serenity-2, part 1

ust write some brief descriptions, not elaborate into details about building my new boat: Serenity-2. It’s already the 7th kayak that I’ve built, there’s not much new things to talk about, the same steps, the same techniques. First is about the design, a 15.5′ hull, in addition to a very curvy shape, turns into something I’ve found comfortable when having to ride waves, though speed in a long run wouldn’t be best for sure! The boat is not built for surfing neither, I just feel the need for some controllability when caught in gales which happen very often during the monsoon season here in VN! Those gales could be mild, but sometimes it could bring much troubles with waves in exceeding 1m in height!

The quite narrow (50 cm), deeep-V, curvy hull with lots of rocker offers a good ride in turbulences, but it also comes with an inherent weakness, the Cb (block coefficient) is only 0.36, that’s why I added a built-in skeg to help with directional stability! The skeg is built into the bottom-aft section, protruding 10cm under the hull, about 1m long, and going all the way into the rudder post! The rudder is meant to be auxiliary, its small blade (8 x 40cm) is deployed only under unfavorable conditions! Normally, I would prefer to paddle with the rudder retracted! Designed Cp (Prismatic coefficient) is around 0.5 when fully loaded, which signifies that this is clearly a touring boat, with the maximum load at 155kg.

155kg seems to be a big number, but me myself is already 77kg, plus the boat final weight would be around 27kg (it’s sturdily built for “expeditions”), so you could carry less than 50kg of provisions! Paddling in tropical climate consumes lots of fresh water, I usually carry onboard about 20~22 liters, enough for 5~6 days. For trips longer than a week, obviously I would need to plan a stop somewhere to replenish the water supply! Luckily (or unluckily), VN is a extremely-over-populated country, it’s quite easy to make stops along the shores to seek for goods, foods, and other services! With experiences from the previous built, Serenity-2 is slightly re-designed to be easier to roll, with a less full deck!

Believe me, being able to roll is a huge psychological aid, though I also think it’s rarely needed in reality, unless you do rock-n-roll! During those long hours of paddling, you would waste a fair share of your metal energy to read the tides, the weather, making estimations, predictions, decisions, propose to yourself plan A, plan B, etc… lots of uncertainties, anxieties and procrastinations. Having some more skills in your techniques-bag makes much differences and boost the tenacity very much needed to complete those long mileage! Plus, all my past and future trips would be all alone, there’s just me, so I have to prepare for any situations by myself, would need to spend some effort horning my rolling skills!

workshop, 2

ối nay làm một vòng xe đạp khoảng 40 km về, trời thật mát mẻ, dễ chịu… Thời tiết mà cứ như thế này thì đạp xe cả trăm km cũng sẽ không thấy mệt lắm! Cái xưởng đã dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp lại ngăn nắp, đâu vào đấy, xoa tay hài lòng! Mấy chiếc xuồng cũ đem ra rửa sạch, kiểm tra lại một vòng, vẫn chưa thấy có hỏng hóc gì đáng kể!

Vấn đề kinh khủng nhất với một cái xưởng mộc là… bụi mịn! Bụi hạt lớn, mạt cưa chỉ cần quét sạch là xong! Nhưng bụi siêu mịn thì thua, ngay cả máy hút bụi cũng không làm gì được! Chỉ có cách là quét dọn xong dùng vòi phun nước mạnh rửa trôi hết! Chuẩn bị đóng chiếc kayak kế tiếp Serenity-2, em thề đây sẽ là chiếc kayak sau cùng! 😀

thứ 6, 2

uốt hơn nửa năm, không đả động gì chuyện xuồng, bè… mà chuyển qua xe đạp, xem như một hình thức cross – training. Thực sự, tập một môn khác rất có lợi ích, nói gì thì nói, cơ chân là phần cơ lớn nhất trên một cơ thể, cách nhanh nhất để thúc đẩy hệ tuần hoàn và tim mạch là tập chạy, hay đạp xe, riêng em thì chọn đạp xe, nó nhẹ nhàng hơn! Nhưng không phải là đã quên xuồng đâu! Với chiếc Serenity, đã khá là “mãn ý” rồi, tuy nhiên vẫn có một vài vấn đề mới phát sinh. Thứ nhất là giờ đã nặng đến 80kg rồi, nặng hơn trước đến 10kg, cộng với lượng hàng chở theo dự tính cũng sẽ nhiều hơn trước!

Đem cái thiết kế cũ ra sửa lại chỉ chút xíu, dịch chuyển 1 điểm đi chỉ 1cm, công năng không thay đổi bao nhiêu nhưng lượng choáng nước – displacement tăng từ 130 lên 150 kg, đủ cho mục đích sử dụng. Thứ đến nữa là 2 cái nắp khoang thi công không đạt yêu cầu, dùng một thời gian ván cong, vênh chỉ 1, 2 mm nhưng đã đủ để rò nước! Riêng về chuyện này, không biết bao nhiêu là đêm thức trắng suy nghĩ! Nói thật, ai mất ngủ, đau đầu vì chuyện gì to lớn, chứ riêng với em, chỉ có rò rỉ nước mới là nghiêm trọng, cứ tưởng tượng ra ngoài kia mới lăn lộn (roll) có 2, 3 vòng đã vào đầy nước! Nhưng cũng đã có giải pháp… 🙂

new cart

hững ngày bị giãn cách XH vì Covid-19 (hình như là hơn 2 tháng), ở nhà làm rất nhiều phụ kiện thuyền bè nhưng lười post lên Face, làm 2 cái mái chèo mới bằng tre, thanh tre chẻ ra, cán cho dẹt và ghép lại, bào thành mái chèo. Với khối lượng riêng dưới 0.7 (kg/liter) tre nhẹ tương đương những loại gỗ thông thường nhưng bền hơn nhiều!

Làm thêm một cái xe đẩy mới, 2 bánh cao su đặc, có thể tháo dễ dàng thành 3 mảnh nhỏ bỏ vào trong khoang. Bánh nhỏ này tuy hơi khó đẩy đi trên địa hình cát, nhưng trên đất cứng hay đường nhựa thì không vấn đề gì, cứ gá hờ hờ vào đuôi thuyền và đẩy đi, cũng không cần phải buộc dây lại! Và cả mấy cái bóng đèn LED, vừa gắn lên thuyền xong!

led bulbs, 2

ó người hỏi sao xài cái bóng bé xíu vậy, làm sao đủ sáng? Làm vài phép tính là biết ngay… hiện tại trên xuồng có 9 cell pin 18650 (dự định sẽ nâng cấp thành 12 cell), tổng dung lượng là 20 Amph, mỗi bóng 2W, trước sau tổng cộng 3 bóng, tổng công suất tiêu thụ là 6W.

Số giờ xài được theo lý thuyết sẽ là: 20(Ah) * 12(V) / 6(W) = 40(h), nhưng đó là danh định (nominal), thực tế cứ lấy số quảng cáo chia 2 được 20h, tức là chưa tới 2 đêm thắp sáng liên tục, hoặc 10 ngày nếu mỗi tối dùng 2h. Con số 10 ngày cũng là “dự trữ hành trình” ước định…

led bulbs, 1

ấn đề rất phiền là chuyện waterproof – chống thấm nước cho mấy ngọn đèn trên chiếc kayak! Dù cho có IP-xx bao nhiêu mà đem lên chiếc xuồng là chẳng thọ được mấy bữa! Không phải chỉ là thấm nước, phần nữa là độ bền nhiệt! Giữa trưa nắng đến 40 độ, nhiệt độ tích tụ trên bề mặt có khi lên hơn 60, xoay cái xuồng lật úp xuống nước là kha khá nhiều thứ bị… sốc nhiệt! Cái máy ảnh Canon đang xài, pin hơi cũ, cứ lật xuống nước là cục pin nó sốc, bật không lên nguồn, phải đợi một lúc nó mới “hồi” lại!

