hẹn hò

Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau…
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

ôi đã đọc nhiều trên các diễn đàn âm nhạc bàn về ngũ cung và ngũ cung Việt Nam những ý đại loại như: đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ Debussy đã đi tiên phong trong việc dùng âm giai ngũ cung, ở VN, có thể bắt gặp ngũ cung được dùng trong các giai điệu của Phạm Duy, Văn Cao… Chao ôi, sao người ta có thể thờ ơ nói về cái bản chất con người mình một cách quá Euro-centric như vậy! Đến bao giờ thì người ta mới nhìn rõ con người mình, quay trở về với cái nhạc cảm tự nhiên cha sinh mẹ đẻ!

Hẹn hò - Thái Thanh 
Hẹn hò - Tuấn Ngọc 
Hẹn hò - Khánh Ly 

Ấy là chưa kể rất nhiều người Việt nhìn dáng nhạc “bản xứ” của chúng ta với ánh mắt của kẻ “ngoại lai”, “vong bản”, với không ít mặc cảm tự ti và khinh thị lẫn lộn… Nếu tìm hiểu lịch sử âm nhạc, mọi người sẽ biết rằng con đường đến với ngũ cung của Claude Debussy bắt đầu và chịu ảnh hưởng lớn từ Hội chợ đấu xảo Paris, 1890, nơi ông được nghe dàn nhạc cung đình Huế và một số ban nhạc Javanese khác trình tấu.

Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc… Các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc… Tiếng hát thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. (Hồi ký Phạm Duy – tập 1 – chương 21)

Tôi đã biết nhiều người rất yêu, nếu không muốn nói là chết mê chết mệt vì bài Hẹn hò này của nhạc sĩ Phạm Duy, bài hát kể chuyện tình cách ngăn và trắc trở của Ngưu Lang và Chức Nữ: cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, đúng vào thời điểm này trong năm – mùa mưa ngâu, rằm tháng bảy. Nhưng đơn thuần là thích thôi chứ không biết rõ tại sao, muốn biết tại sao, xin đọc phần trích trên đây từ hồi ký Phạm Duy!

a… joe dassin

rước đây đã có giới thiệu về người nghệ sĩ Mỹ gốc Nga Do Thái hát tiếng Pháp Joe Dassin này qua bài hát Et si tu n’existais pas, một bài hát mà ai biết tiếng Pháp và văn hóa Pháp sẽ phải khóc khi nghe. Bài hát đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: ngày mai không có anh trong đời, trần gian riêng em đâu có vui gì, để yêu đương để nhung nhớ và tha thiết, nỗi yêu thương ôi bao giờ hết…

A toi - Joe Dassin 

Hôm nay post tiếp bài hát đứng thứ hai trong số những ca khúc đẹp nhất của Joe: A toi, tạm dịch sang tiếng Việt là: Cho em (anh) hay Vì em (anh)… một ca khúc tuyệt hay về nhạc và có phần lời khó có thể viết hay hơn được. Thỉnh thoảng nghe lại cả hai bài hát này để A… Joe Dassin vậy!

A toi, a la façon que tu as d’être belle. A la façon que tu as d’être à moi. A tes mots tendres un peu artificiels quelquefois.

A toi, a la petite fille que tu étais. A celle que tu es encore souvent. A ton passé, à tes secrets, a tes anciens princes charmants.

[ REF ] A la vie, à l’amour. A nos nuits, à nos jours. A l’éternel retour de la chance. A l’enfant qui viendra, qui nous ressemblera. Qui sera à la fois toi et moi.

A moi, a la folie dont tu es la raison. A mes colères sans savoir pourquoi. A mes silences et à mes trahisons, quelquefois.

A moi, au temps que j’ai passé à te chercher. Aux qualités dont tu te moques bien. Aux défauts que je t’ai caché. A mes idées de baladin.

