đã yêu rồi hiểu chưa

e ne sais pas t’offrir des fleurs, je ne sais pas parler d’amour, c’est que peut – être j’ai dans le cœur, plus de tendresse que de discours. Souvent tu sais j’ai très envie, de te serrer entre mes bras. Pourtant j’hésite et je me dis, que tu vas te moquer de moi. Je ne sais pas te consoler, quand je vois que ça ne va pas, et je m’en veux de m’énerver, d’être à ce point si maladroit. Le soir venu quand du t’endors, quand je te sais trop fatiguée. Bien que je rêve de ton corps, je n’ose pas te réveiller. Je t’aime tu vois, mais je ne le dis pas. Je n’aime que toi, mais tu ne le sais pas. Je t’aime tu vois, plus fort de jours en jours. Je n’aime que toi comme on aime d’amour…

Đã yêu rồi hiểu chưa 

Je t’aime tu vois, một tựa nhạc Pháp cũ mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt cái lời Việt rất chi “trơ trẻn” mà thực cũng rất hay: Đã yêu rồi hiểu chưa!?, cứ như là vụng về dịch từng chữ một từ lời ca gốc tiếng Pháp: Đã yêu rồi hiểu chưa, đã yêu nói sao cho vừa. Đã yêu rồi hiểu chưa, đã yêu sắt son không ngờ… Une chanson que j’écoute beaucoup ces temps ci, une chanson qui me rappelle de ce merveilleux visage d’ange…

half moon dream

uite busy lately and there’s little time for music and other hobbies. I’ve found these two Half moon dream (1 & 2) piano solo albums ideal for listening while working: familiar tunes of famous Vietnamese songs, which come in a distinctive and brilliant performance by Harold Mann.

Bao giờ biết tương tư (Bitter sweet) – Harold Mann 

Not only at work, sometimes at 2, 3 AM, I wake up, put on the headphone and pleasantly fall asleep into these half moon dreams, especially this one, a love song that inspires a feeling so profoundingly – pleasureful that I could have been smiling gently all the time in my sleep.

17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

trường ca hòn vọng phu – 3

鼓鼙聲動長城月,烽火影照甘泉雲。。。

ừa kiếm được một cái đĩa nhựa cũng khá độc, loại đĩa 45 vòng be bé mỗi mặt chỉ “lưu” được khoảng 2 bài, hai mặt đĩa vừa chứa đủ ba khúc của trường ca Hòn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, tác phẩm được nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần trên blog này. Đĩa sản xuất năm 1962, do Duy Khánh ca, Hoàng Oanh ngâm thơ, ban nhạc gồm có: Lữ Liên, Vĩnh Phan, Tô Kiều Ngân… (đàn cò, tranh, sáo…) Đặc biệt đoạn 3: Người chinh phu về là lời nguyên của tác giả (không phải là ca từ phổ biến hiện nay).

Trường ca Hòn vọng phu (Duy Khánh, Hoàng Oanh) 

Ghi âm trên đây được thu lại từ chiếc turntable bằng máy tính, có qua xử lý lọc nhiễu chút xíu. Âm thanh vẫn hết sức rõ ràng sống động, dù đôi chỗ “nhảy đĩa” không tránh khỏi do đĩa đã quá cũ. Post ở đây để lưu lại một bản thu âm khá sớm và hiếm: trường ca Hòn vọng phu do chính tác giả Lê Thương soạn hoà âm và điều khiển dàn nhạc!

⓵⏎ Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân. ~ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)

neo – analog

t has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers 😢. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


johnny guitar

ột bản nhạc để nghe trong lúc làm việc, vừa đủ hay để vỗ về cái lỗ tai, vừa đủ đơn giản để không phải phân tâm nhiều: Johnny Guitar… Bài nhạc một thời rất phổ biến với lời Việt:

Đàn trong đêm vắng – Tuấn Ngọc 

Đàn trong đêm vắng, dường như thầm nhắc, bóng ai xa rồi. Về đây người hỡi, hàn lại duyên cũ xa vời. Nhạc còn lắng, sao người vẫn theo mây gió ngàn, lúc đêm vắng, ta thầm nhớ bóng hình ai…

chỉ chừng đó thôi

Khi xưa em gầy gò, đi ngang qua nhà thờ.
Trông như con mèo khờ, chờ bàn tay nâng đỡ.
Ta yêu em tình cờ, như cơn mưa đầu mùa…

gười hát nhạc Phạm Duy tốt nhất hiện tại có lẽ là ca sĩ Nguyên Thảo. Như nhận xét của một người chuyên môn trong cuộc cách đây đã nhiều năm: Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy… đến nay thì nhận xét ấy có lẽ chỉ còn đúng được nữa đầu. Không bài bản, trường lớp như các diva Hồng Nhung, Mỹ Linh… cũng không hẳn đã có một chất giọng, một phong cách riêng, nhưng Nguyên Thảo có một lối hát tự nhiên đầy cảm xúc thể hiện được cảm nhận của ca sĩ về bản nhạc.

Chỉ chừng đó thôi – Nguyên Thảo 

Ví như những tác phẩm Phạm Duy mang rõ nét phong cách Tây phương: Nghìn trùng xa cách, Tình ca… được ca sĩ Mỹ Linh thể hiện rất đạt, thì với những bản mang âm hưởng dân ca, Mỹ Linh ít thành công hơn nhiều, và hình như đó là mẫu số chung của đa số các ca sĩ hiện tại: Quang Dũng, Đức Tuấn, Ánh Tuyết, Quang Linh… Trái lại Nguyên Thảo lại rất có duyên với những cảm xúc tinh tế, phức tạp trong những cung bậc ngũ cung Phạm Duy.

đôi mắt người sơn tây – 2

Tác giả của: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô, Quán bên đường

ản nhạc không ngưng trở đi trở lại gây nên trong tôi những cảm xúc khó tả… Từ lần nghe đầu qua giọng ca chính tác giả Phạm Đình Chương – Hoài Bắc, đến những trình bày khác sau này, vẫn bàng bạc cái tâm trạng: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ. Có lẻ trong tâm tưởng mỗi con người, mỗi nghệ sĩ đều phảng phất đâu đó một không gian tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, một cõi xa vời đầy chất tưởng tượng huyễn hoặc, đã từng (hay chưa từng?) tồn tại, un paradis perdu – một thiên đường đã mất.

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Có nhiều người đã thể hiện ca khúc này, từ chính tác giả Phạm Đình Chương, bác sĩ Bích Liên, đến ca sĩ Quỳnh Giao. Nhưng hay nhất có lẽ vẫn là NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT – Thái Thanh, đây là bản thu âm lúc bà còn trẻ, khi chất giọng hãy còn căng đầy những luyến láy, những thăng giáng tinh tế. Hãy nghe lại giọng ca của bà, một loại tiếng Việt đã “tuyệt chủng”, hãy nghe để thấy tiếng Việt ngày nay đã trở nên nhanh hơn, phẳng hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, và ít nội dung hơn, phần nhiều là những loại ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.

ngọc lan

gọc lan, bản nhạc hoàn hảo trên mọi góc độ, từ giai điệu, ca từ cho đến trình bày, hòa âm… Khi xưa nhà có một băng nhạc (loại Maxell màu nhũ vàng) mà ai đó đã khéo léo sắp bài này chung với: Nguyệt cầm, Tiếng dương cầm, Hương xưa, Hoài cảm, Đêm ngắn tình dài… tạo nên một không khí rất chi thanh tân, cổ điển cho suốt 90 phút nghe. Giờ thì biết là cũng chỉ loanh quanh trong những tác giả như: Vũ Thành, Văn Phụng, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước…

Ngọc lan - Thái Thanh 
Ngọc lan - Quỳnh Giao 

Ai đã trót mê Thái Thanh thì khó có thể thấy ai hát hay hơn bà (dù Quỳnh Giao, Mai Hương, Kim Tước đôi khi có những trình diễn thật sự rất riêng biệt). Nhưng những năm gần đây, chẳng mấy khi nghe bài này mà thấy hay… một dấu hiệu xuống cấp của cái tai nhạc 😢.

cô gánh gạo

êu thích bài Cô gánh gạo này từ lâu nhưng gần đây mới biết đó chỉ là lời khác của ca khúc Người lính bên tê, một bài “tuyên truyền địch vận” sáng tác mãi từ năm 1947: Bên tê là phía sầu u, có người dân Việt, gục đầu trên đất tù, bên ni là phía tự do, đã nhờ Cha già, mà toàn dân ấm no… Anh ơi quay súng lại ngay, máu người dân Việt còn cần cho luống cày. Tôi mong từng phút từng giây, sống chẳng oán thù để chờ anh tới đây!

Cô gánh gạo – Thái Thanh 
Người lính bên tê – Thái Hiền 

Sau khi “dinh tê về thành”, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời mới cho rất nhiều ca khúc đã sáng tác trước đó, không phải chỉ riêng một bài này. Cũng bài này, NS Phạm Duy còn có một lời ca “cưa gái” như sau: bên tê là phía thùy dương, có một cô nàng chải đầu bên suối vàng, ta mong dòng nước tràn dâng, bắc một cây đàn để chờ em bước sang…

Bao thể chế đổi thay, nhưng dân tộc thì vẫn còn, cũng như bao lời ca đổi thay, nhưng giai điệu thì vẫn thế! Một nền âm nhạc với đa số là ca khúc thì dĩ nhiên ca từ hay cũng quan trọng. Nhưng ai đó cứ vin vào ca từ mà không có được sự thẩm âm cần thiết thì thật là chưa hiểu âm nhạc vậy!