tình hoài hương

ắt chước bạn Trường hói “lăng-xê” (lancer) ở đây ca khúc Tình Hoài Hương – Phạm Duy. Không lần nào nghe bài này mà tôi lại không có cảm giác lâng lâng khác lạ, trăm lần như một, nghe hoài không chán. Mời các bạn thưởng thức bài hát này qua hai giọng ca, một giọng thái dương là Anh Ngọc, một giọng thái âm là Thái Thanh.

Tình hoài hương - Anh Ngọc 
Tình hoài hương - Thái Thanh 

Xin post những bản mp3 chất lượng tốt để các bạn thưởng thức được đầy đủ các chi tiết của bài nhạc. Với những giọng hát như Anh Ngọc hay Thái Thanh, âm thanh từ 128 kbps trở xuống sẽ cắt hết các bội âm, làm cho giọng hát mất hơi rung, mất đi các âm sắc đầy đủ và chiều sâu của nó. Những giọng hát “phẳng” hơn như của Khánh Ly, Lệ Thu thì nhiều khi 64 kbps cũng là tạm đủ.

Ngọc Hạ, giọng ca “trẻ” (1980) nổi tiếng gần đây trên sân khấu Thúy Nga. Cũng là người hát theo phong cách cũ: tự nhiên, chân phương, nặng về luyến láy; hát khá tốt, tuy nhiên hình như đó là kỹ năng bắt chước hơn là cảm; trong bài hát, nhiều chỗ chưa xử lý được cái giọng Quảng Nôm – Đòa Nẽng của mình! 😀

sơn ca

Sơn ca 7 - Intro 

Hân hạnh giới thiệu cùng quý vị một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 7, với tiếng hát Khánh Ly qua những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn, một thời khuấy động hàng triệu con tim qua những giai đoạn dầu sôi lửa bỏng… Với hai giai đoạn của một đời nghệ sĩ, Sơn Ca 7 sẽ đưa quý vị về những khung trời hoa bướm ngày xưa, với tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly trong những ca khúc trữ tình hay nhất, muôn đời của người nghệ sĩ lãng mạn…

Sơn ca 10 - Intro 

Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 10, với tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long, qua những ca khúc tuyển chọn từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

ái này dành cho những ai thích sưu tầm đồ cổ… Sê-ri 11 băng nhạc (cassette tape) Sơn Ca ngày trước (1970 – 1975). Một sê-ri những ca sĩ ăn khách nhất thời bấy giờ, bất kể trình độ, khuynh hướng âm nhạc. Trong những băng nhạc Sơn Ca này, các bạn sẽ tìm thấy Giao Linh, Tuấn Vũ, Chế Linh… và cả Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh… Đúng là vàng thau lẫn lộn, nhưng có như thế chúng ta mới hiểu được một giai đoạn lịch sử nước nhà…

Có thể chúng ta không thích tất cả 11 băng nhạc, mỗi người sẽ có một gu riêng, nhưng ít ra đó là một trong những gì còn lại để chúng ta hiểu về tình hình âm nhạc ngày trước, hiểu tất cả những khác biệt, dằn vặt, đau khổ… hiểu cái gọi là con người Việt Nam. Đến lúc này rồi, tôi nghĩ không nên lấy quan điểm chính trị để mà đánh giá con người, nhất là những người nghệ sĩ.

Như Trịnh Công Sơn ca tụng mẹ Việt Nam anh hùng bằng một bài ca rất hay: Huyền thoại Mẹ, cũng như cầu nguyện cho một người bạn, đại tá không quân VNCH (Lưu Kim Cương) tử trận năm 1968, bằng một bài ca tuyệt vời: Cho một người nằm xuống (bài này, theo tôi xét về cả nhạc và lời đều hay hơn bài trước).