A nous, aux souvenirs que nous allons nous faire. A l’avenir et au présent surtout. A la santé de cette vieille terre, qui s’en fout.

A nous, a nos espoirs et à nos illusions. A notre prochain premier rendez-vous. A la santé de ces milliers d’amoureux, qui sont comme nous.

Vì em, vì dáng vẻ yêu kiều ngự trị trong anh, vì những lời nói đầy yêu thương (đôi khi vẫn thoảng chút giả tạo) dành cho anh.

Vì em, vì cô bé em từng là, vì người con gái là em như hiện tại, vì quá khứ, vì những điều thầm kín, vì cả những hoàng tử lịch lãm xa xưa của em.

[ REF ] Vì cuộc sống, vì tình yêu, vì đêm và vì ngày, vì những cơ hội luôn mãi còn giữa hai ta. Vì những đứa trẻ sẽ ra đời, mai đây chúng sẽ trở nên như anh và em.

Vì anh, vì những cơn giận mà em là nguyên nhân, vì những phút nóng nảy chẳng duyên cớ. Vì sự im lặng, vì cả đôi lần anh quay lưng phản bội em.

Vì anh, vì những lúc anh ghé qua tìm em. Vì những cá tính hay bị em diễu, vì những tật xấu anh thường che giấu. Vì cả những ý tưởng điên khùng chẳng giống ai của anh.

Vì chúng ta, vì những kỷ niệm ta đã có, vì hiện tại, vì tương lai. Vì cả trái đất già cỗi này, mà nó không quan tâm lắm đâu.

Vì chúng ta, vì những hy vọng và ảo tưởng. Vì lần “hẹn hò đầu tiên” sắp tới của chúng ta. Vì cả triệu cặp tình nhân như chúng ta trên khắp địa cầu.

hoài cảm

ột chiều bâng quơ, thầm hát câu: chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín muôn nơi, hẹn nhau một kiếp xa xôi…, hát rồi tự hỏi không biết đây là bài gì, nhạc của ai. Mất một phút suy nghĩ mới nhớ ra bài Hoài cảm của Cung Tiến. Nghĩ rồi cười một mình.

Hoài cảm - Thái Thanh 

Một bài hát nổi tiếng và phổ biến như thế này, nhiều người nghe, nhiều người biết nhưng không chắc mấy ai cảm được, nhạc Cung Tiến là như thế! Những Mắt biếc, Thu vàng, Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Hương xưa, Nguyệt cầm… mãi mãi là những ngón tay chỉ đến một mặt trăng xa xôi nào đó…

⓵⏎ Bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 10: giọng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

la maladie d’amour

a maladie d’amour… tựa này dịch làm sao mới phải nhỉ, Căn bệnh tình yêu?? Nôm na nhưng chính xác phải là: Ốm tương tư… 😀 Dịch nghĩa phần lời: Nó hành hạ trái tim những “đứa trẻ” đang yêu, không ngoại trừ một ai từ 7 cho đến 77 tuổi. Nó cuộn chảy như một dòng sông ngạo nghễ, cuốn trôi theo nó mọi giới, mọi kiểu người. Nó làm đàn ông cất tiếng hát, làm thế giới trở nên rộng rãi hơn.

La maladie d'amour – Michel Sardou 
Lời Việt: Tình yêu vụt sáng – (?) 

Nó làm phụ nữ bật khóc, đôi khi là những tiếng khóc thầm trong bóng đêm. Lại có khi nó khiến con người ta đau khổ suốt cả cuộc đời. Chẳng ai thoát được căn bệnh tình yêu, nhưng đớn đau hơn cả lại là khi người ta lành khỏi căn bệnh đó…

japanese pentatonic

Mais, c’est la guerre pentatonique,
cinq notes au lieu de sept.

ùng một tác giả: Kokoro No Tomo (lời Việt: Khi cô đơn em gọi tên anh), Koibito Yo (lời Việt: Người yêu dấu ơi), Ai No Shinkinro (lời Việt: Sa mạc tình yêu), Ribaibaru (lời Việt: Trời còn mưa mãi), Nokibiri (lời Việt: Tàn tro)… Xem ra nhạc Việt mượn của cô ca sĩ Mayumi Itsuwa này nhiều thật. Nhớ khi nhỏ, khoảng cỡ lớp 7, lớp 8, chưa biết bài gốc tiếng Nhật, thích bài Ngàn năm vẫn đợi này lắm, người khác thì cứ bảo: chỉ là thứ nhạc vàng đặt lời nhảm nhỉ… Giá như người ta hiểu nhạc không phải là lời nhỉ! Nó là cái intangible formation: 1 1/2 2 1/2 2!

Dakishimete (Mayumi Itsuwa) 
Ngàn năm vẫn đợi - Ngọc Lan 

mầu kỷ niệm dvd

Trời thần tiên, đôi bướm nhịp nhàng lả lơi,
Nương cánh nhau đi xa hơn cả cuộc đời!

ập hợp 25 ca khúc tưởng niệm sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Hòa âm phối khí và kỹ thuật thâu âm tốt, a must – see DVD. Những ca khúc vang bóng một thời: Xóm đêm, Người đi qua đời tôi, Đêm nhớ trăng Sài gòn, Ly rượu mừng, trường ca Hội trùng dương, Tiếng dân chài, Sáng rừng… và đặc biệt là: Mầu kỷ niệm và Đôi mắt người Sơn Tây.

Mầu kỷ niệm - Thái Hiền 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Một số bìa nhạc Phạm Đình Chương:

văn cao – hải quân việt nam


ếu nhạc sĩ nói chung là những con người mơ mộng thì Văn Cao là con người mơ mộng siêu việt. Ông toàn mơ về những thứ mà mãi 60, 70 năm sau chúng ta mới bắt đầu có 😬! Có 5 bài hát được viết trong những năm 1944, 1945, trước Cách mạng tháng 8. Ngoài Tiến quân ca đã được chọn là quốc ca thì Bắc sơn là bài ca viết cho các đội du kích, Chiến sĩ Việt Nam là ca khúc cho các chiến sĩ bộ binh, Hải quân Việt NamKhông quân Việt Nam là hai bài hát cho hải quân và không quân.

Hải quân Việt Nam 
Không quân Việt Nam 

Quốc ca được viết khi tác giả Văn Cao chỉ mới nghe phong phanh về mặt trận Việt Minh, còn những bài ca cho hải, lục, không quân thì được viết khi bộ binh còn là những guerrilla bands, còn hải quân và không quân hoàn toàn chưa có một chiếc canô hay tàu lượn nào, chưa nói đến những máy bay hay tàu chiến hiện đại. Mãi gần 70 năm sau khi hai bài ca được viết, VN mới bắt đầu có cái có thể gọi là Hải quân.

Việc Nga bán cho VN 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, cộng với những tàu chiến đã và đang được đóng tại xưởng Ba Son (theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga) đã chính thức hoá những tin tức đồn thổi lâu nay về việc thành lập Hạm đội biển Đông bao gồm khoảng 30 chiến hạm tương đối hiện đại, 6 tàu ngầm (Kilo-class submarine là lớp tàu tiên tiến) và vài chục máy bay đời mới. Thảo nào dạo gần đây, đài báo nói về biên giới, Trường Sa, Hoàng Sa có vẻ rõ ràng mạnh bạo hẳn lên, có đâu cứ “giấm giúi” như trước mãi!

tiens bien fou

Le Chant des Partisans (or in English: The guerrillas’ song) was a famous French song, widespread among members of France’s resistant movement against the Nazi, many of whom later fought at Điện Biên Phủ battle, including De Castries, Langlais, Bigeard… The guerrillas’ song was once used by French against the Nazi, now ironically used by Vietnamese fighting the French.


Éliane-2 hill nowadays, vestige of the blew-away top.

ay, 6th, 1954, 11 PM: Nguyễn Hữu An, commander of the 174th regiment, 316th division, ordered the last attack on the Éliane-2 height (Vietnam nomenclature: A1 hill). The hill ownership has been shifted from side to side many times during the past 55 days, on the Viet Minh side, a price of about 2000 deaths was paid for the area of 2000 m2 of the hilltop. Finally, a tunnel was digged into the hill foot, one ton of TNT explosive was placed in to blow up the whole fortification. The mine blast was starting signal for the ultimate assault into Điện Biên Phủ garrison, fate of the famous battle has just been decided.

Le Chant des Partisans (Anna Marly) 

May, 7th, 1954, 04 AM

Captain Pouget, from Éliane-2 called the commanding post on radio, asking for reinforcements, the situation was hopeless. Major Vadot, in an indifferent voice, told Pouget, like a professor trying to explain a hard problem to his student: Reinforcement? Be reasonable boy, we have no more such!. Then, he ordered Pouget to destroy the radio and defend to death. Suddenly, a voice intercepted on the wave, in French, the Viet Minh radio operator said: Hold the line, please! Gentleman, we invite you one piece of music: Le Chant des Partisants. Vadot listened to the whole song, then blew 3 carbine shots destroying the device.

Later the same day, May, 7th, 1945

Gia Lâm airport, Hà Nội, a certain French drunk soldier dragging his feet on the street, crying: Quoi? Điện Biên Phủ? C’est exactement: Tiens bien fou! (kind of French playing on words, literally translated into English as: What? Điện Biên Phủ? It’s exactly: should probably go mad there).

chhom nimol

    Integration 
   Connect four 
   Seeing hands 
     Nights 

ot to know about music of our neighbor, Cambodia. Sure it used to be a country with brilliant art traditions, from dancing, music to architecture… Quite a strange combination: Cambodian singer Chhom Nimol and the Los Angeles world-music rock-band Dengue Fever.

Together, they brought back popular music of the 60s in Cambodia, which was Khmer music with Western influences, now retrofitted in a new psychedelic style. You’re listening to some songs in Venus On Earth album, selected as one of the best world music records of 2008 by iTunes Store. Beautiful!

phạm mạnh cương

Phạm Mạnh Cương và vợ, Như Hảo

inh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975 có 3 ông họ Phạm nổi tiếng, ngoài Phạm Duy và Phạm Đình Chương ra còn có thêm Phạm Mạnh Cương (tuy vậy không bà con gì với hai ông Phạm trước). Sinh ra và lớn lên tại Huế, học Cao đẳng Sư phạm tại Hà Nội, và làm giáo viên môn Triết tại miền Nam (trường Petrus Ký, Sài gòn).

Con người suốt đời theo đuổi nghiệp giáo viên mô phạm này có những hoạt động trái nghề hết sức thành công: là một nhạc sĩ, một nhà sản xuất băng đĩa hát (nhiều băng nhạc trước 1975 là của hãng đĩa Tú Quỳnh, hãng do ông thành lập), và là người tổ chức những chương trình ca nhạc trên vô tuyến truyền hình đầu tiên tại miền Nam (chương trình mang tên Phạm Mạnh Cương, kéo dài từ 1966 đến 1975).

Thu ca - Thu Phương 
Thương hoài ngàn năm - Khánh Ly 

Ông có thể được xem như một người tiên phong trong việc thương mại hoá hoạt động âm nhạc. Xin trích giới thiệu hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Mạnh Cương: Thu ca, bản tango thoáng một chút âm giai Nhật Bản, và Thương hoài ngàn năm, bản này chắc nhiều người biết vì mấy năm gần đây liên tục bị Mr. Đàm đem ra phá hôi! 😬

Một vài bìa nhạc Phạm Mạnh Cương: