microtone and eastern music – 2

rong lúc nhiều người hô hào một quan điểm Dĩ Âu vi trung (euro-centric), lấy nhạc cổ điển phương Tây làm chuẩn mực, và khi rất nhiều người vốn dĩ thụ động trong việc tìm hiểu và nghe nhạc, lại dễ bị cảm nhiễm bởi các nguồn nhạc khác, thì làm như vậy khác nào tự phủ định chính những nhạc cảm vốn có của mình. Tác động của các giai điệu có chứa microtone không chỉ phụ thuộc vào việc chơi giai điệu đó với đúng các nhấn nhá cần thiết, mà còn tùy thuộc vào sự tập trung, và chủ đích của người nhạc sĩ.

Nếu chơi không chủ đích thì các microtone nghe rất lạc điệu. Nếu được chơi với toàn bộ chủ ý thì các microtone có tác động hoàn toàn khác. Năng lượng mà các microtone đạt đến nằm trong những rung động tinh tế trên các quảng tám nội của người nghe, nhưng chỉ khi người nghe bị thuyết phục rằng nhạc sĩ đã chơi những microtone đó có chủ ý. Để đạt đến những trải nghiệm này một phần cần có là tài năng của các nhạc sĩ, nhưng phần quan trọng không kém là sự tập trung lắng nghe hoàn toàn của khán giả.

Để có được chất lượng nghe nhạc như vậy, cần nhiều hơn là những kỹ năng trình diễn giỏi, nhạc sĩ phải có mặt ở đó và quan sát hiệu quả trên từng nốt nhạc. Cũng như trong moi việc khác, có nhiều mức độ “chủ đích” khác nhau. Mức độ đầu tiên là bắt chước: chơi lại các giai điệu mà nhạc sĩ đã được nghe suốt cả đời mình, và phần khó khăn là các kỹ thuật, nhất là trên các nhạc cụ microtonal, như là các loại đàn dây không phím. Mức độ thứ hai là mức mong muốn được nghe một microtone nào đó.

Từ việc muốn nghe ai đó chơi đúng một giai điệu đến việc muốn trãi nghiệm một microtone là cả một sự tiến bộ vượt bậc. Khi người nghệ sĩ đạt đến mức độ này, họ hòa điệu, giao thoa với những rung động bên trong của thính giả. Mức độ thứ ba bắt đầu khi nhạc sĩ để hết tâm trí vào việc chơi nhạc. Ở mức độ này, âm nhạc vượt ra khỏi không gian và thời gian. Và liên hệ được giữa các nốt (của các quãng tám) bên trong và bên ngoài (của người nghe) là một điều gì đó vượt ra khỏi các gốc gác âm nhạc.

Tại thời khắc đó, hình hài một con người chơi nhạc biểu diễn liên hệ mọi rung động trong vũ trụ. Để giúp những người đã quen thuộc với truyền thống nhạc phương Tây trải nghiệm điều này (trong đó phải kể đến phần đông chúng ta, vì tuy không phải ai cũng quen thuộc với truyền thống nhạc phương Tây, nhưng rất nhiều người trong chúng ta không còn cảm âm nhạc như cách mà chúng ta “đã được quy định”), cần phải có một số hướng dẫn. Có ba điều khác biệt quan trọng:

Thứ nhất, việc sử dụng có chủ đích các microtone trong các giai điệu đơn âm (monophonic). Thứ hai, các nguyên tắc cấu thành của các giai điệu chuyển tải microtone. Trong âm nhạc truyền thống phương Đông, các giai điệu này thường có dạng các sóng, lên xuống trên thang tần số, và các tần số của các nốt đôi lúc có trật tự và đơn giản, đôi lúc phức tạp và thanh nhã. Dù phức tạp hay hơn giản, chúng vẫn thường là những dạng sóng để trên đó, các microtone có thể thể hiện sự diệu kỳ của mình.

Sayyid song and dance 

microtone and eastern music – 1

ó những điều từ lâu cảm nhận được mà không biết phải diễn đạt thế nào… đến nay thì mới tập hợp đủ để viết một bài giới thiệu ngắn. Tuy kiến thức nhạc lý ít ỏi, cũng xin phép được mạo muội tóm dịch và chú thích những điều đọc được ở Gurdjieff International Review… Âm thanh phát sinh khi một chất liệu rung động tại một tần số xác định và làm phát sinh các sóng lan truyền trong môi trường dẫn. Quãng (interval): khoảng cách giữa hai tần số, ta ký hiệu là ký hiệu [a, b].

Do tai người nhạy cảm với tỷ lệ giữa các tần số hơn là khoảng cách giữa chúng nên các quãng của âm nhạc được xây dựng dựa trên tỷ lệ b/a: 2/1 : octave, 3/2 : fifth, 4/3 : fourth, 5/4 : major third, 6/5 : minor third, etc… Với cách xây dựng như trên, ta có được các quãng thường dùng nhất trong âm nhạc. Quãng tám (octave): là một quãng đặc biệt, có vai trò như một khung (frame) vì nó có thể được chia thành các quãng nhỏ hơn để chứa các âm giai (scale) khác nhau của các nền văn hóa khác nhau.

Trong truyền thống nhạc phương Tây, âm giai chứa trong octave được chia thành bảy quãng nhỏ hơn, bao gồm 8 note (cũng từ đó mà có tên: quãng tám). Việc chia thành 7 quãng nhỏ dựa trên một tính chất là tính thuận tai (consonance) và nghịch tai (dissonance) hàm ý phản ứng của tai người với một quãng. Có những thực tế vật lý đằng sau kinh nghiệm chủ quan của con người: khi hai dao động có tần số a b tương tác, có thể sẽ tạo ra một dao động thứ ba có tính dissonant (nghịch tai).

Với octave, sự tương tác đó không tạo ra dao động thứ ba nào. Quãng thuận tai kế đến là quãng năm: loại quãng này sinh ra một ít dao động nghịch tai khi hai nốt tương tác với nhau. Quãng thuận tai kế đến gọi là fourth, chứa nhiều hòa âm nghịch tai hơn, và cứ như thế. Quãng thứ bảy trong dãy (minor seventh), sản sinh nhiều nốt nghịch tai rõ ràng. Tiếp tục đến quãng thứ mười hai (tritone), nghịch tai đến nỗi trong lịch sử âm nhạc Thiên Chúa giáo, nó được gọi bằng cái tên quỷ sứ của âm nhạc.

Phần lớn âm nhạc Tây phương được soạn dùng âm giai 7 nốt. Âm nhạc Đông phương thường có những quãng còn nghịch tai hơn cả tritone và được gọi là microtone, chúng tương ứng với những nốt của quãng tám nội (inner octave). Về quãng tám nội, có thể hình dung như là mỗi một nốt bản thân nó được xem như là một quãng, và được chia thành những quãng nhỏ hơn bên trong chúng. Âm nhạc Đông phương thương đơn âm điệu (monophonic), chỉ sử dụng giai điệu, và do đó có thể gộp các microtone vào dễ dàng.

Âm nhạc Tây phương hầu hết là đa âm điệu (polyphonic), ngoài giai điệu còn sử dụng hợp âm (chord). Nói chung, âm nhạc Tây phương tránh gộp các microtone vào, vì chúng ảnh hưởng đến hợp âm. Còn âm nhạc có chứa microtone thực ra phổ biến toàn thế giới: các giai điệu ngoại lai của âm nhạc phương Tây, các nhạc thổ dân, bản xứ… đều có nhiều cách để truyền tải microtone. Và mỗi nền văn hóa, mỗi truyền thống đều có những microtone riêng như là những dấu lăn tay, điểm chỉ cho nền văn minh của mình.

Prayer and despair 

đôi mắt người sơn tây

hần nhạc nền như bị touch lại bằng máy tính, nhưng giọng ca ngưng đọng cả thời gian này, có lẽ bây giờ không còn tìm được một nghệ sĩ trình diễn nào như vậy nữa. Và có lẽ cũng chỉ có chính tác giả (đồng thời là ca sĩ Hoài Bắc của ban nhạc Thăng Long cũ) mới có thể trình bày bài hát này đạt đến vậy! Tâm hồn con người vẫn luôn có những không gian hoài niệm, dù cho không gian ấy có thể… chưa bao giờ là có thật, một không gian xứ Đoài xa vắng đến từ hai bài thơ: Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, hai bài thơ còn xuất hiện nhiều trong những tác phẩm âm nhạc khác!

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 

Chủ quán hỏi: Thưa ông, còn ông dùng gì? Anh trả lời, trả lời như một nhà thơ, hoặc như một ông hoàng, hoặc như ảo thuật gia David Coperfield: Ở đây có thức ăn của chim hồng, chim hộc hay không? Chủ quán trả lời: Thưa, trước đây thì có! (Nguyễn Huy Thiệp)

Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về,
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi.
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Vầng trán em mang trời quê hương,
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Bao xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi có thằng em còn bé lắm,
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.

Từ độ thu về hoang bóng giặc,
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ,
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây,
U uẩn chiều luân lạc,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Tôi gửi niềm nhớ thương,
Em mang giùm tôi nhé,
Ngày trở lại quê hương,
Khúc hoàn ca rớm lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn,
Lên núi Sài Sơn ngóng lúa vàng.
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc,
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Bao giờ ta gặp em lần nữa?
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
Đă hết sắc mùa chinh chiến cũ,
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh,
Khi chớm thu về một sớm mai.

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,
Bên này em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến,
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến Tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa,
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Xa quá rồi em người mỗi ngả,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?