hợp ca thăng long

ợp ca Thăng Long, cũng có thể gọi là ban nhạc của gia đình họ Phạm với linh hồn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (Hoài Trung), Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh), Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Khánh Ngọc, ngoài ra còn có sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều người khác… (NS Phạm Duy cũng đã định lấy nghệ danh là… “Hoài Nghi” để được cùng một tông với Hoài Trung, Hoài Bắc… 😬)

Xóm đêm - Hợp ca Thăng Long 
Những bước chân âm thầm - Hợp ca Thăng Long 

Thành lập năm 1951 tại Sài Gòn, ban nhạc của phòng trà Đêm Màu Hồng này quy tụ những nghệ sĩ tài danh bậc nhất đương thời, và lưu lại cho chúng ta đến ngày hôm nay nhiều tác phẩm đánh dấu các giai đoạn khác nhau của lịch sử và âm nhạc Việt.

Điều tôi rất thích khi nghe hợp ca Thăng Long không phải chỉ là các sáng tác, những giọng ca hàng đầu, mà còn là phần hòa âm phối khí tương đối công phu (so với đương thời), điều dể nhận ra khi nghe lại Sơn ca 10, cũng là điều hiếm thấy ở các ban nhạc cùng thời khác. Tất cả gộp lại thành vị trí duy nhất của hợp ca Thăng Long trong lịch sử Tân nhạc!

chiều về trên sông

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau,
Thương đời thương lẫn nhau trong chiều.
Về đây bọt bèo muôn khắp nơi,
Vui buồn cho có đôi không nhiều…

ù từ nhỏ đã không xa lạ gì với nhạc Phạm Duy nhưng đôi khi, nhiều ca khúc của ông vẫn gây cho tôi cảm giác sửng sờ đến kinh ngạc. Nhạc Phạm Duy và giọng ca Thái Thanh, một composer, một performer mà trăm năm trước, nhiều trăm năm sau nhạc Việt sẽ không thể nào có lại được!

Chiều về trên sông không hẳn là tác phẩm hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng là một giai điệu rất dể đồng cảm: nửa Tây phương, nửa Đông phương, gây nên cảm giác u buồn nhưng thanh thản, lửng lơ, yểu điệu (đúng như ca từ bài hát).

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao 

Cũng như thế, tiếng hát Thái Thanh không hẳn là một giọng ca gần gũi dễ nghe (“tiếng hát trên trời”), nên Quỳnh Giao sẽ dể đi vào lòng thính giả hơn với ca khúc này.

dạ lai hương

Đêm thơm không phải từ hoa,
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa…

ột bài hát nói thay cho tâm trạng… trong dòng đời mải mê, quay cuồng chảy, cần nhiều những quãng lặng như thế này để tự nghiệm lại chính mình, để vẫn thấy một cõi lòng không cũ kỹ và cằn cỗi: …đời ngon như men say, tình lên phơi phới, đẹp duyên người sống cho người, đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái, góp chung mạch sống lâu dài…

Dạ lai hương - Thái Thanh 
Dạ lai hương - Quỳnh Giao 

Những giai điệu tuyệt vời như Kỷ niệmDạ lai hương… những cảm xúc tạm gọi bằng cái tên Tĩnh dạ tư. Về loài hoa Dạ lai hương, không phải là Dạ Lan Hương như vẫn thường được gọi, loài hoa hằng đêm vẫn tỏa hương trước hiên nhà.

tình ca – 2

…Tiếng nước tôi,
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,
khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

âu lâu nghe lại những bản nhạc kinh điển một chút. Cách đây vài năm trên Wikipedia tiếng Việt còn tranh cãi Tình ca nào phải của NS Phạm Duy, mà là của NS Hoàng Việt 😬. Nếu Tình ca Hoàng Việt là một tình khúc “đỏ” rất hay thì Tình ca Phạm Duy, ở một mức độ phổ quát hơn, là bản tuyên ngôn tuyệt vời nhất cho cái gọi là bản sắc Việt! Trình bày của Thái Thanh dưới đây có tempo khá chậm, những ai muốn một thể hiện hiện đại hơn có thể nghe Mỹ Linh bên đây.

