, Song điểu tề phi chí thiện đồ!

hân kỷ niệm 60 năm quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 ~ 1/10/2009), trích đăng lại ở đây bài thơ của một nhân viên ngoại giao đoàn Việt Nam (đăng trên Tạp chí Sông Hương, 2002): Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt – Trung. Bài thơ được làm năm 1991, sau một thời gian dài 10 năm (kể từ 1981), khi hai nước tuy không còn những đối đầu quân sự lớn, nhưng hai bên vẫn tiến hành một đường lối tạm gọi là artillery diplomaticngoại giao pháo binh – chân lý, lẽ phải đứng trên đầu nòng đại bác.

Các địa danh đẫm máu như Vị Xuyên, Ngọc Đường, Lũng Cú… những người từng bám trụ 10 năm ở đó đến nay vẫn nhiều người còn sống, vẫn còn kể lại chuyện ngày xưa ở đâu đó quanh đây. Trở lại với bài thơ, năm 1991, một đoàn ngoại giao VN sang TQ, những bước đi đầu tiên của tiến trình bình thường hóa quan hệ. Trưởng đoàn phía VN là ông Vũ Oanh, trưởng đoàn phía TQ là ông Lý Bằng.

Cả “Oanh” và “Bằng” đều là tên của hai loài chim (không giống nhau), như được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên đây: Song điểu tề phiĐôi chim cùng bay. Không cần phải biết chữ Hoa, đọc phiên âm Hán Việt hẳn mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu nội dung bài thơ! Chúng ta thấy lại cái điệp khúc Diệc lạc hồ ở đây! Diệc lạc hồ (hay Bất diệc lạc hồ) đều có thể hiểu theo nhiều kiểu: vui lắm thay, há không vui hay sao… hay theo phương ngữ miền Nam: vui quá hén! 😬

hiểu quá hương giang

十載掄交求古劍
一生低首拜梅花

 

高伯適 – 曉過香江

萬嶂如奔繞綠田
長江如劍立青天
數行漁艇連聲棹
兩個沙禽屈足眠
塵路悠悠雙倦眼
遠情浩浩一歸鞭
橋頭車馬非吾事
頗愛南風角枕便

âu không trở lại chủ đề thơ chữ Hán của Cao Chu Thần. Con người ông tính khí ngang tàng, tư tưởng xã hội chính trị không có gì mới lạ, nhưng văn tài thì đúng là lạ lùng. Một trường hợp nổi bật hiếm hoi trong cổ văn Việt Nam. Đôi câu thơ giáo đầu ở trên: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm giao du tìm bạn tri âm, khó như tìm cổ kiếm, Cả một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai) vẫn thường được truyền tụng như chính cốt cách con người Mẫn Hiên – Cúc Đường vậy!

Hiểu quá Hương Giang

Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền,
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Sổ hàng ngư đĩnh liên thanh trạo,
Lưỡng cá sa cầm khuất túc miên.
Trần lộ du du song quyện nhãn,
Viễn tình hạo hạo nhất qui tiên.
Kiều đầu xa mã phi ngô sự,
Phả ái nam phong giác chẩm biền.

Xin đọc thêm về thơ Cao Bá Quát trong những post trước của tôi: Trà giang thu nguyệt ca, Sa hành đoản ca, Trệ vũ chung dạ cảm tác.

old house

自嘆年來刺骨貧
吾廬今已屬西鄰
殷勤說向園中柳
他日相逢是路人

gôi nhà này, tôi chỉ ở thường trực trong thời gian khoảng 3, 4 năm, nhưng trở lại thường xuyên mười mấy năm sau đó. Sơn trắng, ốp gạch đỏ, nền xanh, ngôi nhà thân thương này nay đã thuộc về người khác, giờ thì: tha nhật tương phùng thị lộ nhân – ngày sau gặp lại xem như người qua đường rồi 😢! Những bức hình này (hơi mờ do scan từ ảnh giấy) đều được thực hiện bởi “phó nháy” danh tiếng Hồ Xuân Bổn (chủ tịch hội nhiếp ảnh tp. Đà Nẵng).

le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

ại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.

tầm dương giang đầu

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận,
Anh lụy đời quên bến khói sương.
Năm tháng, năm cung mờ cách biệt,
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

君不見黃河之水
天上來奔流到海不復回

勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

醉臥沙場君莫笑
古來徵戰幾人回

潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟

抽刀斷水水更流
舉杯消愁愁更愁
人生在世不稱意
明朝散髮弄扁舟

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận. Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người… (Xuân Diệu)

Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu, tiếc thay tại sao đành lỡ làng. Man mác khói hương bay dịu dàng. Như tóc mây vương dáng liễu mơ màng, cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương. Ai đó tri âm biết cùng

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận, Anh lụy đời quên bến gió sương. Năm tháng, năm cung mờ cách biệt, Bao giờ em hết nợ Tầm Dương? (Hoàng Cầm)

ề những tác phẩm Đường thi quan trọng, ai chỉ từng tham khảo những cuốn cơ bản như Đường thi nhất bách thủ (100 bài), Đường thi nhất thiên thủ (1000 bài), cũng đã thấy đó là cả một gia tài văn chương đồ sộ, ảnh hưởng của chúng đến đời sau thực không cần phải nói tới. Những ông bạn già ba tôi, những người quen của gia đình tôi, mỗi khi ngồi lại ăn nhậu với nhau, thế nào cũng có một vài câu Đường thi được đọc, ví dụ như:

Anh có thấy sông Hoàng Hà, Con sông vĩ đại nước sa lưng trời. — Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Xin vơi một chén quan hà, Dương quan chốn ấy ai là cố nhân. — Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Sa trường say ngủ ai cười, Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. — Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, Nâng chén tiêu sầu sầu không vơi. Người đời nếu chẳng được như ý, Sớm mai xõa tóc cỡi thuyền chơi.Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý, Minh triêu tản phát lộng biên châu.

Lúc nhỏ, tự học đọc và viết được Hán tự, thuộc vài ngàn bài Đường thi, Tống từ, tôi đã lấy làm tự phụ rằng còn thuộc nhiều thơ hơn cả mấy ông già bạn ba tôi. Chỉ sau này mới thấy cái vốn Hán học của mình bé như hạt cát, chỉ mới là dạng đọc mau nhớ thôi. Tuy vậy vài năm lúc tuổi nhỏ cũng đủ để nhận được cái hồn cổ văn lồng lộng, những u tình sâu kín, cũng đủ thấy cốt cách người xưa… Lớn lên, tôi dần cảm thấy thích âm nhạc hơn, mà xa rời văn chương, có lẽ vì âm nhạc dễ tiếp thu hơn, mà văn chương thì đòi hỏi quá nhiều công phu hơn.

Nguyệt cầm – Cung Tiến - Thái Thanh 
Tiếng xưa – Dương Thiệu Tước - Thu Hiền 
Tình cầm – Phạm Duy - Tuấn Ngọc 

Tuy vậy, ảnh hưởng của cổ văn, cổ thi, nó bàng bạc khắp nơi, không dễ gì thoát ra được. Ảnh hưởng lên văn học Việt Nam sâu đậm nhất, có lẽ không tác phẩm nào khác ngoài Tỳ Bà hành – Bạch Cư Dị. Không kể đến trong cổ văn (mà dấu vết của Tỳ Bà hành có thể được tìm thấy nơi nơi), ngay trong Thơ mới, dấu vết của nó cũng không ít. Câu chuyện của tác giả và người kỹ nữ đánh đàn tỳ bà tình cờ gặp lúc đêm khuya trên bến sông Tầm Dương để lại cho hậu thế biết bao nhiêu mối hoài cảm. Cả một áng thơ dài, câu nào cũng đầy tình ý:

Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng lẽ bây giờ càng hay.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

Nguyên bản Hán văn, phiên âm cũng như bản dịch thơ nổi tiếng của Phan Huy Vịnh, xin đọc ở đây. Đọc Tỳ Bà hành rồi dễ liên tưởng đến tác phẩm có phần tương tự của thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca龍城琴者歌, tuy nhiên bài này lại nặng về tính thế sự hơn là về tình cảm cá nhân, nên sự xúc động gây ra trong lòng người thiết nghĩ cũng không sâu sắc bằng:

Thành quách suy di nhân sự cải, Kỷ độ tang điền biến thương hải. Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại城郭推移人事改幾度桑田變蒼海西山基業盡消亡歌舞空留一人在. Ảnh hưởng trong văn thơ thì đã quá nhiều rồi, hôm nay tôi xin đưa một vài ví dụ nhỏ, ảnh hưởng của Tỳ Bà hành trong Tân nhạc, bằng trí nhớ lu mờ của mình, xin chép tặng các bạn một vài bài nhạc hay mang âm hưởng của bến Tầm Dương năm xưa.

hương xưa – scents of yester-years

Khói dâng huyền ảo tiếng ca,
Rừng phong lác đác sương sa bóng chiều.
Tầm Dương bến cũ hoang liêu,
Ai đem hết cả tiêu điều thời xưa.
Phổ vào cung bậc gió mưa,
Tiếng ca chìm dứt, còn chưa tạnh hờn.