Quá khứ đấy có nhiều người nghĩ là đã xa, nhưng tôi lại nghĩ là nó rất gần, nó vẫn còn dấu vết sâu đậm đâu đó trong nhịp sống hàng ngày của chúng ta, trong chính con người chúng ta. Tôi chỉ nhớ khi nhỏ, những băng nhạc này đã quá quen thuộc, đến mức, chỉ cần nghe một phần đoạn intro đầu tiên, tôi đã biết ngay đó là băng nào… Một giọng nữ Sài Gòn “chính hiệu con nai vàng”, vừa sang trọng, vừa đầy chất tiếp thị 😀. Mời các bạn nghe lại, chỉ những phần intro thôi, tôi nghĩ là chúng đã khá quen thuộc với nhiều người…

Trên đây là bìa trước của 3 băng nhạc Sơn ca 7, 9 và 10. Kỹ thuật in offset 4 màu thời bấy giờ vẫn còn vụng về quá, không khác bây giờ chúng ta in hàng mã là mấy… Hiện tại tôi có đầy đủ những bản mp3 chất lượng cao (196 kbps) của 11 băng nhạc này (khoảng 150 bài). Bạn nào cần, xin liên hệ, tôi sẵn sàng chia xẻ. Hình trên, từ trái quá phải: Sơn ca 7: Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn, Sơn Ca 9: Lệ Thu và những ca khúc tiền chiến, Sơn Ca 10: Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

thiên thai

Anh Ngọc (đứng giữa) và ban nhạc Tiếng Tơ Đồng trình bày ca khúc Thiên Thai.

in giới thiệu đến các bạn một bản thu âm hiếm, ca khúc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao. Tham gia trình bày ca khúc này có nhiều nghệ sĩ tài danh: Anh Ngọc (giọng nam chính), Thái Thanh (hát bè nữ chính) và những thành viên của ban nhạc Tiếng Tơ Đồng vang bóng một thời: Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao, Hà Thanh, Bạch La, Hoàng Oanh…

Tuy chất lượng âm thanh không thật tốt (do thời gian và do cả kỹ thuật studio lúc bấy giờ), nhưng bản thu âm này thể hiện một trình độ hợp xướng điêu luyện: “tiếng hát trượng phu” Anh Ngọc với phần hát bè nữ (gồm toàn những ngôi sao) phong phú, biến hóa. Và cả phần hòa âm tài ba do chính nhạc sĩ Hoàng Trọng thực hiện.

Thiên Thai - ban Tiếng tơ đồng 

Nếu bỏ qua những yếu tố kỹ thuật, mà chỉ tập trung vào “dáng nhạc”, các bạn sẽ nhận thấy một điều: trình độ thẩm âm, khả năng sáng tạo của lớp nhạc sĩ trước thật tuyệt vời. Chỉ vì thiếu hiểu biết nên một số người bây giờ mới đánh đồng nhạc này với những loại nhạc của Chế Linh – lính chê, Chế Thanh – thánh chê 😀… dưới cái tên nhạc vàng.

Phải chăng âm nhạc đương đại của chúng ta, dù có rất nhiều điều mới, vẫn yếu kém ở những điểm cốt yếu nhất!? Thật là điều đáng buồn về khả năng thẩm âm khi mà những nhạc sĩ, nhạc công nhạc cổ truyền bây giờ (như Nhã nhạc, Ca trù…) đã và đang chơi nhạc ngũ cung với tai nhạc thất cung, không những không hiểu được những tinh túy của âm nhạc ngũ cung và phát triển được cái vốn mình có, mà còn làm nó mai một thêm.

thật và giả – giả và thật

ó đôi điều thật và giả về giọng hát Thái Thanh, cũng như về muôn chuyện thật giả khác trong đời. Giả và thật, thật và giả, nhiều khi khó phân biệt, nhưng đã trải qua nhiều chuyện đau buồn của cuộc sống, tôi có đôi điều muốn nói về “thật” và “giả”, chỉ qua một số nhận xét về giọng hát Thái Thanh. Giọng hát Thái Thanh, từ nhỏ được mẹ cho nghe, tôi đã thấy có điều gì “siêu nhiên” trong giọng hát này, nó quá cao vời, quá điêu luyện, một giọng hát “cưỡng lại sức hút của quả đất”, mà vẫn rõ chữ, chân phương theo đúng tiêu chuẩn đầu tiên của người làm ca sĩ. Có nhiều cách đánh giá, nhưng xin nói từ đầu, đối với tôi, chuẩn mực đầu tiên là hát tròn và rõ chữ, hát như thể là tiếng nói hàng ngày. Xin nói rõ điều này bởi đa số ca sĩ Việt đương đại đều mượn giọng, bắt chước giọng… từ chỗ phát âm đã không là chính mình thì còn nói gì đến những bước đường nghệ thuật khác.

Le beau Danube bleu 

Lời Việt: Dòng sông xanh, PD

Les flots du Danube 

Lời Việt: Sóng nước biếc, PDC

Chọn hai bài để “phô diễn” giọng hát Thái Thanh, thật tình cờ đều là hai bài valse rất nổi tiếng về dòng sông Danube, một bài do Phạm Duy, bài kia do Phạm Đình Chương đặt lời. Về nhạc, tôi thích âm giai minor buồn man mác của bài thứ hai hơn.

Lớn lên một chút, tôi được nghe nhiều hơn và đồng ý với nhận định của nhiều người đây là một giọng hát Việt đặc biệt mà trong thời gian một vài trăm năm không dễ gì có được. Ngưỡng mộ hết mực, nhưng thi thoảng tôi vẫn có chút ngờ vực, có chút băn khoăn: có điều gì khang khác sâu thẳm trong giọng hát ấy. Đến bây giờ, khi điều kiện phương tiện nghe nhìn tương đối đầy đủ hơn xưa, tôi có nhiều dịp kiểm chứng điều mình cảm nhận. Những ai thích ca hát, hay tập hát một chút (như karaoke chẳng hạn) sẽ dễ dàng nhận thấy điều này: ai cũng có nhiều loại giọng, cơ bản là có hai:

  • Chest voice (giọng ngực): là giọng mà chúng ta nói hàng ngày, như khi bạn cất tiếng hát một bài hát yêu thích, quen thuộc, thì chính là bạn đang dùng loại giọng đó. Khi bài hát có những nốt quá cao (hay quá thấp), vượt ra ngoài âm vực quen thuộc, bạn khó có thể phát âm chuẩn tại cao độ đó, hoặc là âm sắc sẽ méo mó, hoặc bạn buộc phải chuyển qua sử dụng một giọng khác.

  • Head voice (tôi gọi là giọng mũi): lúc này âm không còn phát ra tự nhiên từ ngực, bụng nữa mà chủ yếu từ cổ và mũi, nên dễ đạt cao hơn, nhưng mỏng và yếu hơn. Các ca sĩ đương đại không mấy ai sử dụng hai loại giọng trong cùng một ca khúc, đơn giản là vì hai giọng đó có âm sắc rất khác nhau, không thể để chung trong một bài hát nếu không muốn phạm một lỗi sơ đẳng. Lưu ý là đôi khi chúng ta hát lên (hay xuống) một tông (một octave), nhưng vẫn còn trong giọng cũ, chưa hẳn là đã chuyển qua giọng mới.

(Lạm bàn một chút, qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một người có thể có nhiều loại giọng hơn nữa, phụ thuộc vào kỹ thuật thẩm âm và phát âm: có loại giọng “rung đổ hột” như trong Ca trù, có loại giọng luyến láy bay nhảy như trong Chèo, có loại giọng lạc nửa vời như trong Ca Huế… Dĩ nhiên là giọng và làn điệu ngũ cung là khác nhau, nhưng có thể nói một loại ngũ cung sẽ có những giọng của riêng mình.)

Điều mỉa mai là khá nhiều ca sĩ đương đại Việt Nam pha trộn cả hai loại giọng trên (head & chest voices) trong cùng một bài hát mà không cảm thấy hổ thẹn vì khinh thường khán giả. Các ca sĩ thật sự không ai làm thế, họ chọn bài hát phù hợp với chất giọng mình, nếu bài hát trải trên một âm vực quá rộng thì hoặc là tìm người có âm vực cũng rộng như thế, hoặc là hát đôi, hát ba… hoặc thay đổi bài hát…

Những bài nhạc phổ biến thường có biên độ trong khoảng 1.5 octave, một số bài khó có biên độ hơn 2 octave thì cần những ca sĩ điêu luyện mới biểu diễn được. Ca sĩ thật sự ít dùng giọng mũi, để khán giả biết đến mình từ chất giọng bình thường tự nhiên. Thường thì một ca sĩ dựa quá nhiều vào giọng mũi quyết không thể là một ca sĩ tốt.

Nếu như nghe Dòng sông xanh do Thái Thanh biểu diễn, bạn sẽ thấy một ca sĩ hát chanson musique với chất giọng opéra, vẫn rõ chữ rõ lời, như là thứ tiếng nói tự nhiên thường nhật. Nghe nhiều bản nhạc khác nữa của Thái Thanh, cũng như một số ca sĩ khác (như Mai Hương, Kim Tước…) dần dần tôi nhận ra một điều: thực sự họ hát bằng giọng mũi!. Một số ví dụ: Thu Chiến Trường (Kim Tước), Bà mẹ Gio Linh (Mai Hương), Ngày Trở Về (Ánh Tuyết)… chúng ta có thể nhận ra các ca sĩ này hát bằng giọng mũi rất rõ.

Một số ca sĩ như Lệ Thu, Khánh Ly… thì luôn hát với giọng thật của mình, cơ bản vì họ đã chọn hát ở một âm vực khá thấp. Còn với Thái Thanh, phải là người nghe và hiểu Thái Thanh nhiều thì mới có thể đoán biết được. Trong hai bài hát dưới đây, mỗi khi giọng Thái Thanh từ chỗ hơi chua đột nhiên chuyển sang rất tình cảm là lúc Thái Thanh trở về với giọng thật của mình. Khi nhận ra được điều này, tôi thật sự ngỡ ngàng, nhưng ngỡ ngàng để rồi yêu mến hơn.

Điều thực sự đặc biệt ở đây là: âm sắc giọng mũi của Thái Thanh giống, cũng vang, dày và mạnh như giọng ngực, được như thế đã là một điều kỳ lạ, còn kỳ lạ hơn nữa là lúc chuyển giữa giọng ngực và giọng mũi, hầu như không ai nhận thấy. Tại điểm break-up (điểm gãy) đó, người hát phải thay đổi cách thức vận động bên trong con người mình, khó có ai có thể chuyển giọng tự nhiên đến vậy được. Đến bây giờ thì tôi hiểu hơn những hạn chế của người Việt và cách họ khắc phục những hạn chế đó. Và tôi cũng “ngộ” được đôi chút về lẽ thật giả của cuộc sống:

  • Có nhiều người vốn thật, lại cứ muốn giả, khi đã giả rồi không về thật được nữa, vẫn muốn người khác nghĩ mình thật. Những trò hề đó ở ngoài đời thiệt không kể xiết, có quá nhiều tấn tuồng được diễn vụng về và ngây ngô, hằng ngày trước mắt. Thật đáng buồn và đáng buồn cười lắm thay!

  • Lại có người hiểu được lẽ đời là giả, vẫn gắng đem cái thân phận giả tạo này để làm thành điều thật, và được mọi người chấp nhận là thật. Ai đó tinh tế thấy được bản chất “không thật lắm” ở họ thì vẫn đem lòng yêu mến, vì hiểu rằng chẳng gì thật hơn được cái “giả” đó. Người như thế thực là hiếm và đáng quý lắm thay!

the begin and end of love

Et l’amour est mort, vive l’amour!

wo very old, glamorous songs, one for the beginning and one for the end of love (both are recorded on LP vinyl disks long time ago). There’s no reason for love to begin, we were young, and we were fool… But there’re reasons for love to vanish… then comes a time… et l’amour est mort, vive l’amour! 😢. Let taste the music for all sweet and bitter of love…

La Bohème - Charles Aznavour 
La complainte des infidèles - Sidney Bechet 

Image on the left: Charles Aznavour, one of the most well-known singers in the world. His music heritage includes about 1000 songs (mostly in French, 150 in English, 100 in Italian, 70 in Spanish, and 50 in German), and sold well over 100 million records.

tết

ăm, bảy năm gần đây, bài hát này âm thầm trở lại, không chính thức được phép (và cũng có thể không bao giờ được phép, vì những ca từ như: Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do…), nhưng người ta vẫn hát trong các dịp đám cưới, lễ lạt, năm mới… Sau bao nhiêu năm, đã đến lúc có thể bỏ qua những yếu tố chính chị, chính em để chọn bài này xứng đáng là bản nhạc xuân hay nhất trong tất cả các bài nhạc xuân Việt!

Ly rượu mừng - Hợp ca Thăng Long 

Bạn hỡi, vang lên, lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. Ngày ấy quê hương yên vui. Đợi anh về trong chén tình đầy vơi.

Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới.

year end blue

Without music, life would be a mistake!
(Nietzsche)

ever has this German philosopher’s words rang true like this year end! Year end’s blues! I’m spending most of my time listening to Ravi Shankar’s ragas… the co-operation between sitar (Indian guitar), tabla (Indian percussion), surbahar (Indian bass guitar) and few other instruments… Splendid! Let listen to Ravi Shankar in this East meets West – Ragas in Minor scale (cowork with Philip Glass – Passages album – 1990)

Ragas in Minor scale - Ravi Shankar 

Unlike Western conventional music, Indian traditional music does not base on harmony and chord, but rather bases directly on melody & rythm as the rawest elements. While the songs might sound a bit exotic to me, it’s truer and nearer to my nature of vibration (compared to the now everywhere-spreading comtemporary pieces).

where have all the microtones gone?


ack to mother land, the genius musician Phạm Duy has published a new album named – Ngày trở về – The return day. Participated in performance are hit divas of contemporary Vietnamese music: Mỹ Linh and Thanh Lam. There’ve been other artists among the performing group (Đức Tuấn, Quang Dũng, Hồng Hạnh, Hồ Quỳnh Hương…), but I just mention some main figures here. The others are far from being called (hit) singer (if not to say that they even ruin the songs they perform). (In Vietnamese song music, there’s quite a distinction between song composer and song performer, they are rarely the same person.)

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Lệ Mai 

There have been some opinions on the album. No explicit criticism from officials, and in private places, people mention about the album with some joy & eagerness. The composer himself showed some surprising and satisfied attitude toward the singers. But it should be noticed that the great Phạm Duy is always a good businessman (his market-place style makes some people not to love him sometimes). (Last 2005 end, in a ‘symbolic act’, the Sơn Ca communication company had bought the first 10 notes – and only 10 notes: tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời – of his song, Tình ca, to use in their product at a price of 100 million VND. Detail is here.)

Back to the music, Tình ca (Love song) may not be among the musician’s most glamorous songs. But from a social point of view, the song is very special in a way that it is statement for Vietnamese identité nationale (national identity). Generations of Vietnameses have grown up with its tune and verse in their soul. The song is quite simple: a pure Vietnamese pentatonic scale, balanced and firm arrangement, and little use of microtone notes, compared to many of his other songs which may get really delicate and complicated, and which require the performer not only of skillful vocal techniques but also deep understanding on Vietnamese traditional tunes.

As pointed out in my previous posts (Microtones and Eastern music part 1, part 2, part 3), the microtonal music is special in a way that it can not be scripted by conventional (Western) musical notation. The vibration, duration and movement in notes & tunes are so subtle and delicate that it would take whole life for one to live in a culture to feel and understand them. Each culture has its own microtones as its fingerprints that characterize it with others. Let “compare” some presentations of this same piece of music, first by Thái Thanh, then by a non-professional singer Lệ Mai, and this final record of Mỹ Linh.

Mỹ Linh outperforms others in term of studio techniques. With excellent harmonization done by Đức Trí, the piece sounds really impressive. While Lệ Mai sang emotionally with a single guitar accompaniment, and Thái Thanh ‘s extreme voice was recorded some 40 years ago on LP 78 vinyl disks. But for one who has enjoyed the old pieces would say: *TOO BAD* upon listening to the new one. Mỹ Linh seems to mimic, with her excellent vocal techniques, some microtonal melody sections that she does not seem to feel and understand. I myself stress heavily on the microtonal notes, which best describe the music identities. There’s some part in the song that tune comes really close to natural speech with all notes of almost the same pitch, where music comes return to resemble mother tongue in a beautiful and splendid contour. Mỹ Linh has missed all those subtleties out of her presentation.

