bắc hành – 2016, phần 6

ường Trường Sơn Tây qua Quảng Trị, Quảng Bình khá khó đi, đèo dốc quanh co liên tục, dân cư thưa thớt, mùa này mưa dầm, rét buốt và nhiều sương mù. Như đoạn 50 km cuối đến Khe Gát, Quảng Bình hầu như là chạy trong sương mù đậm đặc, trong màn sương bỗng có tiếng ai đó hét lớn: Ê, đường không đi được, bỏ qua lời khuyên, tôi cứ chạy tiếp 😀!

Đi những đoạn đường như thế này nên có thêm 1 bình 3 ~ 4 lít chứa xăng dự phòng, và một ít bánh trái ăn dọc đường, vì một đoạn dài trên 250 km hầu như không có nhà dân, trạm xăng, khách Tây đi phượt đông hơn dân bản địa! Chiếc xe 6 số của tôi liên tục chạy ở số 4, nhiều đồi núi quanh co, sương mù dày, tầm nhìn rất hạn chế, đi đã chậm lại hao xăng.

Đến Khe Gát, một đoạn đường bỗng nhiên thẳng và rộng một cách lạ thường, hai đầu có hai bảng đề “Di tích lịch sử” (mà không nói rõ là di tích gì), đó chính là sân bay Khe Gát. Gọi là sân bay cho oai chứ thực ra ngày xưa chỉ có đúng 1 đường băng dã chiến, với NHÕN 1 chiếc MIG 21, thỉnh thoảng cất cánh tấn công vào các tàu chiến của hạm đội 7 Mỹ.

Hiểu thêm một chút về những hình thức chiến tranh bất cân xứng (asymmetric warfare), khi độc 1 chiếc MIG cũng khiến cho tàu Mỹ không dám vào quá sâu trong vịnh Bắc Bộ, một cách chống tiếp cận (access denial) hiệu quả với lực lượng tối thiểu. Điều tài tình là suốt cả cuộc chiến, người Mỹ chưa bao giờ phát hiện được cái sân bay bé tí nằm ở đây!

bắc hành – 2016, phần 5

iếp tục hành trình ngược ra Bắc theo đường Trường Sơn, nhưng đi toàn bộ trên nhánh Tây sát biên giới Lào. Những địa danh quen thuộc đã từng đi qua, lần này theo chiều ngược lại: Đăk Glei, đèo Lò Xo, Khâm Đức, Prao, A Roàng, A Lưới, Đakrông, Hướng Hoá… Tinh ý một chút sẽ nhận thấy những đổi thay khác biệt so với năm ngoái dọc tuyến đường này.

Cuộc sống hiện đại len lỏi đến từng thôn bản, học sinh tề chỉnh đến trường, người dân nhìn bớt lam lũ, phụ nữ có phần ăn diện hơn một tí… Những mặt trái của nó thì có lẻ phải ở lâu mới thấy được. Những tour du lịch lữ hành cho khách Tây đi xe máy dọc Trường Sơn có vẻ như đang bùng nổ, đâu đâu cũng thấy những anh chàng, cô nàng mắt xanh mũi lõ xuôi ngược.

Những anh chàng Việt mặt mũi bặm trợn làm tour guide, quần bò áo da, cưỡi xe máy PKL dẫn đầu đoàn khách, từ cách ăn mặc, cử chỉ, điệu bộ… đích thị như một thằng Tây con. Trang phục thì chỉ mất vài tuần để học, cử chỉ điệu bộ thì chắc mất vài tháng, nhưng ngôn ngữ thì sẽ phải mất nhiều nhiều năm, còn tinh thần thì chắc phải mất thêm nhiều thế hệ nữa!

Đi qua khu bảo tồn thiên nhiên A Roàng, A Sầu, A Lưới… khu vực mưa nhiều nhất Việt Nam, vùng núi chung quanh Hải Vân, Bạch Mã, những cơn mưa rừng rỉ rả suốt cả ngày! Từ đây trở đi là bắt đầu cái thời tiết “mưa phùn gió bắc”, đã lạnh, lại còn ướt rất khó chịu! Những kinh nghiệm từ chuyến đi trước đã giúp cho hành trình lần này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!

bắc hành – 2016, phần 4

ầu hết người Việt tôi gặp trên đường cho đến lúc này đều có sẵn một vài “thuyết âm mưu” (conspiracy theory) trong đầu, ai cũng suy đoán tôi đi chơi dài hơi như thế này là vì một business hay một affair gì đó. Em thấy thằng Tây balô, Tây bụi chưa, anh cũng giống như vậy đó, anh là thằng Ta balô, giải thích rõ như vậy nhưng người ta vẫn bán tín bán nghi!

Công an Lào khác công an Việt Nam, ít đi moto, không núp lùm và rượt đuổi chặn bắt, mà làm hẳn một cái lán gỗ ngay giao lộ, xếp mấy cái ghế bố để ngồi, nằm “làm luật” cho nó thoải mái! Mặc dù cũng ăn tiền, nhưng khác cảnh sát Việt, họ khá từ tốn và lịch sự. Vậy cũng nên đối xử với họ tương tự, chớ dại nổi nóng mà buột mồm những từ ngữ không hay.

Vì công an Lào, nhất là các chú đội trưởng, đội phó đều được đào tạo nghiệp vụ tại Việt Nam, nên dù ít hay nhiều, đều có thể nghe, hiểu và nói tiếng Việt! Mấy ngày long rong ở Attapeu, Champasak, lên đến gần Pakse, nhưng không thể đi xa hơn, do hiện tại cửa khẩu Bờ Y phía Lào không cấp phép tạm nhập / tái xuất cho xe máy dưới bất kỳ hình thức nào!

Chỉ cho phép tự do xe máy giữa hai tỉnh Kontum & Attapeu để dân địa phương qua lại làm ăn. Đã thử nhiều cách nhưng không thể qua được! Kế hoạch đi xuyên Lào THẤT BẠI TẬP 1 😢! Một số công việc cá nhân ở Attapeu cũng đã làm xong, hôm nay đành quay lại cửa khẩu Bờ Y. Plan A coi như là failed, nhưng ta vẫn còn plan B, plan C… hành trình tiếp tục!

bắc hành – 2016, phần 3

hủ tục đơn giản, 20 phút là qua bên kia cửa khẩu. Kế đến là mục đổi tiền đồng Việt sang tiền kíp Lào. Đẩy đưa một hồi thì em nhân viên kiều hối tự động tăng cho mình tỉ giá hối đoái từ 0.33 lên 0.36, gần sát với tỉ giá chính thức của ngân hàng. Nghĩa là hiện tại, 2.77 đồng Việt thì mới ăn được 1 kíp Lào, tiền Việt quá mất giá nên đến dân Lào cũng ko thích xài!

Bên kia đường biên là bạt ngàn rừng cây gỗ lớn, 110 cây số đến Attapeu là những cánh rừng nguyên sinh, thứ sinh xanh mướt. Ngoài một số biển báo giao thông, tuyệt không thấy biển hiệu tuyên truyền cổ động bảo vệ rừng nào! Bên phía Việt Nam, đâu đâu cũng chỉ thấy đồi hoang núi trọc, một màu đỏ loét nhức nhối, và bên trên đó là hàng ngàn hàng vạn khẩu hiệu:

Bảo vệ rừng là nghĩa vụ của toàn dân, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống của chúng ta… nghe như một sự khôi hài châm biếm trái khoáy! Người có thì không nói một lời nào, người không có thì bô bô cứ như là sự thật! Và không phải chỉ là rừng, trong bất cứ chuyện gì khác cũng thế, đến bao giờ người Việt mới thôi hoang tưởng về cái mình không có!?

Attapeu là một thị trấn tỉnh lị nhỏ, quy hoạch rất rộng rãi, vuông vức, xe hơi nhiều hơn xe máy, nhịp sống bình yên, chậm rãi! Nhưng Attapeu vẫn chưa thực sự là Lào, người Việt sinh sống ở đây rất nhiều, phần lớn là các đại gia buôn gỗ, đi đâu cũng có thể chỉ dùng tiếng Việt! Và gỗ dùng trong xây dựng nhà cửa, nội thất ở Attapeu thì nhiều đến mức xa xỉ, hoang phí!

bắc hành – 2016, phần 2

hững rẫy cà phê bạt ngàn, mùa này đang đồng loạt ra hoa. Giờ mới biết hoa cà phê có một mùi gần giống dạ lý hương, nhưng nhẹ và dịu hơn, cứ thoang thoảng trên khắp các nẻo đường. Cái mùi hương ấy còn quyến rũ hơn nữa trong màn sương đêm, khi phấn hoa bị “hãm” lại trong đám bụi hơi nước, một mùi hương sảng khoái, đậm đà nhưng thầm lặng!

Dừng chân trên một đỉnh đèo giữa cao nguyên hoang vắng, bốn bề bóng tối, chỉ có bầu trời thẫm đen với chi chít muôn nghìn ánh sao. Đã bao rồi ta không được tận hưởng một bầu trời đầy sao như thế này!? Phải cách xa nơi thị thành, không có chút “ô nhiễm bụi”, và không chút “ô nhiễm ánh sáng” nào, thì mới có thể quan sát những vì sao như thế này được!

