người về cuối phố

hương trình âm nhạc cuối tuần, lâu lâu post “nhạc xưa”, kaka, dù đúng ra, “xưa” với tui ít nhất phải lùi về hơn 60 năm nữa kia! Nhân tiện phân bua chút, tại hay chì chiết bolero, làm ra cái ấn tượng phân biệt vùng miền, chính trị này nọ. Thực ra không hề, nhạc nói lên con người nghe nó, chỉ có “thẩm âm”, nhạc hay, nhạc sĩ có tài hay không mà thôi. Như Nguyễn Nhất Huy này, người Cà Mau ấy, viết câu nhạc khá dài, “hành âm” có nhiều ý tưởng lạ. Hoà âm cũng tốt, đầy tiếng, có nhiều màu sắc, phù hợp tâm trạng!

Người về cuối phố - Cẩm Ly 

“Câu dài”… đó là “ám ảnh lớn lao” của nhạc Việt, vì xưa giờ đa số viết câu cú cụt lủn, vô duyên, vội vã khởi đầu, loanh quanh chưa kịp làm gì đã chóng vánh quay về “chủ âm”, làm người nghe có cái cảm giác “chưa ra đến chợ đã hết sạch tiền”! 😃 Số nhạc sĩ VN đủ tầm viết trường ca chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay (cái bàn tay của một thằng Yakuza). GS Trần Văn Khê tự đặt cho mình cái hiệu “Trần Trường Ca” là có mơ ước đổi thay đó! Âu cũng là do cái dân-tộc-tính nó “đoản” (ngắn) như thế!