50 ca khúc kim tước

ôi không nghe Kim Tước nhiều, không đủ để có một nhận xét “xác tín” nào ngoại trừ vài lời chung chung về một chất giọng cổ điển, chuẩn mực. Thế nhưng ở một số bài mà ngay cả Thái Thanh, Quỳnh Giao… đều không cảm, không diễn đạt được thì Kim Tước lại thành công như Thu chiến trường, Hướng về Hà Nội, etc… (nhất là những bài mang âm hưởng “dân ca cổ”). Với tôi như vậy là đạt, cảm dân ca thì có đánh bằng piano, violon cũng thấy được, mà không cảm thì dẫu có chơi bằng bầu, nhị vẫn biết ngay!



100 ca khúc mai hương

ột chất giọng tự nhiên, nhẹ nhàng, trong sáng, không quá điêu luyện như Thái Thanh, cũng không quá sang trọng như Quỳnh Giao, nhưng cũng khó có thể kém hơn vị trí thứ 3 xếp sau 2 người vừa kể trên. Xem ra, gia đình họ Phạm Đình ấy sinh ra được 3 giọng ca nữ: Thái Thanh, Thái Hằng, Mai Hương (chưa kể những tài năng âm nhạc khác như Phạm Đình Chương, Phạm Đình Viêm, etc…) thực sự cũng đã là tập trung, hun đúc quá nhiều tinh khí tốt đẹp của đất trời vào cùng một nơi vậy!



100 ca khúc quỳnh giao

hất giọng đẹp xếp ngay sau Thái Thanh, có lẽ là Quỳnh Giao, trong một số bản thu âm, thậm chí có phần còn ấn tượng hơn, có lẽ là nhờ kỹ thuật thu âm hiện đại. Và mặc dù đây đó, một số chỗ không hẳn là đã thực sự đạt đến mức tuyệt mỹ để có thể khiến cho ai ai cũng phải hài lòng, nhưng phải thừa nhận rằng Quỳnh Giao có một chất giọng sang trọng, tinh tế không sao tả xiết, phải chăng cũng là một chút dư âm, “vang bóng” cuối cùng mà dòng dõi Hoàng tộc Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay!?


thời hoa đỏ – 2

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ,
Em thầm hát một câu thơ cũ,
Về một thời thiếu nữ say mê
Về một thời hoa đỏ diệu kỳ…

hạy dọc trên triền đê sông Thao, rồi qua Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, lên đến Lai Châu… thi thoảng lại bắt gặp cái mầu hoa gạo đỏ nao lòng này… Những ai đã từng tận mắt chứng kiến mùa hoa gạo nở (thử dùng google image search với 2 từ khoá: “chùa Hương” + “hoa gạo”) mới hiểu được cái đẹp quyến rũ đến lạ kỳ của “Thời hoa đỏ”.

tuoitre.vn – Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ

Thời hoa đỏ - Nguyễn Đình Bảng 

TT – lâm tuyền

Chiều chiều ngồi trông ra khơi mờ xa.
Từng đàn chim bay trong ánh hoàng hôn…

hạc của Lâm Tuyền có nét riêng, mang màu sắc nhạc thuật, cũng từ một không gian và thời gian của Nguyễn Hữu Ba, Lê Quang Nhạc, Văn Giảng, etc… mà ra, nên có lẻ “hợp gu” các cụ Hoàng Trọng, Văn Phụng, Vũ Thành, Nghiêm Phú Thi… 😀 Mí lại các vị ấy hãy còn cố gắng gìn giữ một đường lối âm nhạc mang tính giáo dục thẩm âm, định hướng thẩm mỹ trên sóng radio. Cá nhân tôi thấy âm nhạc của ông khá nhàm chán (thêm nữa số lượng sáng tác còn lại cũng không nhiều), riêng Khúc nhạc ly hương qua giọng ca Thái Thanh là một kỷ niệm thủa nhỏ!

Khúc nhạc ly hương - Thái Thanh 
Hình ảnh một buổi chiều - Thái Thanh 
Tiếng thời gian - Thái Thanh 
Trở về dĩ vãng - Thái Thanh 
Tơ sầu - Thái Thanh 

tt

ới tôi, TT là viết tắt của Thái Thanh, cũng tương tự như MM là viết tắt của Marilyn Monroe hay BB là viết tắt của Brigitte Bardot vậy! ♥ ♥ ♥ Hình bên dưới đây: Thái Thanh trên một chiếc thuyền buồm, hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1953. Bên thềm năm mới, hãy nghe lại một số bài nhạc xuân do Thái Thanh trình bày! 😀😀😀

Bến xuân - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Đêm xuân - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Xuân ca - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Xuân họp mặt - Thái Thanh 
Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 
Xuân tha hương - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

ly rượu mừng – 2

… Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới!

ất hơn 40 năm để bài hát này được cấp phép lưu hành trở lại. Nhiều năm trước, đã post nhiều về nó: ở đây, ở đây… giờ không muốn nói nhiều nữa. Những trớ trêu của lịch sử, âm nhạc chẳng phải là hội hoạ, ấy thế mà người ta vẫn đợi đến khi người nhạc sĩ qua đời lâu rồi, mới bắt đầu công nhận tài năng và giá trị các tác phẩm âm nhạc của ông ấy!

Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh và Hợp ca Thăng Long 
Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 
Ly rượu mừng - dàn nhạc Lê Văn Khoa 

mộng thuỷ tinh

âu lâu cũng post nhạc “đương đại” 1 chút, một bài cũng bình thường chỉ để thi thoảng hát nhóp nhép chơi: Mộng đẹp như thuỷ tinh rơi, Người xa, tình xa khuất chân đồi… Thuỷ tinh rơi thì sao, thuỷ tinh rơi sẽ vỡ… Cái logic hiển nhiên ấy khá phổ biến trong các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp, Hoa…)

Mộng thuỷ tinh - Lệ Quyên 

Nhưng lại không phổ biến với ngôn ngữ, với tâm hồn Việt, người Việt chỉ hiểu / chỉ muốn cái gì rõ ràng, trực tiếp… chứ không phiếm chỉ như thế. Cái ca từ này có lẽ được dịch từ ngoại ngữ, kiểu: shattered like a falling glass…😀

tiếng đàn tôi

Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời.
Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.
Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời.
Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

hi ra đây một chuyện thú vị trong chuyến xuyên Việt vừa qua. Thoáng nghe một bà lão (chừng trên 70 tuổi) vừa rửa chén bát, vừa hát bài này ở thành phố Điện Biên Phủ. Dừng xe lại, đúng vào cái khúc: mênh mông lả ơi ấy, và giả vờ hỏi: cụ ơi, cụ đang hát bài gì thế ạ!?, thì nhận được câu trả lời: tôi cũng không nhớ đâu, chỉ hát chơi thế thôi!

Tiếng đàn tôi - Quỳnh Giao 
Tiếng đàn tôi - Thái Hiền 

Cái thú vị là ở chỗ, nghe được một điệu dân ca rất xa xưa, lồng trong một ca khúc cũng đã khá xa xưa, được hát bởi một người cũng đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Và người trình diễn cũng chỉ nhớ và hát nó hoàn toàn tình cờ, thậm chí không còn biết đến tựa đề hay tác giả. Cái sự đi vào lòng người, thấm vào trong tiềm thức, thành công của âm nhạc chính là ở chỗ đó.

Tôi cũng không biết là bài này được phát triển từ điệu dân ca nào, nhưng NS Phạm Duy hẳn là sẽ mỉm cười khi biết chuyện thế này! Nghe thêm cụ Phạm Ngọc Lân đàn và hát bài này dưới đây, và hát đầy đủ cả 2 lời của ca khúc. Còn có thêm một lời ca nữa: Xuân Hương nàng ơi, thuyền về tới bến mê rồi, nhưng lời đó thì chỉ có NS Phạm Duy mới biết mà thôi! 😀

Tiện nói luôn, lặp lại một số điệu phổ biến, kiểu: tình tang nọn tàng tinh, tính tang nọn tang tình (Lý ngựa ô Huế) mà gọi là hiểu dân ca thì… nực cười lắm, cái đó mới gọi là học vẹt thôi. Hiểu thực sự là nắm được những thể phát triển từ dân ca, lần theo được những biến hoá tinh vi của nó. Đó cũng là lý do tại sao các nhạc sĩ hiện đại không sáng tác được dân ca (học vẹt).

Tiếng đàn tôi – Phạm Duy

Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương người. Vì cuộc tình đã chết một đêm nao, lúc trăng hãy còn thơ ấu.

Dù đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi, vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời. Lúc bao nhiêu tiếng cười, rộn ràng chảy về xuôi.

1. Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mê rồi, khoan khoan hò ơi, dặt dìu trong tiếng đàn tôi. Mênh mông lả ơi, thuyền về bát ngát hương trời, khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi!

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu hoàng hôn đến cho êm vui người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời, mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.

2. Mênh mông lả ơi, đường về dương thế xa vời. Khoan khoan hò ơi, lệ sầu rụng xuống đàn tôi. Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời. Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu màu hoa ngát trên đôi môi, người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời. Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

xuân nghệ sĩ hành khúc

Tới sau, ngày tươi vui ấy đã qua,
Thật không khác với giấc mơ, ngồi nghĩ đến lúc ngây thơ,
Lòng bâng khuâng ta sẽ tiếc thương cho bao nhiêu ngày vui đẹp,
Chúng ta nhủ thầm: ngày vui xưa nay đã mất qua bao lần!

hời gian cuối năm vẫn còn dài, mà sao thấy cứ nôn nao muốn bước sang năm mới… Kỳ thực đời người ta sống, quang âm như bóng câu qua cửa sổ, nói Nôm na thì: “chả lo gì” mà “chỉ lo già”… hoặc phỏng như Lý Bạch: người xưa đốt đuốc chơi đêm, thiệt là có lýcổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã古人秉烛夜游良有以也 😀.

Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 

Về các anh em nhà Phạm Xuân (nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên…) đó thật sự là những con người đặc biệt của làng nhạc Việt. Tuy không hâm mộ âm nhạc của họ cho lắm, nhưng lại rất thích những cuộc đời năng động, đầy sức sống, đa tài, đa nghệ, muôn màu muôn vẻ như họ. Một chút âm nhạc sinh động trong không gian gió mùa xuân đương tới.