mộc

ồ Mộ La có thể xem như là một trong những giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Việt Nam, ngoài việc được nhiều người biết tới hơn như là con gái của chí sĩ Hồ Ngọc Lãm. Thương Huyền và Tân Nhân là hai giọng ca đặc trưng cho dân nhạc VN xưa cũ còn sót lại. Đặc biệt thích giọng ca Trương Tân Nhân, hình bên, và liên hệ của bà với con người “phía bên kia chiến tuyến”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Nguyễn Đức Toàn - Hồ Mộ La 
Người đi đâu - Quan họ Bắc Ninh - Thương Huyền 
Trăng sáng đôi miền - An Chung - Thương Huyền 
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hoàng Hiệp - Tân Nhân 
Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ - Tân Nhân 
Bình Trị Thiên khói lửa - Nguyễn Văn Thương - Quốc Hương 
Tình ca - Hoàng Việt - Quốc Hương 

Bạn nghĩ bạn đã nghe đủ những “làn điệu dân ca” phổ biến? Hãy nghe lại hai phần trình bày của Tân Nhân bên dưới đây! Quốc Hương thì đã quá nổi tiếng, đã sống trong lòng biết bao nhiêu thế hệ rồi, chỉ rất thích cái phát âm mộc đặc trưng không lẫn đi đâu được của vùng đất Kim Sơn, Phát Diệm, nam Ninh Bình của ông.

một chiều thu

Chiều thu năm ấy tới nay đã mấy thu rồi?
Cảnh xưa vẫn đó, gió đưa rụng lá tơi bời.
Ngược dòng thuyền trôi, mãi êm đưa chiều sóng.
Sương rơi xoá mờ, nhưng người vẫn đứng chờ mong.
Người chờ ai, tựa cây đứng trông…

hêm một khúc nhạc nhẹ nhàng xưa cũ lâu lâu trở về lại trong trí nhớ… Như tôi có lần đã nhắc đến, âm nhạc, cũng như tất cả những hình thức nghệ thuật phi ngôn từ khác, là một vấn đề đơn thuần cá nhân. Tuy vậy, nó nói lên nhiều điều mà ngôn từ không thể diễn tả được, và không phải cứ lặp đi lặp như con vẹt lại một số từ ngữ sáo rỗng là có thể hiểu được.

Một chiều thu - Thanh Lan 
Một chiều thu - Duy Trác 

Này một số bạn trẻ: thực lòng mà nói, loại nhạc tôi đang nghe đây đã chết và đã chôn xong lâu rồi! Các bạn thích được thì tốt, còn không thì cũng chả sao, cuộc sống cứ phải đi lên phía trước! Hy vọng các bạn sáng tạo được nhiều điều hay ho tốt đẹp, cho xứng với di sản của tiền nhân, chứ không phải những loại Đàm, Đan, Lam etc… như thời bây giờ.

Này một số bạn già: hãy chấm dứt việc cố tình gán ghép âm nhạc với các yếu tố Bắc Nam, chính trị chính em, bên này bên kia, lề trái lề phải, etc… Đừng vờ vịt như thể các vị hiểu biết, đừng lập lờ đánh tráo khái niệm. Như thế chỉ phô bày cái tâm địa rẻ tiền của các vị, và ngay tắp lự, chứng tỏ các vị chả hiểu gì về nhạc, chưa nói đến những việc khác!

Bài này có một lời thứ 2 ít khi được hát và ít người biết đến, nên chép lại ở đây cho được đầy đủ (nghe ở phần trình bày của Thanh Lan bên đây). Không phải là quá đặc sắc, nhưng những thể loại mang âm hưởng Tự lực văn đoàn, thoát thai từ nền giáo dục Hán học mạt kỳ, ví như Về mái nhà xưa, Dưới dàn hoa cũ… luôn gây lên những cảm xúc khó tả!

Một chiều thu – Nhật Bằng

Chiều nay sương rơi ướt vai người khách giang hồ, trời thu hiu hắt lá rơi nhẹ cuốn theo dòng. Rồi còn tìm đâu những năm xưa ngày ấy, bên nhau tiếng đàn êm đềm nhẹ lá vàng rơi.

Đàn còn vang nhịp theo tiếng xưa, dưới trăng bên thềm vai kề ta xây ước mơ. Chiều về lòng nhớ tới những phút ấy, ngày nào đầy vui thơ nay khuất xa rồi.

Chiều thu đem tới với ta bao nỗi u sầu, còn tìm đâu thấy những khi nhịp bước trên cầu. Mộng đẹp đầy thơ ước xây bên nhà ấm, nay thu đã về như nhủ lòng nhớ tình thơ.

Chiều thu năm ấy tới nay đã mấy thu rồi, cảnh xưa vẫn đó gió đưa rụng lá tơi bời. Ngược dòng thuyền trôi mãi êm đưa chiều sóng, sương rơi xoá mờ nhưng người vẫn đứng chờ mong.

Người chờ ai tựa cây đứng trông, ánh trăng mơ màng như dìu hồn ta tới đâu? Thuyền chàng gần ghé tới chốn bến cũ, nghẹn ngào nhìn nhau đây một phút êm đềm.

Chiều thu như nhắc với ta lại giấc mơ ngàn, đường về còn xa tiếng chuông chùa vang bên làng. Mộng đẹp đầy thơ ước xây bên nhà ấm, nay thu đã về như nhủ lòng nhớ tình thơ.

lâng lâng chiều mơ

Mây vương sầu lan,
Gió ơi đưa hồn về làng cũ…

piece of music for working time listening… Mất một số kha khá thời gian để hiểu ra nhận xét sau của NS Phạm Duy về nhạc sĩ tiền bối Dương Thiệu Tước: khi ông viết theo điệu Tây, nhạc rất là Tây, khi ông viết theo kiểu Ta, điệu lại quá là Ta. Nói một cách khác, ông (DTT) vừa Tây hơn tất cả chúng ta, và đồng thời, lại Ta hơn thảy chúng ta.

Bóng chiều xưa - Quỳnh Hoa 
Ngọc lan - Thái Thanh 

Mất một số thời gian để hiểu ra điều đơn giản nho nhỏ như thế. Và đừng bao giờ hy vọng, dù trong một phút giây, nhạc cảm vượt qua được ông, dù là ở khía cạnh này, hay trên khía cạnh khác. Đơn giản đừng làm công việc vô ích là phân bì với cái con người đã được Trời ban cho như thế! 😀

người đi qua đời tôi

hích nghe chữ gió thứ hai trong bài này, không phải chỉ ngũ cung mới có sự luyến láy, non một chút, già một chút… So chất giọng với phần đông ca sĩ bây giờ, khác nào đem âm thanh đàn organ điện tử so với cây đại phong cầm (pipe organ, không phân biệt được âm thanh của organ và pipe organ thì xin mời ra quán nhậu hát nhạc boléro kẹo kéo!)

Người đi qua đời tôi - Thái Thanh 
Người đi qua đời tôi - Quỳnh Giao 

Thực ra tôi cũng thích nghe Thái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn 😀, ví như: Tuổi đá buồn, Ca dao me… (nghe trong post trước về Thái Thanh của tôi). Lẽ đương nhiên, “thích” có vô vàn sắc thái, góc độ khác nhau, cũng có vô vàn ẩn ý, ngữ nghĩa khác nhau, ví như tôi cũng thích nghe boléro, ví dụ như bài này.

300 ca khúc Thái Thanh

Giọt mưa trên lá, tiếng khóc chơi vơi,
Thế giới lạc loài, chưa thoát ra phận người…

hừng này tạm đủ như một lời giới thiệu ngắn gọn về giọng ca Thái Thanh, hơn 300 ca khúc của nhiều nhạc sĩ khác nhau: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Cao, Lê Thương, Trịnh Công Sơn… Các ca khúc được xếp theo thứ tự ABC để tiện tìm kiếm. Những tựa in đậm là những ca khúc tôi thích và thường nghe. Chất lượng âm thanh không đồng nhất, tốt có, kém có, nguyên bản nhiều, remixed cũng lắm. Chất lượng âm nhạc… cũng thế!

Nhưng có hề gì, miễn là cảm được giọng ca Thái Thanh, hay nói như NS Phạm Duy: Thái Thanh chỉ cần cất giọng là người ta đã mê, bất kể bài nào. Đến giờ, không còn mấy ai cảm được cái kiểu luyến láy nhấn nhá như trước nữa… Một số người vẫn cất công kể lể nhạc xưa thế này, Thái Thanh thế kia, blablabla… Nhưng tôi không nghĩ là họ đã nghe đủ, và càng không tin là họ có hiểu một tí gì, vì dù có nghe cũng chắc gì đã hiểu!? Thực ra tôi không cần đến 3 giây để nhìn ra những điều như vậy!

Dù đó là những đĩa than đã mòn nhẵn với thời gian, hay những thước băng cối đã nhão đến mức khó nhận ra âm điệu gốc, từ những bản thu mộc âm thanh mono cách đây hơn nửa thế kỷ, hay những thu âm CD số hiện đại sau này, thì giọng hát Thái Thanh vẫn không thể lẫn vào đâu được. Nhiều chất giọng cũng cao như thậm chí là hơn Thái Thanh, nhưng những bội âm trong chất giọng của bà là điều mà không một ai bắt chước được, không một kỹ thuật hiện đại nào có thể tái tạo được!

my workshop – 2

Như dòng sông ra đại dương, qua bao ghềnh và đá cheo leo.
Đấu tranh này bền lòng em ơi, mới tới ngày nắng ấm…

Lời người ra đi - Trần Hoàn - Khí nhạc: Nguyễn Đình Nghĩa 

ake my little free time to do some updates for the workshop, it’s covered with layers of dust after months without any woodworking projects 😢. First is the wall – mounted kayak rack, a simple structure to stack – up my boats to better utilize the room’s space. Seen mounted on the rack are my HW – 2 & HW – 3 kayaks. The HW – 1 canoe has been in dis – use for a very long time already, so I decided to turn it into… a shelf!

Cut out the aft part, attach a MDF sheet to make a standing base, erect it upright et voilà, you have a shelf to store various miscellaneous things! 😀 I was a bit hesitating in “scarifying” a canoe in such a way, but I would stick with sea kayaks for some years to come, would be back to canoes at an uncertain time. Also, I’m in the initial stage of planning for my next build, something I would start by designing it, or at least learn to design it!

prepositive vs. postpositive

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời
Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi…

ne miscellaneous linguistic notice, except for things borrowed from Chinese, which is largely unpopular to most people in daily, pragmatic uses, the Vietnamese language, in essence, is strictly postpositive, that is an adjective must be placed after a noun / pronoun that it modifies. So the following examples which are prepositive, are extremely rare, to the point of… bizzare, but they’re also very interesting, note the underlined, bold phrases. Add more examples to the list if you would find one! 😀

Chuyện tình yêu - Ngọc Lan (nguyên tác: Histoire d'un amour) 

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời. Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi

Khúc ca muôn thủa - Thái Thanh (nguyên tác: Granada) 

Rằng từ sau khóe mắt xanh bồ câu xâm chiếm tim anh, quên lãng sao đành

Rừng xưa đã khép - Khánh Ly 

Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô.

bắc hành – 2015, phần 15

Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long,
Cuộn chảy dâng trời Nam mạch sống.

Tiếng sông Cửu Long, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ường đi đã tới… nhưng vẫn còn nhiều điều đọng lại sau chuyến đi muốn nói thêm ở đây, không phải chỉ là về những con đường, những cảnh quan tuyệt đẹp đã qua. Đó là về người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang và các nơi khác, ở họ có nhiều điểm khác biệt với các sắc dân còn lại. Nếu đồng bằng là lãnh địa của người Việt, lưng chừng núi là khu vực sinh sống của những dân tộc: Mường, Tày, Thái, Dao… thì người Mông luôn chọn sống trên đỉnh những ngọn núi cao.

Bản chất du mục, du cư ăn sâu vào trong tâm thức người Mông, suốt nhiều ngàn năm phải trốn chạy sự lấn ép của người Hoa và nền văn minh Hán. Mặc cảm lưu vong trên “đất người”, thái độ kép “bên này bên kia”, khép kín với người ngoài và phát triển tính tự trị cộng đồng. Mặt khác, lại văn minh ở một số khía cạnh: tự do tình yêu và hôn nhân, khai phóng tính dục, tục kéo dâu, chợ tình, mộng mơ, yêu thích tự do, thiện chiến, nhiều bất mãn và nổi loạn hơn thảy những dân tộc khác.

Một số người có thể nhìn người Mông (và những sắc dân khác) như những dân tộc chậm tiến, riêng tôi cảm thấy thích thú và đồng cảm với lối sống tôn trọng giá trị cá nhân của họ. Vẫn biết cuộc sống hiện đại là một quá trình khó có thể đảo ngược, nhưng người Mông vẫn duy trì cá tính dân tộc của mình như cố thủ trên các đỉnh núi cao. Cá tính Mông như thể vùng họ sống: hùng vĩ, hiểm nguy, tự do và thơ mộng, như những đỉnh núi cao bất tận, vô danh, đời đời mù sương phủ!

bắc hành – 2015, phần 14

Đường chiều mịt mùng, cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường.
Đường về nước chập chùng xa, nhiều đồi núi cheo leo.

Người chinh phu về - Trường ca Hòn vọng phu - Lê Thương 

Chặng 14: Buôn Ma Thuột ❯ Đăk Mil ❯ Đức An ❯ Gia Nghĩa ❯ Kiến Đức ❯ Bù Đăng ❯ Đồng Xoài ❯ Thủ Dầu Một ❯ Sài Gòn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hặng cuối của hành trình, phong cảnh, con người càng lúc trông càng quen thuộc. Càng vào nam, thời tiết càng thêm nóng bức, cộng với cái gió bụi mù trời của những đoạn đường đang xây, nên không còn hứng thú nhởn nhơ chụp ảnh nhiều nữa, chỉ tập trung hoàn tất cho xong phần cuối của chuyến hành trình xuyên Việt kéo dài đúng 1 tháng, 30 ngày rong ruổi trên lưng ngựa (sắt) này. Post thêm ở đây một số hình ảnh vùng của Tây Bắc, những chặng chính của chuyến đi.

Hoàn tất Bắc hành tạp lục này, công – tơ – mét chiếc xe nhảy thêm hơn 6000 km: khoảng 1700 km từ SG đi HN theo QL1, tầm 2300 km lang thang ở các tỉnh phía Bắc, và chừng 2000 km ngược trở lại theo đường HCM. Trái với suy nghĩ ban đầu, thực sự những chuyến đi dài thế này cũng không có gì là khó khăn hay mệt mỏi (nhưng cũng nên có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống dọc đường). Biết bao nhiêu chuyện Sở kiến hành trên những quãng đường đất Việt đã đi qua.

Nhìn lại những địa danh xe đã lăn bánh qua: Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Khau Phạ, Mù Cang Chải, Than Uyên, Ô Quý Hồ, Sa Pa, Y Tý, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Mã Pí Lèng… và trên con đường HCM xuyên Việt: Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Nghĩa Đàn, Tân Lập, Vũ Quang, Khe Gát, đèo Đá Đẽo, Phong Nha, Đăk Rông, đèo Pêke, A Roàng, đèo Lò Xo, Ngọc Linh… những chặng đường khó khăn, nhưng cũng là đẹp nhất Việt Nam!

bắc hành – 2015, phần 13

Anh sẽ ra đi về miền mênh mông,
Cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng.

Trả lại em yêu - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 13: Khâm Đức ❯ đèo Lò Xo ❯ Đăk Glei ❯ Plei Cần (Ngọc Hồi) ❯ Đăk Tô ❯ Đăk Hà ❯ Kon Tum ❯ Plei Ku ❯ Chư Sê ❯ Ea H’Leo ❯ Ea Drang ❯ Buôn Hồ ❯ Buôn Ma Thuột

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hía trước là con đường… hành trình tiếp tục theo đường Trường Sơn, từ Khâm Đức (Phước Sơn, QN), vượt đèo Lò Xo chạy kế bên khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là qua địa phận tỉnh Kontum. Con đèo dài và khá khó đi, dưới chân đèo, một chiếc 50 chỗ cháy trơ trụi còn đang bốc khói nghi ngút, các xe đi ngược chiều cũng toả ra một mùi bố thắng khét lẹt. Tuy nhiên, đã đi qua những cung đường Tây Bắc khó khăn hơn nhiều nên đèo Lò Xo cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.

Từ đây là chấm dứt những cảnh quan xanh tươi, cao nguyên Trung phần dần hiện ra với trong tầm nhìn rộng lớn, bạt ngàn đồn điền cao su, cà phê, tiêu, chè… cùng với… vô vàn đồi hoang núi trọc, sông suối vàng một màu hoàng thổ. Trong đầu thoáng lên ý nghĩ, dù sao ở những “miền đất cũ”, dân chúng cũng còn biết tổ chức lo lắng cho tương lai lâu dài về sau hơn là ở những “miền đất mới”. Cảm thấy mất hứng, bèn tăng ga chạy tiếp cho hết những nẻo đường rộng lớn của cao nguyên.

Cả Tây Nguyên mùa này đang là mùa khô, gió và bụi bao trùm lên các tuyến đường, đoạn Plei Ku đi Buôn Mê Thuột rất xấu, đang sửa chữa dở dang. Nhưng cũng có những đoạn đường rất đẹp, mới xây, rộng rãi, phẳng lì, đi qua những rừng thông, cao su rợp bóng mát. Rất nhiều địa danh lịch sử bắt gặp trên đường đi nhưng không ghé vào thăm được, đành đánh dấu lại trên bản đồ điện tử, hẹn trong một chuyến đi khác. Rồi sẽ có một ngày ngược tuyến đường này, đi lại những gì đã bỏ sót!