timur và đồng đội

Timur và đồng đội, tác phẩm ưa thích lúc còn là một cậu bé… tiểu thuyết khởi thảo năm 1939 và phát hành năm 1940, thật trùng hợp là ngay trước thềm chiến tranh thế giới lần 2. Một “hội kín” của những cậu bé 13, 14 tuổi, chuyên làm những việc tốt trong vùng, giúp đỡ người già, người khốn khó, đấu tranh chống lại các phần tử lưu manh. Dần dà hình thành nên một “tổ chức”, tổng hành dinh (Stavka – nghĩa đen là “cái lều”, “hành” (di động) dinh”, sở chỉ huy trong các chiến dịch quân sự) đặt trên một cái gác xép, có hệ thống quan sát và đường dây điện thoại tự thiết kế riêng để huy động, điều phối lực lượng lúc cần!

Truyện phát hành dưới dạng kịch nói qua sóng radio, tinh thần của nó đã góp phần huy động hàng triệu thiếu niên nhỏ tuổi tham gia các công việc có ích trong vùng, để người lớn nhập ngũ chống Phát – xít. Có thể một số người cho rằng văn học Xô – viết có phần giáo điều, những tôi lại thấy khác. Qua cuốn sách này để hiểu thêm về văn hoá và tâm hồn Nga, hiểu tại sao một đất nước chỉ có 85 đàn ông trên 100 phụ nữ, vì đàn ông họ làm quá nhiều việc khó khăn, điên rồ và liều lĩnh! Không như ở cái xứ Vịt kia, dư dôi ra đến gần 115 đàn ông trên 100 phụ nữ, suốt ngày chỉ có ăn nhậu, bolero và làm mấy cái trò lưu manh lặt vặt!

the second waltz

Chương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse số 2” – nhạc phim Liên Xô 1955, “Thê đội số 1” (The first echelon). Đang tìm hiểu một chút về Dmitri Shostakovich, một thể loại âm nhạc phức tạp như chính thời đại ông ta sống: hoành tráng nhưng sa đà vào quá nhiều chi tiết, lãng mạng và say mê nhưng đôi khi vụng về, thô kệch một cách cố ý!

saakashvili

Những ngày tháng 8 này, 14 năm trước, Mikheil Saakashvili, tổng thống Georgia (Gruzia) phát động cuộc chiến với Nga, ông ta hô hào biến Gruzia trở thành tiền đồn chống Nga, pháo kích làm chết hàng ngàn dân thường, trong đó có khá nhiều người Nga! Tổng thống Nga lúc đó, Medvedev, lấy cớ bảo vệ người gốc Nga, đã nhanh chóng điều quân, chỉ trong 5 ngày đã dẹp tan chống đối, nhanh đến mức NATO còn chưa quyết định thống nhất được phải bày tỏ thái độ như thế nào! Hình ảnh Saakashvili nhai cà vạt trong lúc điện đàm trực tiếp với tt. Medvedev đã trở thành trò cười cho thiên hạ! Đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa hiểu được bằng một cách thần kỳ nào đó mà Mikheil Saakashvili, mới có 36 tuổi, lại có thể trở thành tổng thống Gruzia! Nhưng sự thần kỳ vẫn chưa dừng lại ở đó…

Sau thất bại tại quê nhà, gom góp được một mớ kha khá và bỏ xứ lưu vong, Saakashvili đến Ukraine và lại bằng một cách thần kỳ nào đó, không những trở thành công dân Ukraine mà còn trở thành toàn quyền Odessa! Đến lúc này, mọi người mới tỉnh ra, hoá ra Saakashvili chính là “toàn quyền lưu động” của… Mẽo! Và Mỹ hết lần này đến lần khác, tìm cách biến các nước xung quanh trở thành tiền đồn chống Nga, khác chăng lần này Nga ra tay trước, và cũng may cho Ukraine là tt. Putin là người tương đối mềm mỏng và hành động theo “luật”, nếu gặp phải các thành phần “diều hâu” Nga thì chiến sự đã giải quyết từ lâu! Post nhân ngày quốc khánh U-cà, ai lại đi đặt tên bài quốc ca kỳ cục như thế: “Vinh quang và tự do của Ukraine vẫn chưa mất hẳn” (Glory and freedom of Ukraine has not yet perished)!

3-K

Một bức ảnh cũ, bên trái là Sergei Korolev, Kiến trúc sư trưởng chương trình Tên lửa vũ trụ, ở giữa (râu dê) là Igor Kurchatov, Kiến trúc sư trưởng chương trình Vũ khí hạt nhân Liên Xô, hai ông lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí! Nhưng cả 2 đều đã không thể thành công nếu thiếu người bên phải: Lý thuyết gia trưởng – chief theorist, Mstislav Keldysh, người làm công tác “bảo đảm toán học” cho các công trình nghiên cứu!