Cứ ngâm nước rồi phơi nắng, rồi ngâm nước, rồi lại phơi nắng chừng vài tuần là các thể loại IP-xx lên đường hết! Đó là còn chưa kể các khoản vận động va chạm, ăn mòn muối biển… Mua bóng LED về tháo ra, hàn chì lại cho chắc chắn, rồi bơm keo vào cố định mọi thứ bên trong, ráp lại, gắn vào trên cái đế gỗ tròn nhỏ, cuốn băng keo quanh cục gỗ, rồi lại bơm epoxy vào đóng thành một cục keo to bảo vệ bên ngoài! Đợi keo khô, gọt tỉa, đánh bóng, trở thành mấy cái bóng LED dùng được thậm chí là dưới nước! 🙂

100/24

ốn mùa tuần hoàn, từ mấy ngày trước đã ngửi được mùi hơi nước trong không khí, báo hiệu mùa mưa đang đến, đã nhận thấy áp suất thay đổi thông qua 2 cái “khí áp kế” là… 2 cái lỗ tai! Luôn có những vận động âm thầm, nhẹ nhàng len lỏi mà chỉ những giác quan thính nhạy như chó mới phát hiện ra được! 😃

Vận động và đổi thay, chấm dứt sự ù lỳ mang tên Covid! Trong tương lai gần thì phục hồi hậu Covid vẫn chưa thông suốt ngay được! Dự kiến là năm nay không làm hành trình nào đi xa cả, chỉ ở nhà làm việc, tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật brace & roll! Đang nghĩ về cái thử thách 100/24 – chèo 100km liên tục trong 24 tiếng!

kayak techniques, roll, 4

hớ lại những lần đầu tiên, chẳng có gì phải giấu giếm, là tôi rất nhát, rất sợ cảm giác lật thuyền, đang yên ổn, khô ráo, tự dưng cắm đầu xuống, sặc nước và hoàn toàn không có khả năng cứu vãn tình thế! Nhưng đôi khi cứ phải lật một cái, cứ phải xoay qua một cái ngưỡng, rồi chuyện mới khác đi được! 🙂

Đến nay thì có thể nói phần lớn các kỹ thuật của kayak đều đã thành thạo, đương nhiên vẫn phải tiếp tục tập cho nhuần nhuyễn hơn nữa, ví dụ như các động tác bên tay phải vẫn chắc chắn và chuẩn hơn bên tay trái, mặc dù tôi vốn thuận tay trái (cái này cũng phải xem lại, có khi là kiểu người… không thuận tay nào) 🙂!

kayak techniques, roll, 3

ayak techniques, roll, 3… giờ thì những cú xoay 3, 4, 5… vòng liên tiếp đã trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng! Đương nhiên không gian tập luyện vẫn khác thực tế, khi sóng đánh thuyền lật xoay nhiều vòng! Thực tế, phản xạ cần phải nhanh và nhuần nhuyễn: đánh giá tình hình, áp dụng kỹ thuật hợp lý để lật ngược lại thuyền khi bị sóng đánh úp!

Nên vẫn còn phải tập luyện nhiều hơn, để các động tác trở thành “muscle memory – trí nhớ cơ bắp”, tự động áp dụng trong tình huống thực tế! Nhưng một khi đã làm được rồi bên trong sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn rất rất nhiều, các động tác đã trở nên mềm mại và tự nhiên, không còn căng cứng, thiếu hợp lý do nỗi lo sợ bên trong nữa! 😀

kayak techniques, roll, 2

hời tiết những ngày sau Tết bắt đầu viêm nhiệt, tốt nhất là ra sông chơi trò “con sứa” 😀! Những lần full – roll đầu tiên, giờ thì đã bảo đảm roll 100% thành công, có điều, động tác vẫn có gì đó chưa thuần thục!

Chắc chắn một điều là người như mình không làm nghề phi công được, vẫn có chỗ “lấn cấn” khi xoay 360 độ, một khi “thế giới đảo ngược” là nhất thời không phân biệt được trái phải, không định hướng được hành động… 😢