microtone and eastern music – 1

ó những điều từ lâu cảm nhận được mà không biết phải diễn đạt thế nào… đến nay thì mới tập hợp đủ để viết một bài giới thiệu ngắn. Tuy kiến thức nhạc lý ít ỏi, cũng xin phép được mạo muội tóm dịch và chú thích những điều đọc được ở Gurdjieff International Review… Âm thanh phát sinh khi một chất liệu rung động tại một tần số xác định và làm phát sinh các sóng lan truyền trong môi trường dẫn. Quãng (interval): khoảng cách giữa hai tần số, ta ký hiệu là ký hiệu [a, b].

Do tai người nhạy cảm với tỷ lệ giữa các tần số hơn là khoảng cách giữa chúng nên các quãng của âm nhạc được xây dựng dựa trên tỷ lệ b/a: 2/1 : octave, 3/2 : fifth, 4/3 : fourth, 5/4 : major third, 6/5 : minor third, etc… Với cách xây dựng như trên, ta có được các quãng thường dùng nhất trong âm nhạc. Quãng tám (octave): là một quãng đặc biệt, có vai trò như một khung (frame) vì nó có thể được chia thành các quãng nhỏ hơn để chứa các âm giai (scale) khác nhau của các nền văn hóa khác nhau.

Trong truyền thống nhạc phương Tây, âm giai chứa trong octave được chia thành bảy quãng nhỏ hơn, bao gồm 8 note (cũng từ đó mà có tên: quãng tám). Việc chia thành 7 quãng nhỏ dựa trên một tính chất là tính thuận tai (consonance) và nghịch tai (dissonance) hàm ý phản ứng của tai người với một quãng. Có những thực tế vật lý đằng sau kinh nghiệm chủ quan của con người: khi hai dao động có tần số a b tương tác, có thể sẽ tạo ra một dao động thứ ba có tính dissonant (nghịch tai).

Với octave, sự tương tác đó không tạo ra dao động thứ ba nào. Quãng thuận tai kế đến là quãng năm: loại quãng này sinh ra một ít dao động nghịch tai khi hai nốt tương tác với nhau. Quãng thuận tai kế đến gọi là fourth, chứa nhiều hòa âm nghịch tai hơn, và cứ như thế. Quãng thứ bảy trong dãy (minor seventh), sản sinh nhiều nốt nghịch tai rõ ràng. Tiếp tục đến quãng thứ mười hai (tritone), nghịch tai đến nỗi trong lịch sử âm nhạc Thiên Chúa giáo, nó được gọi bằng cái tên quỷ sứ của âm nhạc.

Phần lớn âm nhạc Tây phương được soạn dùng âm giai 7 nốt. Âm nhạc Đông phương thường có những quãng còn nghịch tai hơn cả tritone và được gọi là microtone, chúng tương ứng với những nốt của quãng tám nội (inner octave). Về quãng tám nội, có thể hình dung như là mỗi một nốt bản thân nó được xem như là một quãng, và được chia thành những quãng nhỏ hơn bên trong chúng. Âm nhạc Đông phương thương đơn âm điệu (monophonic), chỉ sử dụng giai điệu, và do đó có thể gộp các microtone vào dễ dàng.

Âm nhạc Tây phương hầu hết là đa âm điệu (polyphonic), ngoài giai điệu còn sử dụng hợp âm (chord). Nói chung, âm nhạc Tây phương tránh gộp các microtone vào, vì chúng ảnh hưởng đến hợp âm. Còn âm nhạc có chứa microtone thực ra phổ biến toàn thế giới: các giai điệu ngoại lai của âm nhạc phương Tây, các nhạc thổ dân, bản xứ… đều có nhiều cách để truyền tải microtone. Và mỗi nền văn hóa, mỗi truyền thống đều có những microtone riêng như là những dấu lăn tay, điểm chỉ cho nền văn minh của mình.

Prayer and despair