to liberate the south


atching the famous film of Forest Gump, you would probably recognize dozens of war-protesting songs very popular the years of 60s, 70s in America: Blowin’ in the Wind (Bob Dylan), Where have all the flowers gone? (Pete Seeger), Mrs. Robinson (Simon & Garfunkel), Against the Wind (Bob Seger), Free Bird (Lynyrd Skynyrd)… American anti-war music, at its height in the Vietnam war, is only known to most of us (Vietnamese) through just some popular pieces.

Giải phóng miền Nam 
Giải phóng miền Nam (Joe Bangert) 
Italian lyric: Liberiamo il sud Vietnam 
Swedish lyric: Befria Södern 

My name is Joe Bangert. I’m a Philadelphia resident. I enlisted in the Marine Corps for four years in 1967. I went to Vietnam in 1968. My unit in Vietnam was Marine Observation Squadron Six with the First Marine Air Wing and my testimony will cover the slaughter of civilians, the skinning of a Vietnamese woman, the type of observing our squadron did in Vietnam and the crucifixion of Vietnamese either suspects or civilians in Vietnam. (from American thinker)

To my surprise, they also sang Vietnamese songs, such as this Giải phóng miền Nam (To Liberate the South), sang in Vietnamese by Joe Bangert, a famous Vietnam war veteran. It’s notable that the song is national anthem of the Republic of South Vietnam (1969 ~ 1976). If you understand the lyric, you would know how truthful and brave the men of Joe Bangert is, an American to sing: To liberate the South, we are determined to advance, to defeat the American Empire… Advance! The brave people of the South!… Let listen to the what he said prior to singing: It’s the song that they’d fought, it’s the song that they’d sung marching down the Ho Chi Minh trail…

the rain on the leaves

ome interesting recently – collected video documents: Phạm Duy with Steve Addiss on his song: Giọt mưa trên lá (the rain on the leaves) and Phạm Duy with the legendary Pete Seeger and the American folk song Clementine. Center image: the original poster of the song, and the original Vietnamese rendition (by the singer Thái Thanh) on the left.

Giọt mưa trên lá - Thái Thanh 
The rain on the leaves 
Steve Addiss & Phạm Duy

It’s not an abnormal thing to see church – music – influential songs like this to be the first to catch notices from Westerners (the Vietnamese – native pentatonic is harder to digest however). Indeed the song has been thought by some as a translation of a certain American folk song, which is absolutely not. The same is applied to several other Vietnamese songs, such as this Scents of Yesteryears, which easily touch the hearts of listeners outside VN.

songs for free men

…The reasoning behind his persecution centered not only on his beliefs in socialism and friendship with the peoples of the Soviet Union but also his tireless work towards the liberation of the colonial peoples of Africa, the Caribbean and Asia, his support of the International Brigades…

istening to Paul Robeson’s album: Songs for free men… a very lovely basso profondo concert singer (he was one of the few true basses in American music), performing spirituals. Despite being a very famous and successful singer & performer, the man was kept under strict surveillance by US and UK governments for his international activities in Labor and Anti – Colonialist movements. It’s believed that he was unsuccessfully murdered by the CIA while in Moscow. He is now deserved a position in mainstream history by various posthumous recognitions.

The USSR anthem - Paul Robeson 

In the background video above (1945 victory parade in Moscow), Robeson presents the Soviet Union’s national anthem with a translated English lyric (let read the verses). I think, though it’s a very subjective idea, the song is the best anthem in the world, much more impressive than French’s La Marseillaise. The music’s still used as national anthem in Russia now, with a new lyric.

Don’t know why, but the music reminds me of spaces in the mesmerized text of Ernest Hemingway’s For whom the bell tolls (yet another American activist). As a child, I adored Hemingway’s writing style, and remembered many excerpts from his novel by heart, the spirits of International Brigades! The paragraph quoted on the left had been given a wonderful Vietnamese translation, it describes El Sordo’s final fighting on a hill, his thoughts on life and death, yet another picturesque Song for free men!

otp (one-time-pad)

OTP takes a security problem and changes it into a
distribution problem. Modern cryptography takes a
distribution problem and changes it into a security problem.

Chuỗi khoá được in trên một cuốn sổ bé xíu, để dễ cất dấu hay tiêu huỷ khi cần thiết. Mỗi lần mã hoá dùng một (hay nhiều) tờ trong cuốn sổ, những tờ đó sẽ bị huỷ sau khi dùng, do vậy mà có cái tên one-time-pad

Hình bên: một cuốn sổ OTP của KGB, được in trên giấy phim để dể cháy khi đốt

đĩa Vigenere

ôi đến với Computer Science khá trể, nhớ lại hồi năm nhất đại học, khi lần đầu tiên học về toán tử XOR (bit-wise operator XOR), tôi đã nghĩ ngay đến phương pháp mã hoá đơn giản và hiệu quả: thông điệp cần gửi được XOR với một chuỗi ký tự ngẫu nhiên (chuỗi khoá), ở đầu nhận, người ta XOR chuỗi đã được mã hoá với chuỗi khoá lần nữa để giải mã thông điệp. Đây chính là biểu diễn máy tính của phương pháp mã hoá cổ xưa OTP (one-time-pad) được dùng từ thời đệ nhất thế chiến.

Lincolnshire Poacher (MI6 ?) 
Magnetic Fields (Deuxième Bureau?) 

OTP được các điệp viên CIA, KGB, MI6… dùng phổ biến trong hai cuộc thế chiến. Lý do thứ nhất là vì nó đơn giản: mã & giải mã chỉ cần dùng đến tính nhẩm (có thể dùng thêm bút chì và giấy), lý do thứ hai là nó rất an toàn. Tuy đã được dùng rất lâu từ trước nhưng mãi đến khoảng năm 1940, phương pháp này mới được chứng mình bằng lý thuyết về tính an toàn tuyệt đối của nó. Chứng minh được đưa ra đồng thời và độc lập bởi Claude Shannon (nhà toán học Mỹ, cha đẻ lý thuyết thông tin) và Vladimir Kotelnikov (viện sĩ khoa học Liên bang Nga, kỹ sư chế tạo rađa).

Mã & giải mã với OTP rất đơn giản, tương đương phép XOR, ta định nghĩa phép biến đổi như sau. Mã hoá = (text T(19) + khoá X(23)) mod 26 = Q(16). Giải mã = (Q(16) – khoá X(23)) mod 26 = text T(19), với 26 là kích thước bản chữ cái (phép XOR thực chất là phép cộng và modulo cho 2, với 2 là kích thước bảng chữ cái nhị phân: 0 & 1). Những người không giỏi tính nhẩm có thể dùng “thiết bị” sau (gọi là đĩa Vigenere), đĩa gồm 2 vòng giấy đặt đồng trục. Mã hoá text T với khoá X: gióng (xoay) vị trí [X] của vòng trong với vị trí [A] của vòng ngoài, tìm [T] tại vòng ngoài, ví trí tương đương [Q] tại vòng trong chính là kết quả. Giải mã là quá trình ngược lại: gióng [Q] của vòng trong với [A] của vòng ngoài, tìm [X] tại vòng trong, vị trí tương đương [T] tại vòng ngoài là văn bản gốc.

Có một cách sử dụng OTP đặc biệt gọi là chia xẻ bí mật (secret splitting), sau khi mã hoá, văn bản gốc bị huỷ thay vì khoá, sau đó khoá và văn bản mã hoá được đưa cho hai người khác nhau cất giữ. Chỉ khi hai người này cũng đồng ý nối hai “khoá” lại với nhau thì mới giải mã ra được văn bản gốc. Tương tự, có thể chia xẻ bí mật cho 3, 4,… người bằng cách sử dụng 2, 3,… khoá. Đây là cách bảo vệ các tài nguyên đặc biệt quan trọng, trách nhiệm bảo vệ đó được chia xẻ cho nhiều người, tuy nhiên lưu ý rằng nếu chỉ một phần của bí mật bị mất đi, thì bí mật đó cũng sẽ mất đi vĩnh viễn.

OTP là phương pháp mã hoá tuyệt đối an toàn nếu được sử dụng đúng cách, và là phương pháp tuyệt đối an toàn duy nhất cho đến thời điểm hiện tại. Văn bản được mã hoá với OTP không cho biết bất kỳ thông tin gì về văn bản gốc, ngoại trừ độ dài. Với một văn bản đã mã hoá cho trước, chúng ta có thể nghĩ ra các chuỗi khoá để “giải mã” nó về bất kỳ văn bản nào chúng ta muốn! Các phương pháp mã hoá mới sau này như DES (Data Encryption Standard), AES (Advanced Encryption Standard), PGP (Pretty Good Privacy), PKI (Public Key Infastructure)… tuy tiện dụng và có nhiều ưu điểm khác, nhưng về mặt lý thuyết không phải là không phá được. Nhưng trong sử dụng thực tế, có những lý do sau khiến OTP trở nên không an toàn:

  • Chuỗi khóa OTP không thực sự ngẫu nhiên (các nhân viên thư ký của KGB tạo ra OTP bằng cách gõ ngẫu nhiên lên máy đánh chữ, nhưng xu hướng gõ phím của tay người vẫn có những pattern nhất định).

  • Việc cất giữ và tiêu huỷ OTP có quá nhiều yếu tố rủi ro (đã có tình huống CIA giải được mã nhờ một cuốn sổ OTP đã bị đốt nhưng chưa cháy hết).

  • Mỗi trang OTP chỉ được dùng một lần (đã có lúc trong tình hình khẩn cấp, nhân viên KGB bất cẩn dùng một trang OTP cho nhiều lần mã hoá, dẫn đến việc CIA giải được khoảng 1% trong số những thông điệp gửi bởi KGB trong những năm 1945 ~ 1950).

Điểm yếu nhất của OTP nằm trong quá trình trao đổi khoá (key exchange), đó là một trong những lý do hình thành phương pháp public key rất tiện dụng sau này. Đến bây giờ, khi những phương tiện mã hoá và truyền thông đã quá hiện đại, người ta vẫn còn tiếp tục dùng OTP cho những kênh thông tin thuộc loại top secret (như đường dây hotline Washington DC – Moscow, liên lạc với tàu ngầm…) vì tính tuyệt đối an toàn đã được chứng minh lý thuyết của nó. Có thể kiểm chứng dấu vết của việc sử dụng OTP trong thực tế:

Các Number Station nổi tiếng bí ẩn, là những đài phát thanh không rõ nguồn gốc, phát trên băng tần sóng ngắn (shortwave) những bản tin toàn chữ số, được xem như những hoạt động tình báo của nhiều nước. Trên internet, những Numbers Relay Pages như nrp.write2me.com là hình thức mới của Number Station, cho phép mọi người gửi đi những thông điệp bí mật. Tất cả đều dưới hình thức những bộ 5 chữ số của mã hoá OTP (e.g: 41888 42037 89537 55295 14846 82981 63440…).

thẩm oánh

Hãy nhìn lại một góc ngôi trường của chúng ta, cái sân lát gạch và những gốc vông đồng sau này đã được thay thế bằng sân xi-măng và những cây bàng.

Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông. (Thẩm Oánh)

i cũng biết Thẩm Oánh là nhạc sĩ tiên phong của Tân nhạc, nhưng ít người biết dù là chút ít về ông. Wiki viết được đúng 1 dòng, thậm chí còn không giới thiệu được một sáng tác nào của nhạc sĩ. Trường cấp 2 của tôi, PTCS Trưng Vương, Đà Nẵng (trước 1975 là trường tiểu học Thánh Tâm), hàng năm đều kỷ niệm ngày truyền thống trường. Tôi còn nhớ lễ kỷ niệm 10 năm được tổ chức rất hoành tráng, có nhiều hoạt động văn nghệ, và Trưng nữ vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh được dùng như ca khúc chính thức của trường.

Trưng nữ vương 
Nhà Việt Nam 

Bài hát này tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, cùng với rất nhiều kỷ niệm khác dưới mái trường dấu yêu. Lũ học sinh chúng tôi được tập bài hát này nhiều lần, nhưng với nhạc cảm của tôi lúc ấy, tập mãi mà tôi cũng chỉ hát được một nữa bài. Ngay từ lúc ấy, tôi đã cảm nhận loại nhạc này khác hẳn với loại nhạc đỏ mà lũ học sinh dưới mái trường XHCN chúng tôi thường nghe và hát. Bài này so với: em mang trên vai màu khăn tươi thắm, bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai… hẳn không cùng một loại như nhau 😀.

Là thành viên nhóm nhạc Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Thẩm Oánh là thế hệ đầu tiên, là người có tuyên ngôn sáng tác rất rõ ràng về Tân nhạc. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc các thể thoại hùng ca (như bài Nhà Việt Nam, một bài hát cho hướng đạo), tình ca, nhạc thiếu nhi và nhạc Phật giáo. Gia tài âm nhạc của ông có hơn 1000 bài, nhưng đến nay chỉ còn lưu truyền 5, 7 bài thi thoảng được vài người nhắc đến 😢. Một phần vì tác giả hạn chế không phổ biến nhạc của mình (cái chữ nhạc tài tử thực chất là để “bao biện” cho quan niệm chung xem âm nhạc là “xướng ca vô loài”, phần lớn lứa nhạc sĩ tiên phong đều muốn gọi nó là thú vui tài tử hơn là nghề nghiệp thật sự). Phần khác vì nhạc của ông (ngoại trừ một vài bản hùng ca dễ hát dễ nghe) còn thì phần lớn không dành cho đại chúng, chỉ phù hợp với một lớp thính giả ít ỏi.

Âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được mô tả bằng một chứ “hoà”: hoà điệu với thiên nhiên, hoà vào lòng người. So với Tân nhạc về sau, nhạc của ông có phần “đơn giản”. Tuy vậy, thứ nhạc “đơn giản” ấy mang tôi đi từ hết ngạc nhiên này đến thú vị khác… Điều tinh tuý trong âm nhạc Thẩm Oánh là sự hoà trộn của ngũ cung Việt Nam và ngũ cung Trung Hoa, cũng như cách chuyển hệ (métabole) giữa hai loại ngũ cung đó. Ông dùng ngũ cung Trung Hoa theo một cách gần như là vô thức, có lẽ thừa hưởng từ gốc gác người Hoa xa xưa (họ Thẩm) của mình. Hãy tìm nghe một số nhạc phẩm trữ tình của ông như: Toà miếu cổ, Khúc yêu đương, Xuân về… để cảm nhận dáng nhạc rất đặc biệt của Thẩm Oánh!

Một vài bìa nhạc Thẩm Oánh:

làn sóng xanh

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra
nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy
âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

(Tuân Tử – Nhạc ký)

ách đây chừng hơn 10 năm (1997) chương trình ca nhạc Làn sóng xanh (LSX) được khởi phát trên sóng radio Đài tiếng nói nhân dân tp. HCM (băng tần FM 99.9 MHz, 7h sáng mỗi Chúa nhật hàng tuần). Quãng thời gian ấy, đang còn là sinh viên, tôi thường chú ý lắng nghe chương trình này, và thêm một vài chương trình khác như Quà tặng âm nhạc hay Rock on the Radio. Bây giờ đã có nhiều phương tiện: băng đĩa, TV, internet, các show diễn, phòng trà… nhưng lúc ấy LSX là chương trình bình chọn âm nhạc danh tiếng đầu tiên, cùng với Đêm Trẻ là những sự kiện âm nhạc thu hút được nhiều khán thính giả.

Những Đêm Trẻ sôi động, tổ chức hàng tháng không cố định, lúc thì ở nhà Văn hoá Thanh niên, lúc ở sân khấu Mạc Đỉnh Chi, lúc lại ở công viên Lê Văn Tám. Cái tuổi sinh viên thời ấy của tôi rất hiếu kỳ, đêm nhạc Trẻ nào cũng chen chân đi xem cho bằng được (hình thức này gần giống như các Đại nhạc hội thường tổ chức trước 1975).

Tiếng trống paranưng (Trần Tiến) 
Vẫn hát lời tình yêu (Dương Thụ) 

Chương trình LSX lúc ấy mang lại nhiều điều mới mẻ cho công chúng yêu nhạc. Hầu như tuần nào cũng có một vài tác phẩm mới được giới thiệu, so với những Cô gái Sài-gòn đi tải đạn, Tiến về Sài-gòn, Mùa xuân trên tp. HCM… vẫn thường được phát trên các kênh thông tin chính thức thì đó quả là một điều mới mẻ. Cũng qua những dịp như thế này mà các “diva” Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam lên ngôi. Có thể nói đây là một bước ngoặt của âm nhạc Việt, một giai đoạn tạm gọi bằng cái tên “tình ca mới”, lấn lướt có hiệu quả ảnh hưởng của nhạc ngoại, nhạc Việt hải ngoại (không còn bao nhiêu sinh khí), nhạc tiền chiến (đẹp nhưng lỗi thời lỗi mode) và cả nhạc đỏ (quá văn công, văn nghệ).

Điểm qua một số tác giả, tác phẩm: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng lại cho ra một bài mới, na ná nhau nhưng được bảo trợ bằng danh tiếng “cây đa, cây đề” của mình: Sóng về đâu, Tiến thoái lưỡng nan… Một số tác phẩm đặc sắc nhưng ít ỏi về số lượng: Dòng sông lơ đãng – Việt Anh (dáng nhạc Việt Anh đẹp, nhưng lời thì khá… lơ đãng), Gửi đôi mắt nai – Trần Minh Phi (bài này ý nhạc rất tốt). Lại có nhiều ca khúc mang cùng một air “lãng đãng xa vắng”: Có đôi khi – Lã văn Cường, Về lại phố xưa – Phú Quang và nhiều ca khúc về Hà Nội khác.

Nhạc sĩ Dương Thụ – cháu của NS Dương Thiệu Tước (Mặt trời êm dịu, Bài hát ru cho anh, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày…), Thanh Tùng (Hát với chú ve con, Chuyện tình của biển, Hoa tím ngoài sân, Phố biển…) đóng góp khá nhiều ca khúc hay mang ảnh hưởng của đất Bắc. Hai anh em nhạc sĩ Bảo Phúc, Bảo Chấn với các ca khúc viết cho phim: Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên, Bên em là biển rộng, Những nẻo đường phù sa… mang nhiều ảnh hưởng của phương Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Cường với những sáng tác mang âm hưởng Tây Nguyên, nhạc sĩ Phó Đức Phương với các thể nghiệm ca trù, ngoài ra cũng không thể không nhắc đến người đi tiên phong Trần Tiến, và nhiều nhạc sĩ khác…

Say mê với một đợt sóng âm nhạc mới, rất nhiều sáng tác hay được trình làng, nhưng tôi đã mơ hồ cảm thấy một số vấn đề. Đến khoảng năm 2001 (4 năm sau) thì đợt sóng đầu tiên qua đi, nhường chỗ cho dòng nhạc thị trường nhộn nhạo. Khi những Mr. Đàm Vĩnh Hưng, Mr. Đan Trường, Mr. Lam Trường… “lên ngôi” thì tôi bỏ không theo dõi LSX nữa. Quãng 4 năm sau nữa (2005), người ta hy vọng sự quay lại của đợt sóng “tình ca mới”, nhưng nó tương đối mờ nhạt không rõ nét (như khi Mỹ Linh cho ra đời Chat với Mozart thì cũng có nghĩa là nguồn sáng tác mới không còn dồi dào như trước nữa – cứ với “bước sóng” λ (lambda) = 4 năm một thế này thì chúng ta có quyền hy vọng năm 2009 này sẽ có một đợt sóng mới với nhiều hứa hẹn 😬). Dần dần tôi hiểu ra LSX đợt đầu là tập trung thành quả sáng tác của khoảng 20 năm sau 1975, tất cả gia tài đã được giới thiệu, sau đó thì… hết vốn.

Tôi cảm nhận sự hụt hơi, hết vốn không phải từ số lượng bài hát mà từ chất lượng của chúng. Trong đợt sóng “tình ca mới” này, không nhiều bài hát mới mẻ về nhạc thuật, đa số chủ đề vẫn quay đi quay lại với cái “thời xa vắng”, các hướng khai thác mới (dân ca, ca trù, nhạc Tây Nguyên…) cho thấy sự tiêu hoá vội vàng những nền tảng này, phần nhiều vẫn là copy & paste dân ca dân nhạc, hướng nhạc ngũ cung hầu như không có bài mời nào. Tôi nhận ra những điều này rất sớm, cái bề sâu thật sự vẫn rất mỏng, (ảnh hưởng của chiến tranh, địch hoạ 😬), dường như chúng ta chưa bao giờ sẵn sàng để có những khởi đầu mới.

Để kết ý: những sáng tác “tình ca mới” thật sự đã mang đến một bầu không khí khác cho sinh hoạt âm nhạc, sau bao nhiêu năm điêu tàn, nghèo đói, cũng đã đến lúc phải có những yếu tố mới mẻ. Nhưng cũng từ trong chính những yếu tố mới rất được chào đón ấy, tôi nhìn thấy sự thiếu chiều sâu không dể khắc phục một sớm một chiều 😢.

mai hương


au Thái Thanh, Hà Thanh, ca sĩ pre75 tôi yêu thích nhất, không phải là Khánh Ly hay Lệ Thu mà là… Mai Hương. Điểm lại một chút tình hình âm nhạc trước 75, đây quả là thời kỳ “trăm hoa đua nở”: ngoài hoạt động ở các phòng trà, vũ trường, nhạc sĩ, ca sĩ thường được bảo trợ bởi các đài phát thanh, truyền hình. Ngoài ra băng đĩa cũng được phát hành với số lượng không nhỏ (tôi sẽ còn đề cập đến hoạt động thu âm trong một post sau).

Trương Chi (Văn Cao) 
Khúc hát sông Thao (Đỗ Nhuận) 

Mai Hương là con của hai nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ và Kiều Hạnh, là cháu gọi bằng cậu của Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) và Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), và cháu gọi bằng cô của Thái Hằng, Thái Thanh. (Ảnh trên: ban nhạc Tuổi Xanh, Mai Hương là cô con gái lớn đứng bên cạnh bố mẹ, click vào ảnh để xem phiên bản đầy đủ).

Cũng như Hà Thanh, Mai Hương là ca sĩ hát đài, chứ không hát phòng trà. Tuy không có những phẩm chất đặc trưng riêng như Thái Thanh hay Hà Thanh, Mai Hương có giọng hát thanh, tự nhiên như mây bay nước chảy (hãy thử nghe lại giọng ca Mai Hương qua tác phẩm Hoàng Hạc tịch dương).

lại… hà thanh


Cô Lục Hà – Hà Thanh qua các thời kỳ – người có đánh dẫu x trong hình.

au Thái Thanh, người ca sĩ tôi post nhạc nhiều nhất trên blog này là… Hà Thanh. So với danh ca Thái Thanh, người thu rất nhiều đĩa và băng nhạc, Hà Thanh không có nhiều bản thu âm còn sót lại, ngoại trừ những CD âm nhạc Phật giáo mà sau này Hà Thanh thu âm cho Làng Mai (của thiền sư Thích Nhất Hạnh), đếm đi đếm lại nhạc phổ thông của cô cũng chỉ khoảng 20 bài, thật là một điều đáng tiếc.

Biển nhớ - Hà Thanh 
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hà Thanh 

Dạo gần đây rất “ghiền” giọng ca Hà Thanh, có lẽ vì lâu rồi không được nghe một giọng Huế cũ nào. Trước đây tôi giới thiệu nhạc Hà Thanh toàn qua những bài tương đối xa lạ với nhiều người: Các anh đi (Văn Phụng), Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng), Chinh phụ ca (Phạm Duy)… nay xin gởi đến các bạn giọng ca Hà Thanh qua những ca khúc mà nhiều người biết: Biển nhớ (Trịnh Công Sơn) và Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp).

hải ngoại thương ca


hường thì tôi không thể nhớ hết những bản nhạc mình từng nghe và từng thích, nhưng có một chút gợi ý nào đó thì mọi chi tiết lại hiện về rõ ràng, dù là đã nghe 15, 20 năm về trước. Hai bài hát dưới đây là nằm trong số đó. Cả hai bài đều của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, sĩ quan mang quân hàm đại tá QĐ VNCH, âm nhạc chỉ là nghề tay trái. Ấy vậy mà cái nghề tay trái ấy lại có những biệt tài nhất định.

Hải ngoại thương ca - Hà Thanh 
Mấy dặm sơn khê - Thái Thanh 

Đôi điều về bài hát Hải ngoại thương ca. Bài hát được sáng tác năm 1963, không phải sau 1975 như cái tựa đề dễ gây lầm tưởng. Các vị lãnh đạo ở bộ Văn hoá Thông tin, (theo tôi suy đoán) cứ ngỡ là bài hát được sáng tác gần đây, thấy ngay cái giá trị lợi dụng của nó trong chính sách kiều vận, nên đã sẵn sàng cấp phép lưu hành trở lại. Hãy đọc lời bài hát để biết được tại sao:

Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan. Tôi đi giữa trời bồi hồi, cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa… Ai bảo các vị ở bộ không hiểu giá trị của nhạc, khi nó có thể giúp kêu gọi một năm nhiều chục tỷ đôla tiền kiều hối? 😬

Khi nhỏ, chưa biết tác giả là ai, chưa hề biết lịch sử xoay vần thế nào, tôi đã thích những giai điệu, lời ca lãng mạn nhẹ nhàng như thế: nhớ ai ra đi, hẹn về dệt nốt tơ duyên, khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh… (Mấy dặm sơn khê).

Một vài bìa nhạc Nguyễn Văn Đông:

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!