ỗi lần ngồi lại hát bài này là lại buồn, cái buồn như đã ngầm định tự bao giờ, cái buồn tự bài nhạc đã nói lên hết cả: ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi, dù đã quên lời hẹn hò… lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mơ… tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa, cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô Tô… vẫn yêu muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó… .

Hương xưa - Mai Hương 

Chợt nhớ đến cái “tổ cú” 45-HHBạc của chúng ta ngày trước, cái thời lầy lội, nhà dột mưa ướt, ngồi ôm đàn hát suốt đêm… Nhớ Chính “béo”, cứ mỗi lần gặp nhau lại nhắc: anh Xuyên, anh hát Hương Xưa đi!… Cái thằng nhạc cảm tuyệt vời, không biết mấy về nhạc xưa, mà nghe một chút là thấy ngay dáng nhạc. Đến giờ thì cũng chẳng nhớ cái “hương xưa” đó là “hương xưa” nào, yester-years cũng chỉ là một yester-years nào đó thôi, không biết đã từng có không, mà có cũng không biết còn nhớ không nữa…

La restauration: bài hát này phảng phất nét Thánh nhạc (nhạc nhà thờ) ẩn tàng bên dưới. Ca khúc đã được đặt lời Anh bởi Paulina Nguyễn (Giáng Tiên) với tựa đề mới: Scents of yester-years. “Chuông được đem đi đánh xứ người” trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam 18 tổ chức ở Singapore, nhạc sĩ Đức Trí làm hòa âm, trình bày là Đức Tuấn và Nguyên Thảo.

Việc chuyển ngữ thực sự khá tốt, không dể với một bài vừa cổ điển về lời và về nhạc như thế này. Nếu như phần tiếng Anh phát âm chuẩn một chút nữa thì sẽ hay hơn. Thật sự là không ngờ một bài hát cũ lại có thể hồi sinh như thế! Về lyric tiếng Anh, do phần chuyển ngữ này còn quá mới, không thể tìm đâu ra trên mạng phần lyric được. Báo hại phải ngồi nghe đi nghe lại bao nhiêu lần mới viết được một phần lời, còn thiếu một vài chỗ.

Have you ever let your soul wander along a dream? A dream of a path to far away dear home, sweet home. Where leaves sound are whispering, where trees still stand waiting. Where nights are still immense with stars and sounds of distant flutes.

And I still remember tales of once upon a time. When life was filled with sweet dreams and peaceful lullabies. The sound of spinning looms, shadows of lazy kites. And all of my everlasting loving memories.

Oh, I have wandered in my dreams through every night. Not much joy in my life. For love and life are often at strife. Though I have been calmly waiting. Melodies of old moon lutes, hamonize with (a) romance mood. And the strings of violin softly sing in the breeze. Just like my heart is chanting for love.

Oh, I have gone through nights dreaming about your love. And get used to despair. The good old days have gone far away. When will I be in love again? Nights embraced in pure silence. Days began with innocence. Now there’s only emptiness, and sorrowful regrets. Love is sinking in darkness.

My love, is the sun still shining warmly everywhere? Don’t you hear the sounds of falling leaves in autumn night? Has love ever been sweet. Or filled with bitterness. Just keep your heart widely open to love and to life. Life is as sweet as lovers’ song. Life is as sweet as lovers’ song.

Cũng xin cám ơn sự hỗ trợ từ bạn hadang82. Bạn nào nghe được rõ ràng hơn xin góp phần hiệu đính chỗ lyric này. Sau một thời gian tìm kiếm, được sự giúp đỡ từ chính tác giả ca từ Paulina Nguyễn (xin xem phần comment), thông qua bạn hadang82, nay tôi đã có được phần lời ca gốc (tiếng Anh). Xin cảm ơn tác giả Paulina Nguyễn và bạn hadang82. Xin đăng lại lời ca ở đây để mọi người cùng tham khảo.

⓵⏎ Về chuyện tình bi lệ của Trương Quỳnh Như và Phạm Thái, điển tích được nhắc đến trong bài hát, xin đọc thêm Văn tế Trương Quỳnh Như, đọc Sơ Kính Tân Trang (Phạm Thái) hay tiểu thuyết kiếm hiệp Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng).