bắc hành – 2015, phần 2

Tôi từ chinh chiến đã ra đi,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Đôi mắt người Sơn Tây - Phạm Đình Chương - Hoài Bắc 

Chặng 2: Hà Nội ❯ Sơn Tây ❯ tp. Yên Bái ❯ Trấn Yên ❯ Văn Chấn ❯ Suối Giàng ❯ Nghĩa Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ời Hà Nội đi Sơn Tây một sáng rét và nhiều mưa, ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong vài giờ. Biết như thế là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng cũng có chút e ngại về thời tiết và đường còn dài phía trước. Đình Mông Phụ, cũng như các ngôi đình cổ miền Bắc khác, mang dấu ấn văn hoá Việt – Mường, bên trên nền gạch còn có sàn gỗ, cao hơn độ 0.7m, vết tích của lối kiến trúc nhà sàn xa xưa. Trần điện chính có tấm bản nhỏ đề: Tự Đức kỷ mùi đông, năm trùng tu lần thứ nhất, 1858.

Thăm chùa Mía và một vài ngôi nhà cổ khác. Thực ra không quan tâm đến đường lối kiến trúc xây dựng ở cái xứ Đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ này lắm, điều tôi quan tâm là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày còn được bảo lưu bên trong: bình phong, bàn ghế tủ thờ, hoành phi câu đối, ấm chén bình vại, điếu bát, văn phòng tứ bảo, đờn sáo, tranh ảnh… và tất cả những vật dụng bình thường linh tinh nhưng phản ánh một cách chân thực hơi thở của cuộc sống thường nhật một thời xưa cũ.

Ngồi “bút đàm” một lúc với bác chủ nhà Hà Nguyên Huyến, người dù tự nhận học chữ Hán với bút lông chỉ ngoài 3 năm, bắt đầu nối lại nếp nhà xưa khi đã già, nhưng lại có thư pháp rất đẹp, nhất là lối hành thư, thảo thư. Với mình, thư pháp đã là một giấc mơ dang dở, nhưng 3 cái Tết gần đây nhất, Tết nào cũng có dịp để ôn lại một chút Hương xưa như thế này. Thích cái cách bác ấy chiết tự, tự cắt nghĩa tên mình, Huyến – 绚, tức mặt trời bị che lại trong bộ bao, vĩnh viễn không thoát ra được!

bắc hành – 2015, phần 1

Khi tình tơ chít khăn tang, Ai gào ai giữa đêm trăng?
Cho từng lớp sóng kêu than, Ôi, Nha Trang ngày về,
Ngồi đây tôi lắng nghe, Đê mê lòng tôi khóc.

Nha Trang ngày về - Phạm Duy - Lệ Thu 

Chặng 1: Sài Gòn ❯ Nha Trang ❯ Đà Nẵng ❯ Hà Tĩnh ❯ Hà Nội

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ứ nghĩ chạy xe máy từ SG đi HN không có gì khó khăn, hoá ra không phải thế. Đường xấu kinh khủng, QL1 đang thi công mở rộng trên suốt tuyến, nhiều đoạn dài không có nhựa, chỉ toàn sỏi đá. Qua sông Côn (Bình Định), nhác thấy một cánh buồm bé tí xa tít tận chân trời, vội dừng xe, zoom máy ảnh hết cỡ chỉ bắt được một khung hình không rõ nét lắm (ảnh thứ 6). Ở đâu đó ngoài kia, vẫn có người nghêu ngao vui thú yên hà với chiếc thuyền câu, cánh buồm và sông nước!

Ảnh thứ 3: tinh mắt có thể nhìn thấy một chiếc thúng chai đang chơi vơi trên muôn trùng sóng. Quá đèo Hải Vân, đường tốt hơn một tí, nhưng bắt đầu trở lạnh, cái lạnh cộng với mưa dầm tê buốt, nhất là khi nước đã thấm ướt hết cả giày, găng tay, và cái gió ở tốc độ 60 ~ 70 kmph, cứ như thế từ sáng sớm đến tối mịt. Thật đúng là: Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon, chỉ biết: Cứ theo đường lớn mà đi, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống… 😀

Qua Lệ Thuỷ, Quảng Bình, bánh xe bị thủng 1 lỗ, may đã có chuẩn bị dụng cụ bơm vá nên tự làm lấy, 30 phút lại lên đường. Chẳng mấy chốc (4 ngày, mỗi ngày trung bình 13, 14 tiếng) đã đến được HN, thời tiết không quá rét, tầm 12 ~ 14 độ, nhưng ẩm, mù sương và buốt. Chui vào khách sạn và chăn ấm rồi, vẫn còn nghĩ đến cảnh: Màn sương trướng tuyết xông pha, Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài… Trên đường đi không chụp nhiều ảnh lắm, vì mục tiêu chủ yếu sẽ là ở miền Bắc.

passages

     Offering 
    Sadhanipa 
 Channels and Winds 
 Ragas in minor scale 
Meetings along the edge 

artly presented very long before, some compositions that’s highly inspirational to me, the Ravi Shankar and Philip Glass album: Passages. I particularly like the Meetings along the edge and Ragas in minor scale pieces. It’s a real pleasure to enjoy the profound sounds of the Indian sitar, sarod, tabla… in conjunction with the Western instruments violin, viola, cello… For so long, my mind has been too dull and monotonous… for such a delicate and elegant music.

the call

We’re all following a strange melody.
We’re all summoned by a tune…
And we dance beneath the moon!

The piper remixed - ABBA 

eally busy lately, can’t even find some little time slots for going paddling! For many time I’ve been hearing it, the tune sounds like Enya’s Orinoco Flow (a.k.a: Sail away), and I know, it’s calling, it’s calling me. I just have to “Slide to answer”, but pressing “Remind me” is my only option right now! 😢 Surely won’t miss your next call again!


NSTarget

Once we were standing still in time,
Chasing the fantasies that filled our minds.
…Now looking back at all we’ve planned,
We let so many dreams just slip through our hands.

Do you know where you're going to - Diana Ross 

his has been added into my intermediate – term TODO list, a promise to return to Côn Đảo made earlier last year, in a different way, not by way of air of course. Don’t really know if I could make this, cause it’s really a tough (and adventurous) target to conquer, and there’re lots of things I also wanted and planned to do, too many of them indeed, but let just set the milestone there!

on saigon river

Chiều buông, trên dòng sông Cửu Long,
như một cơn ước mong, ơi chiều!
Về đâu, ơi hàng cây gỗ rong,
nghiêng mình trên sóng sông, yêu kiều…

Chiều về trên sông - Thái Thanh 

A watery Saigon p1
A watery Saigon p2
A watery Saigon p3

(Many pictures taken are not very sharp, since my new fixed lens has difficulty making proper focuses through the opaque water – proof plastic cover)

or the last several months, I rarely take a camera with me while kayaking. Partly cause I don’t want to bring delicate electronics to water, partly cause I want to concentrate just on paddling. But that’s why I’ve missed many noteworthy things on the way, many times I wished I’d had a camera at the right moment.

The other day, I was paddling in the late afternoon when a large flock of white storks approached my boat in the opposite direction. The V – shape formation obviously was utilizing the “surface effect”, flying closed to water. Just 10m away, the birds raise the altitude, make lots of noises, and pass above my head, a spectacular scene!

Another day, I was taking a short rest under a big mangrove palm tree, watching a beautiful butterfly in a brush nearby. All of a sudden, a big catfish jumps from beneath the calm water, catches the butterfly in its mouth, then disappears as quickly as it comes. I wished I could have taken a picture of that interesting moment!

A colorful world of boats of all kinds and sizes on the rivers, ranging from 0.5 ton (my kayak 😀) to 50,000 ton (this is about the upper limit for boats to traverse safely on Saigon river). The 3rd and 4th images, the pair of Sonya – class minesweepers: HQ – 863, HQ – 864 and two Svetlyak – class gunboats: HQ – 264, HQ – 265 at Hải Minh naval shipyard.

Most people I met on rivers is friendly. The local fishermen are usually timid (except when they’re drunk), the vendors are talkative and glib, only the professional sailors warmly share with me their thought on boats and boating… I receive lots of questions on my boats, and some even propose to sell / build for them another Hello World – 2 😀.

A week ago, I passed by a group of wooden boats, whose outlooks are very different to boats of this area. The long, narrow hull, the crescent rudder, colors and decorations… those could be boats of Cambodian influences, I’d thought, very original design, little modern modifications! The next day, I come back with a camera, and they’ve gone! 😢

Today, I met that group of strange boats again, luckily. It turned out that they’re of Cham ethnic group, not Khmer as I initially assumed, coming from Châu Đốc (An Giang province). It was so good that a really friendly young guy showed me around the group of 4 boats, 4 families living floating lives. They’re poor, but simple and sincere!

The young men then showed me that of the four boats, there’s a different one, it’s an “antique” dugout boat, made mainly from a single huge log of wood. The other 3 are modern builds, wooden planks on frame, although externally they look exactly the same. He said, the dugout boat has been handed down from generation to generation…

…And he doesn’t even know how old the boat is, but estimated that it should be older than 150 years. I examined the boat’s very original design, such a dugout is surely a very rare specimen that can hardly be found today. I then continue my paddling path, many entangled thinking in my head, twilight is gently casting on the immense river…

bắc hành – 2014

Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi,
Nhà sàn lả lơi, đứng bên đường hoang vắng soi.
Đưa chân anh qua đồi, cơm lam đem theo người,
Lên cao anh ôm trời, để dòng suối lẻ loi…

Người về miền xuôi - Phạm Duy 

hi chép linh tinh trên đường thiên lý ra đất Bắc… Ai về Bắc, ta đi với; Thăm lại non sông giống Lạc Hồng… Đôi khi phải hơi điên điên một chút, phải có cái nhìn bóp méo thực tế (reality distortion field) một chút, cười khinh khỉnh vào cái thực trạng xã hội bullshit bây giờ, để tâm quan sát, tìm kiếm… thì mới nhìn ra những điều tốt đẹp xưa cũ, mới nhận ra đâu là cái chất Việt thuần hậu!

HÀ NỘI

Cái logo di sản văn hoá phi vật thể của Unesco có thể được thấy trang hoàng khắp mọi nơi ở Hà Nội, cái hình tròn có lỗ vuông ở giữa, nhìn giống đồng tiền xu cổ, hình như phản ánh đúng thực tế Hà Nội bây giờ: vật giá ngày càng đắt và con người ngày càng rẻ!

BÁI ĐÍNH

Quy mô rất hoành tráng (dù điều đó chẳng có gì khó với kỹ thuật xây dựng hiện đại), nhưng đường lối kiến trúc đúng chất Việt, từ lầu chuông gác trống cho đến đường nét các mái, kèo, xà, cột… không tạp nham, lai căn, vớ vẩn kiểu Đại Nam, Suối Tiên…

TRÀNG AN

Sơn thuỷ hữu tình, thật là nơi quyến rũ lòng người! Nước suối trong vắt, cá chép vàng choé lượn lờ dưới đáy rêu, các loài thuỷ cầm tự nhiên: cốc, vịt… bơi lội tự do! Sẽ có một ngày ta mang chiếc xuồng ra đây chèo đi chơi bằng hết các ngõ ngách sông ngòi và hang động!

SAPA

Ở Hà Nội, người ta bắt chuyện với mình bằng tiếng Anh, còn ở đây, người ta nhận ra ngay người Việt. Xứ sở của lạnh giá và sương mù, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp! Con người ta sống giản đơn, và cũng học đòi những thói xấu hiện đại… theo cách đơn giản!

Vốn không sợ độ cao, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngợp trước núi đồi trùng điệp nơi đây. Sapa mùa này, phải thật kiên nhẫn mới chụp được một khung hình đẹp, ánh mặt trời rạng rỡ chỉ hiện ra vào một vài thời khắc hiếm hoi trong ngày, khi màn sương mù lạnh giá tạm vơi bớt.