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Nguyễn Đình Nghĩa 

Hàng chục năm trở về trước, khi tôi giới thiệu bài này với bạn bè mình, họ đã không hiểu được phần nhạc và cả phần lời của bài này, nhìn nó với con mắt lạ lẫm, nghi hoặc. 😢 Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước, sau khi nhiều đài, báo đã cho âm nhạc Phạm Duy một sự “bảo đảm” nhất định, thì họ có vẻ “hiểu” bài này hơn. Nên dĩ nhiên đến tận bây giờ tôi vẫn không cho là như thế!! 😢

Tình ca – Phạm Duy

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi, tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi. Tôi yêu tiếng ngang trời, những câu hò giận hờn không nguôi. Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi, vững tin vào mộng đẹp ngày mai.

Một yêu câu hát truyện Kiều lẳng lơ, như tiếng sáo diều (diều) làng ta. Và yêu cô gái bên nhà miệng xinh, ăn nói mặn mà (mà) có duyên.

Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh. Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình, nhìn trùng dương hát câu no lành. Đất nước tôi, dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn. Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi. Đất nước tôi, núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.

Tôi yêu những sông trường. Biết ái tình ở dòng sông Hương. Sống no đầy là nhờ Cửu Long. Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong.

Người yêu thế giới mịt mùng cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam. Làm sao chắp cánh chim ngàn, nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (là hàng) mến nhau.

Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu. Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo. Mình đồng da sắt không phai mầu. Tấm áo nâu, những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu, rướn mình đi từ cõi rừng cao, dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi.

Tôi yêu biết bao người, Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa, những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai.

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi, ngày xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca. Ruộng xanh tươi tốt quê nhà, lòng tôi đã nở như là (là) đóa hoa.

thôi

Ôi cuộc đời, đầy phong ba giữa lòng người…
Ly rượu này, đầy thương đau tấm hình hài…

Khi xưa thích bài này, nhưng có lẽ là do giọng ca Thái Thanh mà thôi…

áo Thanh Niên gần đây có loạt bài là lạ: Những bóng hồng trong thơ nhạc, đầu tiên là về ca khúc Ngày xưa Hoàng thị, về những bài thơ của Phạm Thiên Thư đã được NS Phạm Duy phổ nhạc, tiếp theo đó là bài viết về ca sĩ Thanh Thúy, một trường hợp rất đặc biệt trong làng nhạc cũ. Chờ xem bài tiếp theo trong serie là về ai! Cá nhân tôi thì không ấn tượng đặc biệt lắm với giọng ca cũng như thể loại nhạc của ca sĩ Thanh Thúy (dù rất cảm cái chân thành, tự nhiên, “mộc” đến mức… “liêu trai” của bà).

Thôi – Thái Thanh 

Ca sĩ Thanh Thúy được gọi là “tình yêu của nguyên cả một thế hệ”, “người trong mộng” của không biết bao nhiêu là nhân vật trong giới văn nghệ sĩ đương thời: Trúc Phương, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Nguyễn Long… danh sách những người chết mê chết mệt, thần tượng, tôn thờ, hay đơn giản là thầm yêu trộm nhớ bà còn dài, dài lắm. Quanh Thanh Thúy, có không biết bao nhiêu là tác phẩm thơ văn, âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, phim ảnh… được thành hình, mà ca khúc phổ biến bên đây chỉ là một ví dụ.

môi tím

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ost lại một bài đã đăng ở FB… một bản nhạc Nhật lời Việt từng rất phổ biến mà không cách nào tìm lại được bài gốc (trời ạ, lấy của ai, nguồn nào thì làm ơn ghi chú rõ giùm cái, chơi cái trò tam sao thất bổn này phiền quá…), chỉ biết là do Đặng Lệ Quân cover lại một ca khúc Nhật Bản (?), rồi ta tiếp tục cover lại bản F1 của Đặng Lệ Quân. Ngay cả khi viết trong một cái điệu rất Tây phương (pasodoble, really love all the pasodobles!) và qua mấy lần cover như thế này thì cái mùi Nhật vẫn chưa nhạt đi được…

Môi tím – Ngọc Lan 

thuyền viễn xứ – 2

ột bản nhạc càng hay thì người ta càng tìm cách diễn dịch nó theo nhiều cách khác nhau, một cảm hứng, gợi ý ban đầu cho nhiều trình diễn, chuyển soạn, phát triển… Như bản Thuyền viễn xứ, có không biết bao nhiêu là người trình diễn, tôi đã nghe nhiều, vocal cũng như instrumental, nhưng tiếng đàn bầu dường như vẫn là, một cách tự nhiên nhất, thanh âm phù hợp để truyền tải cái hồn của Thuyền viễn xứ.