Where have all the microtones gone?

We won’t talk about preserving traditional music here; things move and have to move. The thing is a way of perceiving and conceiving, an ear of music, when even a most recognized singer can’t feel and express, then a whole school of music has extincted and disappeared to nowadays young Vietnameses.

phạm duy – ngày trở về

ell, eventually, this big music show… Ngày trở về – The return day, an event I’ve been waiting for years, many years! Putting aside all the debates over the decades, all political and historical odds and ends, then what rest are these splendid melodies, these profound and delicate vibrations. But feel like something has nearly gone forever, it’s late to find a generation who could understand and love their native, natural tunes, their musical heritage!

Ngày trở về - Thái Thanh 
Ngày trở về - Ánh Tuyết 
Ngày trở về - Hoàng Oanh 

Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về. Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ. Tiếc rằng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ…

Ngày trở về, những đoá hoa, thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa. Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà. Đàn trẻ đùa bên lũ trâu, tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu. Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu…

microtone and eastern music – 3

iểm khác biệt thứ ba là việc chơi các giai điệu mà không có các ký hiệu thời gian. Điều này khiến chúng ta hiểu thêm một nghĩa khác của từ quãng (interval), vì quãng cũng áp dụng cho thời gian. Các quãng thời gian giữa các note là cần thiết để mỗi note có tác dụng của riêng mình. Nhưng khi không có một khung thời gian cố định, thì việc trình diễn một giai điệu cần được cân nhắc và thể nghiệm rất kỹ, một kinh nghiệm để khám phá quyền năng của nhạc cụ và của âm nhạc nó truyền tải.

Không phải là bênh vực cho cái gọi là truyền thống, vì nó là gì thì chưa chắc chúng ta đã biết rõ ràng… nhưng tự phủ nhận những điều mình cảm thấy, tự phủ nhận cách chúng ta tri nhận vấn đề, tự bỏ đi một phần phong phú trong cuộc sống, phải chăng đó là cách mà nhiều người đang làm? Chuyện của Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, khúc Tiếu ngạo giang hồ là hoàn toàn có thật trên cõi đời này. Bản chất của mọi sự vật là sự dàn trải năng lượng qua rung động trên những phổ tần số.

Chính chúng ta cũng là những tổ hợp của những rung động, tinh hơn hoặc thô hơn như vậy. Và bằng cách lắng nghe các microtone của các octave nội, chúng ta có thể có được kinh nghiệm cảm nhận những mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn, những mức năng lượng làm thành những phần không thể tách rời của chính chúng ta. Và cảm thấy được điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng cao hơn (higher) có được bằng cách nhìn vào bên trong (inner). Nhưng chính xác thì, làm sao có thể được như vậy?

Nếu tần số của microtone chỉ cao/thấp hơn chút xíu so với các nốt của octave chứa chúng, thì làm sao chúng có thể giúp ta “chạm” được vào tầng năng lượng cao hơn bên trong chính mình!? Tác giả đã chứng tỏ bản chất của các mức (level) khác nhau có liên hệ với nhau: bản chất của thế giới 48 (nốt) được cấu thành từ các octave nội của thế giới 24, và thế giới này được xây dựng trên các octave nội của thế giới 12… Giai điệu có chứa microtone có 2 mức liên hệ theo cùng cách như 2 lớp thế giới nói trên!

Âm nhạc có microtone cần đến các nốt của octave ngoại, vì microtone chỉ là chính nó trong mối liên hệ với các nốt octave ngoại. Đứng một mình, microtone chỉ là những nốt bình thường, nhưng khi chơi trong ngữ cảnh các nốt octave ngoại, nó có “quyền năng” đạt đến các octave nội. Được gợi ý bởi microtone, người nghe sẽ có thể nối chiếc cầu qua các mức năng lượng bên trong chính họ, và do đó ý thức được sự tồn tại của một mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn ngay bên trong chính mình.

Kurd melody for two flutes