Nghĩ rồi cười một mình, trong thâm tâm, tôi vẫn cho rằng mỗi cá thể con người đã là “self sustained, self sufficient” một mức độ nào đó, chúng ta sống bằng những “raison d’être” của chính mình, không nên tự “đổ xăng” bằng những “nhiên liệu” của ghen ghét, của lưu manh vặt vãnh. Nói đơn giản, cái “cỗ máy” là tôi đây đổ những loại “xăng” đó không chạy được!

Không phải lúc nào hành trình cũng gặp toàn những chuyện thú vị. Một tối bổng phát hiện trong tấm drap trải giường khách sạn có vài con rệp! Suy luận logic đầu tiên: khách sạn chắc hẳn làm ăn khấm khá, có khách thường xuyên và đều đặn, nên mấy con rệp này mới béo tốt đến thế. Suy luận logic thứ hai: một cái giường như thế thì không thể ngủ được! 😬

bắc hành – 2016, phần 1

李白 – 春思
燕草如碧絲
秦桑低綠枝

ảnh sắc xuân về trên khắp trời Nam, đất Bắc, chính thị như mô tả bằng hai câu trong bài Xuân tứ của Lý Bạch: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi dẫn ở trên. Này là lúc để ung dung lên đường vãn cảnh xuân các xứ. Kế hoạch du xuân năm nay thì đã lên từ… sau Tết năm ngoái, gần một năm trở về trước, nay thì cứ như thế, như thế… mà tiến hành.

Kế hoạch tổng thể là từ cửa khẩu Bờ Y, Ngọc Hồi, Kontum qua nước bạn Lào ở tỉnh Attapeu cực Nam, rồi đi dọc sông Mêkong lên phía Bắc: Champasak, Pakse, Savanaket, Vientiene, Vang Vieng, LuongPhrabang… đủ một hành trình xuyên từ Nam chí Bắc nước Lào, rồi trở lại Việt Nam vào khoảng Điện Biên, qua Hoà Bình, Mai Châu về lại phía Tây của Thanh Hoá.

Rồi từ đó đi dọc đường Trường Sơn về Nam, điểm lại những phần đã bỏ sót trong hành trình năm ngoái! Thực ra với một đất nước đa dạng và phong phú như Lào, hành trình dự kiến hơn 1 tháng kể cũng chỉ là cưỡi ngựa (sắt) xem hoa… kỹ càng hơn chắc còn phải trông đợi nhiều ở những chuyến đi khác! Nghe như đâu đây ai đang hát khúc Đoàn lữ nhạc! 😀

Hành trình dài như thế này, vài ngày đầu tiên rất là mệt mỏi, những ngày tiếp theo đó sẽ… quen dần đi, cơ thể dần thích nghi với cái màn tra tấn kinh khủng của cả chục giờ liền ôm ghi – đông xe máy. Các cột mốc cây số cứ nối tiếp nhau vùn vụt trôi qua, những nẻo đường cao nguyên đèo dốc liên tu bất tận, và những pha ôm cua lượn lờ rất ngọt của chiếc xế.

from above

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

he other day, I was crossing Phú Mỹ bridge, the cable – stayed road bridge which has a clearance of 45 m above the water level for boats to cross underneath. From there, an important waterway crossroad ever since the very old days, some large spectacular views can be seen. Can’t resist stopping to have some pictures shot!

armchair sailor

“So beware, dear reader… like a moth to the flame, the sea has an attraction that defies explanation and those of us who fall under her spell are forever changed!”

“Cẩn thận nhé bạn đọc… giống như con thiêu thân lao vào đám lửa, biển có một sức cuốn hút không thể lý giải, và những ai mắc vào lời nguyền của nó sẽ vĩnh viễn đổi thay, một lần và mãi mãi!”

hat’s enough of an armchair sailor I am, at least for the time being. As I’m writing these lines, the clock is approaching zero hour on the first day of the 2016 new year. On the Sài Gòn river (I’m living quite near by), all those big ships is blowing their horns, repeatedly and continuously, to celebrate the new year Eve turning point, really fascinating sounds to hear coming from afar.

A series of 20 posts, specially written toward Vietnamese audience, to introduce briefly about the very big and diverse world of seafarers. Go to sea are noble gentlemen, or just another average Joe – sixpack, on a $200 boat or a $200,000 yacht, running from a mid – life crisis or seeking for new adventures, all share the same passions, obsessions for the ultimately – free immense water space out there.