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 
Thuyền viễn xứ - Văn Vượng (guitar) 
Thuyền viễn xứ - Phạm Đức Thành (đàn bầu) 
Thuyền viễn xứ - Vũ Trụ, Hồ Đăng Long (piano & violin) 

mưa

hat’s when the monsoon reverses… Dù cho ai đó cứ viết thơ, làm nhạc: đầu mùa xuân, mùa hạ qua, rồi mùa thu, vào mùa đông… thì quê hương em hai mùa mưa nắng và cũng chỉ có một thực tế đó mà thôi. Bài hát rất dễ thương của nhạc sĩ Văn Phụng như muốn bắt lấy khoảnh khắc giao mùa, điệu valse trẻ trung hợp với lúc mùa nước trở lại, cây cỏ vạn vật lại sinh sôi…

Mưa – Văn Phụng - Lưu Bích 

Mưa đem tươi vui về cho thắm áo nâu,
Mưa cho nương dâu và khoai sắn lên mau,
Mưa như trút sầu, mưa tô lúa đầu,
Mưa rơi qua Bến Hải, Cà Mau

Một giọng hát rất chi self – assured, self – absorbed như của Lưu Bích, người em gái của ca sĩ Tuấn Ngọc này, rất là quyến rũ, nhưng thực cũng chóng chán…

nhạc sầu tương tư – 2

Mây trôi bơ vơ, mang theo niềm nhớ,
Ánh trăng vàng úa soi bóng hình ai phương trời nào đây…

ài này nghêu ngao hát và thu âm ngay trên cái laptop cùi bắp đã lâu, chất lượng âm thanh rất là í ẹ, nghe cả tiếng ếch kêu quanh nhà, phải dùng Noise Removal tool của Audacity thì mới tạm nghe rõ lời hát (do noise nhiều nên voice cũng bị distort đi một chút). Bây giờ với máy tính và software thì ai cũng có thể làm ca sĩ karaoke được, mix vài cái sound – tracks: vocal và background music, kéo tới kéo lui, cắt dán một chút, apply vài cái effects là thành recording ngay thôi!

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Nhạc sầu tương tư - Quỳnh Giao 
Nhạc sầu tương tư - TKXuyên 

Vốn chẳng bao giờ tự thu âm mình hát nhưng vì rất yêu thích Nhạc sầu tương tư này nên đây là ngoại lệ. Bài này theo tôi rất là Vietnamese – authentic, nét nhạc ngũ cung mang cái fingerprint – “điểm chỉ” Việt Nam mà chỉ cần nghe thoảng qua là biết. Bên trên, từ trái qua phải: thời điểm thu âm tăng dần và chất lượng giọng ca giảm dần 😬.

đừng xa nhau

Đừng đi mau, để mãi mãi,
là chiếc bóng đậm mầu,
còn theo nhau tới muôn đời sau…

ỗi bản nhạc Việt giống như một bức tranh truyền thần: là ca khúc nên phần ký âm không “đầy đủ”, “chính xác” như truyền thống nhạc cổ điển (Tây phương), tác giả chỉ phác ra giai điệu chính (một số có soạn thêm hòa âm) và để phần diễn dịch tác phẩm âm nhạc đó cho thính giả. Đứng trước một bức tranh truyền thần, sẽ có rất nhiều cách nhận định khác nhau, nhiều khi là trái ngược nhau.

Đừng xa nhau - Thái Thanh 
Đừng xa nhau - Piano arrangement – Harold Mann 

Thế nên mới có vai trò của nghệ sĩ hòa âm và ca sĩ trình diễn: bổ sung thêm nhiều cảm nhận, màu sắc, biến tấu… cho những nét nhạc chính, những điều mà tác giả chỉ gợi ý mà không viết ra (hoặc đôi khi là chính tác giả cũng chẳng có ý đó). Với tôi, cách diễn dịch Thái Thanh luôn luôn là độc đáo và duy nhất!