Đa số chúng ta (kể cả tôi) tới đây với mong muốn có được những khung hình đẹp, nhưng phải chăng đó là tất cả mục đích của hành trình? Suy rộng ra, cái câu hỏi: chúng ta tới đây để làm gì? ấy, nếu ai đó còn có trong đầu một câu trả lời, tức là còn… chưa trả lời được vậy! 😀

Những cung đường Tây Bắc không dành cho người yếu tim, chỉ một giây lơ là mãi ngắm nhìn cảnh quang xinh đẹp là đã có thể lạc tay lái xuống vực. Khác với thời tiết 3°C mấy ngày đầu lên đây, những ngày sau ấm hơn và có nắng, hôm nào máy ảnh cũng hết sạch pin rồi mới trở về!

LAI CHÂU

Đèo Ô Quý Hồ, dài và hiểm trở, cắt ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn, đổ từ độ cao 2000 m xuống 1000 m, đúng nghĩa là dốc thăm thẳm. Một bên là đỉnh Phan Xi Păng, bên kia là huyện Tam Đường, Lai Châu. Bên này đèo thời tiết ấm và khô, bên kia, phía Sapa, lạnh và ẩm.

Cả một vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, t.p Lai Châu tương đối ít núi cao, khí hậu ấm hơn, đất đai cũng rộng rãi hơn, con người cũng có phần cởi mở, thân thiện hơn. Hôm nay cũng là ngày Tết của họ. Tiếc là đã đến Sìn Hồ mà không đủ thời gian để đến Pú Đao…

BẮC HÀ

Đi chợ phiên Bắc Hà đầu năm (cách Sapa hơn 100km), tình cờ ghé qua đây, ngồi bên ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, cầu Cốc Lếu, bên kia sông là Hà Khẩu, Trung Quốc. Và cũng thật tình cờ, mùa này tháng 2, chính xác là ngày 17 tháng 2, đúng 35 năm trước

Phiên chợ đầu năm chưa đông, nhưng đã rực rỡ sắc mầu, riêng người Mông đã có 5 sắc khác nhau (đen, hoa, xanh…), người Dao có đến 23 nhóm nhỏ (đỏ, đen, xanh, trắng…), lại còn Thái, Tày, Nùng, Dự, Giáy… Học cách phân biệt các sắc mầu cơ bản cũng đã hết cả một buổi.

Khá nhiều địa danh vùng Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hoa, chính xác hơn là phát âm theo tiếng Quan Thoại giọng vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ghi lại ở đây một số từ phổ biến:

tả, , đại, lớn: Tả Van; séo, , tiểu, nhỏ: Séo Tung Hồ; lao, , lão, già, cũ: Lao Chải; sìn, , tân, trẻ, mới: Sìn Hồ; phìn, , bình, bằng: Tả Phìn; thàng, , đường, ao, đê: Lùng Thàng; chải, , trại, trang trại: Mù Cang Chải; cai, , nhai, ngã tư: Si Ma Cai; hồ, , hà, sông: Ô Quý Hồ; chéng, , giang, sông: Sín Chéng; cấu, , câu, suối: Cán Cấu; san, , sơn, núi: Phìn San; sàng, , thượng, bên trên: Sàng Chải; sả, , hạ, bên dưới: Sả Séng; tung, , trung, ở giữa: Tung Chải; tra, , gia, nhà: Má Tra; sa, , sa, cát: Sa Pa; sử, , thạch, đá: Mù Sử; lủ, , lộ, đường: Ma Lủ; ma, , mã, ngựa: Ma Sa Phìn; lùng, , long, rồng: Lùng Phìn; giàng, , dương, con dê: Giàng Phìn; nàn, , nam – phía nam: Nàn Sán

HÀ GIANG

Đã Hà () lại còn Giang (), nơi đây có rất nhiều suối, sông nhỏ chảy dọc theo thung lũng, bản làng cũng nương theo đó hình thành. Những ngôi nhà sàn của người Tày dài thậm thượt, ruộng nương xanh tốt. Hà Giang là vùng đất mà tôi thích nhất trong số những vùng đã đi qua!

Cao nguyên đá Đồng Văn, như bị lạc vào một ma trận, một sa mạc đá. Đá mọi nơi, nhìn hoa cả mắt, thi thoảng mới thấy chút xíu đất có thể trồng trọt. Gió lạnh căm căm thổi suốt ngày đêm, một cái lạnh khô khốc, các làng xã đều xây hồ treo lớn chứa nước phòng khi hạn hán.

Cuộc sống nơi đây cực kỳ khắc nghiệt, thế nhưng khác hẳn với cái nhếch nhác vùng Sapa, cư dân nơi đây có vẻ chỉnh tề, quy củ, kỷ luật, từ y phục cho đến sinh hoạt, sản xuất, vui chơi. Cảm thấy được nghị lực và sức sống vươn lên từ vùng sa mạc đá này!

Tp. Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, về lại Hà Giang, một vòng 300 km. Làm 2 vòng như thế theo 2 chiều ngược nhau để không bỏ sót điều gì… nhất là Mã Pí Lèng hùng vĩ nhất VN, con đèo mà nhiếp ảnh nghiệp dư như tôi không thể nào lột tả hết được.

Không quên ghé qua Sủng Là, nơi quay phim Chuyện của Pao. Bây giờ đúng vào mùa hoa tam giác mạch tim tím và hoa cải vàng ươm nở rộ trên cao nguyên hun hút gió. Đến để biết rằng một không gian như thế, những con người như thế… là điều hoàn toàn có thật!

Kể chuyện đi ăn cháo ấu tẩu tại Hà Giang. Ấu tàu là loại củ kịch độc, dùng làm thức ăn phải qua chế biến kỹ càng. Bữa đầu tiên, bát cháo có mỗi lát ấu tẩu bằng cái móng tay. Ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với vợ chồng chủ quán, phong thái người Bắc xưa, chẳng có gì giống Bắc bây giờ, đã thấy là một chuyện lạ (nghĩ bụng là dạng Kinh già hoá Thổ, người xuôi lên mạn ngược lập nghiệp lâu đời, giữ nguyên giọng nói, phong cách xưa cũ). Đến bữa thứ hai, ngoài vài lát ấu tẩu, còn được thêm cái móng heo, thêm một chút lạ. Đến bữa thứ ba, thấy chuyện lạ nhất: được một tô toàn ấu tẩu, ăn đến phát ngán! 😀

paddle on

Rowing is the only sport that originated
as a form of capital punishment…

rossed a major milestone in paddling: 10 kilometers roundtrip finished in 2h 15′ (including resting time), speed – made – good averages out at 4.4 kilometre per hour (km/h), or almost 2.4 knot. That is already better than the baseline usually applied for casual paddlers at about 3.3 km/h, but much behind that of frequent paddlers, they can easily make it at 5 ~ 6 km/h. Of course, velocity depends on various other factors, most importantly the boat and paddle designs, which I currently don’t have much choice.

Chiều về trên sông - Thái Thanh 

About range, that’s still not half of my ultimate (projected) target somewhere around 25 km, which approximates a typical whole – day canoe camping trip. Still having a very large gap to try and overcome! Paddling for me is not racing, and like they often say: it’s a marathon, not a sprint!, but you need some measures to evaluate your performance progress anyhow. As I paddle on, I’ve learned some below lessons.

Most beginners like me are low – angle paddlers, naturally. That is arms rarely raise up to shoulder level, the paddle’s shaft is more often in a horizontal position, the “angle of attack” at which the paddle’s blades enter water is much smaller than 90°. In contrast, high – angle paddling requires keeping ams at shoulder level, paddle’s blades penetrate water in a near – vertical manner. For beginners, the first approach cause less tiredness: arms don’t need to be kept high, and movements are easier.

But high – angle is more efficient: first, blades enter water at steep angle, providing more propulsion. Second, blades are nearer to the hull, producing less turning moment and more forward – pushing torque. And third, most importantly, not just your arms pull and push the paddle, but the rotation of your torso brings much force into action, and helps relieving stresses to your hands and arms. So, I’ve tried overcoming the fatigue of high – angle paddling, in the long run, it will make benefits.

Paddling a boat sometimes reminds me of the Latin phrase: Mobilis in mobili, yes you may have remembered it, captain Nemo’s personal motto in Jules Verne’s famous novel: Twenty Thousand Leagues Under the Sea, moving in a moving environment, moving amidst mobility… 😀 The wind, the wave, currents, all affects your rowing, sometimes you go along the current, sometimes against it, sometimes with the aid of winds and sometimes, winds are your enemy.