I met great difficulties in making these bilingual writings, as for the English nautical terms, and in a broader sense, the spirits of seafarers, are totally absent from the Vietnamese mind and language. We’re having a huge void in our souls in this particular area, which can only be filled by open our eyes, read and see how they did it. Well, all adventure starts from these aspiring books, just make sure to keep them dry on all the way of your journeys! 😀

hực ra tôi chỉ đang cố làm một thuỷ thủ “trên giấy”, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Khi viết những dòng này, đồng hồ đang gõ nhịp những giây cuối cùng của năm cũ. Trên sông Sài Gòn (rất gần nơi tôi đang ở), những con tàu lớn bắt đầu kéo còi liên tục và lặp đi lặp lại, để chào mừng thời khắc giao thừa 2016, những âm thanh trầm ấm nghe thật hào hứng vọng đến từ xa.

Một loạt 20 bài viết chủ yếu hướng đến độc giả Việt, nhằm giới thiệu một phần nhỏ bé của cái thế giới mênh mông đa dạng những người đi biển. Họ có thể là những quý ông quý tộc, hay một người bình dân vô danh, ra khơi trên những con tàu trị giá $200 hoặc $200 000, chạy trốn một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, hay đang tìm kiếm những phiêu lưu mới. Tất cả đều chia sẻ chung một niềm đam mê đến ám ảnh với cái không gian tự do rộng lớn ngoài kia.

Tôi gặp nhiều khó khăn khi viết song ngữ thế này, những thuật ngữ hằng hải, hay rộng hơn là tinh thần của những người đi biển, hoàn toàn xa lạ và trống vắng trong ngôn ngữ, trong tâm trí người Việt. Giống như chúng ta đang có một khoảng trống cực lớn trong tâm hồn chỉ có thể bù đắp bằng cách mở rộng tầm mắt ra, đọc xem họ đã làm những điều ấy như thế nào! Tất cả những cuộc phiêu lưu đều bắt đầu từ những cuốn sách đầy cảm hứng này, hãy bảo đảm là chúng luôn khô ráo trong suốt các chuyến hải hành của mình! 😀

Một số tựa sách sailing lý thú:

seafarers – 20, Alain Gerbault

lain Gerbault served in the France’s Air Force during the WWI, become the French tennis champion later, before going to sea. In 1921, he purchased the Firecrest, an 39 – foot racing gaff sloop, learn sailing for a while, then 2 year later, single – handedly crossed the Atlantic. For this feat, he was awarded the Légion d’honneur. Continue onward, he finally made his way home, 1929, completed a circumnavigation, became the first French to do so! He then built a new boat, a 34 feet named Alain Gerbault with which he wandered the South Pacific, hopping from island to island for the rest of his life. He wrote several books about life on the islands, and criticising the modern western way of life.

lain Gerbault là phi công không quân Pháp trong thế chiến thứ nhất, sau đó là nhà vô địch quần vợt Pháp, trước khi hướng ra biển. Năm 1921, Gerbault mua chiếc thuyền đua 39′ Firecrest để học cách vận hành, rồi 2 năm sau một mình vượt Đại Tây Dương với nó. Với thành tích này, ông được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Tiếp tục cuộc hành trình, ông cuối cùng cũng quay về nhà năm 1929, hoàn tất 1 vòng quanh quả đất, và là người Pháp đầu tiên thực hiện được điều đó! Ông đóng một chiếc thuyền mới, dài 34 feet, đặt tên là Alain Gerbault, rồi với nó, ông lang thang khắp các đảo Nam Thái Bình Dương trong suốt phần đời còn lại! Ông viết một số tựa sách về cuộc sống trên các đảo, và chỉ trích lối sống của xã hội phương Tây hiện đại!

seafarers – 19, Evgeny Gvozdev

vgeny Gvozdev is the only Russian to complete two circumnavigations. The first on his 5.5 m Lena, from 1992 to 1996 and the second from 1999 to 2003, on a much smaller boat, the Said, 3.6 m, built on his apartment’s balcony. He did it the Russian way: no motor, no autopilot, no GPS, no water distiller, no radio set, no satellite phone, no solar battery, nothing… just a compass and a sextant. That left modern seamen open – mouthed with astonishment! He died of a head injury on his 3rd attempt to go around, aged 74.

vgeny Gvozdev là người Nga duy nhất hoàn tất 2 lần vòng quanh thế giới. Lần đầu trên con tàu 5.5 m tên Lena (1992 – 1996), lần thứ hai (1999 – 2003) trên con tàu Said, 3.6m mà ông tự đóng trên ban công căn hộ của mình. Ông làm điều đó theo cách của người Nga: không động cơ, không hệ thống lái tự động, không GPS, không máy lọc nước biển, không radio, không điện thoại vệ tinh, không năng lượng mặt trời… không có gì ngoài 1 la bàn và 1 kính lục phân! Những thuỷ thủ hiện đại chỉ biết há hốc mồm vì kinh ngạc! Ông chết vì một chấn thương đầu trong lần thứ 3 đi vòng quanh thế giới, hưởng thọ 74 tuổi!