And the waves too, on the rivers where I go paddling, waves are mostly under 1 foot high, upto 2 feet in the wind gusts, not enough to pose any threat to the boat’s stability, but can make lots of troubles in keeping up a steady course. Sometimes, the current, wind and waves, all at the same time, corporately and deliberately push me off course, sometimes I could hardly make an advance at all, and it turned out to be a real fight in which I need to keep my stamina over a long distance and over extended period of time.

Some of my lessons learned: don’t put too much effort into each paddling strokes, perform strokes gently in a smooth rhythm. Don’t paddle in too shallow water (less than 1 ~ 1.5m), that will considerably reduce boat speed by 1/4 ~ 1/3. (I don’t really understand the physics of this fluid – flow dynamics though). Don’t try to perform many corrective strokes: sometimes the boat is not on an intended heading (e.g: there’s usually some flow turbulence where river changes its direction, or where river’s branches join…)

And you would try to correct it by adding more strokes on one side, it’s not the right way. Instead, just paddle in balance, then offset the heading by a small angle to compensate the dragging effects. That will eventually make your boat’s path slightly zig – zag, but in reality, a direct line is not always the shortest path between 2 points, it’s so in the 2D Cartesian space (e.g: map) only, not in a higher – dimensional space where we take other factors (current, wind…) into account.

Chiều buông trên dòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong, ơi chiều! Về đâu ơi hàng cây gỗ rong, nghiêng mình trên sóng sông, yêu kiều… Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ, có khi vui lửng lơ…

femme d’aujourd’hui

Toi le symbole de toutes nos libertés,
Tu es la terre qui cherche sa vérité,
Détruisant des montagnes de tradition,
Tu reproposes une nouvelle version.

emme sous le drapeau de ses rêves, crie son nom, retire ses chaînes. Femme qui se soutient différente, que d’espoir sur la balance. Tu étouffes dans l’île de tes faiblesses, peur de ces blessures qui restent. Toi le symbole de toutes nos libertés, tu es la terre qui cherche sa vérité. Une femme d’aujourd’hui, une femme d’aujourd’hui. Détruisant des montagnes de tradition, tu reproposes une nouvelle version. Une femme d’aujourd’hui, une femme d’aujourd’hui.

Nuối tiếc — Ý Lan 

Femme, une force qui vibre dans l’espace, tu es la passion sans arme. Femme, complice intime ou guerrière, un voile tâché de mystère. Toi le symbole de toutes nos libertés, tu es la terre qui cherche sa vérité. Une femme d’aujourd’hui, une femme d’aujourd’hui. Détruisant des montagnes de tradition, tu reproposes une nouvelle version. Une femme d’aujourd’hui, une femme d’aujourd’hui.

je ne pourrais jamais t’oublier

Bên thành rượu tiễn;
Buổi chia bào bịn rịn những ai ai.
Khách ra đi nao nức bốn phương trời,
Người ở lại luống ngậm ngùi năm tháng cũ.

iens, bonjour, comment vas — tu, dis — moi? Dis, te souviens — tu encore de moi? Moi, il m’arrive souvent de penser à toi. Mais à part ça, comment ça va? Toi, vraiment tu n’as pas trop changé. Moi, tu sais, j’ai beaucoup voyagé. Oui en effet, j’ai découvert d’autres pays. Et toi, qu’as — tu fait de ta vie?

Je parle trop, tu es pressé, je ne voudrais pas te déranger. Si j’en dis trop, c’est pour t’aider, à retrouver le temps passé.

Je ne pourrais jamais t'oublier - Nicoletta 
Mưa trên biển vắng - Ngọc Lan 

Est — il vrai qu’elle me ressemble un peu? On dit qu’elle a aussi les yeux bleus. Es — tu certain d’être plus heureux maintenant? Moi, je t’aime, je t’aime toujours autant. C’est la vie, on n’y peut rien changer. Nous sommes aujourd’hui des étrangers. Je vois très bien, dans tes yeux, qu’il n’en reste rien. Notre amour que tu es loin!

Je parle trop, tu es pressé, je sais, je ne veux plus te retarder. Encore un mot, et je m’en vais, tu sais, je ne pourrai jamais t’oublier!