Bộ 3-K này (Korolev, Kurchatov, Keldysh) là tập hợp đỉnh cao trí tuệ Xô-viết, quan trọng nhất là Keldysh, một con người kỳ lạ, thiếu ông ta thì bom hạt nhân đã không nổ, và tên lửa đã không bay! Thực tế, cả 2 cơ quan cấp bộ: Tên lửa chiến lược và Vũ khí hạt nhân đều không chịu “nhả” Mstislav Keldysh, một tuần ông ta làm việc 3 ngày cho bộ này, 3 ngày cho bộ kia, và 3 lần nhận danh hiệu Anh hùng lao động Xô-viết!

tuổi thơ dữ dội

Có chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở một quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó cứ như là đã nghe ai đó đã kể rồi, đọc xong thì mới hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Và chuyện được mô tả trong sách chính là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là trung đoàn 101, sư 325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

rabota

Giờ thời đại thông tin mở, nên mọi người còn biết đôi chút về chúng, những thành phố Nga bí mật, các trung tâm luyện kim, sản xuất thép, xe tăng, các thành phố chuyên nghiên cứu, chế tạo vũ khí, tên lửa, năng lượng hạt nhân. Đến tận 2017, họ mới bắt đầu có internet và mới được đi nghỉ hè ở nơi khác, còn trước đó là những địa chỉ không tồn tại trên bản đồ, tất cả chỉ là một con số, số hộp thư bưu điện! Dĩ nhiên đổi lại sự biệt lập đó là khá nhiều ưu đãi về lương, thưởng! Cần internet làm gì, khi mà với chừng đó chất xám, họ tự tạo ra được sự khác biệt?!

Khi con người ta đã tạo được những giá trị tự thân thì họ đâu có bị tiêm nhiễm bởi ba cái tào lao xịp bợp trên net!? Từng có hơn 100 thành phố bí mật, an ninh ra vào kiểm soát nghiêm nhặt, ngày nay, nước Nga vẫn duy trì khoảng hơn 40 thành phố như thế, nhưng đương nhiên, tương đối cởi mở hơn trước! Có một thời, và đến tận bây giờ vẫn vậy, người Nga cứ mở miệng ra là: Работа – Rabota – làm việc, làm việc, làm việc! Một dân tộc lớn, cái lớn đầu tiên là ý thức, phẩm chất của mỗi con người, tự mình tạo dựng nên giá trị, thay đổi cuộc sống, thay đổi lịch sử!

lỡ chuyến tàu

Khi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại với nhau, uống trà chiều, thảo luận công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động bình dân không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới sang trọng, đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, thậm chí là gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà là tơ lụa và gấm vóc, cũng lại từ TQ! Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành CM Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi ra! Đó là chuyện mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng nên những xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn, đập chết thằng “chủ nợ” để xù nợ, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách ku Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay là chuyện “ý thức hệ” gì cả! “Chuyến tàu” đã bắt đầu khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, đã tăng tốc đến mức không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị ăn rất nhiều gạch đá chứ phải!

cossacks – 3

Nhìn thấy trong diễu hành 9/5 trên quảng trường Đỏ năm nay là 2 nhóm cossack khác nhau, một nhóm xanh (Terek cossack) và một nhóm đỏ (Don cossack), nhưng thực ra chỉ là những nhóm đại diện, vì nước Nga có rất nhiều cộng đồng Cossack khác nhau, như Don cossack đang tham gia khá nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, còn các nhóm Cossack khác chỉ gởi… tượng trưng 1, 2 trăm người! Các nhóm Cossack này, ngoài điểm chung là chia sẻ một phần văn hoá Nga và tiếng Nga ra, còn lại có nhiều điểm khác biệt, họ đôi khi nói những ngôn ngữ phụ khác nhau, hoặc bao gồm cả những sắc tộc không phải người Nga.

Nên Cossack chính xác là gì thì khó mà định nghĩa cho rõ được, chỉ có thể nói chung chung đó là một văn hoá, cách sống! Don Cossack và đám “đầu bò đầu bứu” Chechen là những gì phương Tây đang nhìn thấy, nhưng đúng như Putin nói, Nga thậm chí còn chưa đánh một cách nghiêm chỉnh! Khi nào mà người Nga gởi những đơn vị Siberian Cossack đến thì họ mới thực sự là “nghiêm chỉnh”… Sinh tồn trong một không gian siêu khắc nghiệt, những đơn vị Siberian Cossack nổi tiếng, thành danh từ trong WW2 vì sự lì lợm đáng sợ của họ, như được mô tả trong bộ phim “The 321st Siberian”, sư đoàn Siberia số 321!

hói

CIA Mỹ, sau nhiều năm dày công nghiên cứu, đã phát hiện ra quy luật “chấn động” về các lãnh đạo Nga – Xô suốt hơn 150 năm qua, ngay từ thời các Sa-hoàng, đó là quy luật luân phiên giữa đầu hói và đầu có tóc! Ví dụ như Sa-hoàng Nicholas-1 hói đầu thì kế vị sẽ là Alexander-2 có tóc, và tiếp theo là Alexander-3 hói đầu, sau nữa là Sa-hoàng Nicholas-2 có tóc!

Tương tự vậy, vì Lenin hói đầu nên Stalin có tóc, mà Stalin có tóc thì kế tục là Krushchev hói đầu, và tiếp theo đương nhiên là Brezhnev có tóc! Gần đây hơn thì Gorbachev hói đầu nên Yeltsin có tóc, vì Yeltsin có tóc nên Putin sẽ hói đầu, mà vì Putin hói đầu nên Medvedev lại có tóc, rồi quay lại Putin hói đầu… cứ như thế tuần hoàn thay đổi!

hoả tuyến

Chương trình phim ảnh Xô-viết cuối tuần… có người hỏi tại sao mình lại thích phim ảnh LX cũ và Nga mới… đương nhiên ngoài các yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hội, âm nhạc… kể ra thì nhiều lắm, nhưng trước hết, phim ảnh cũ cho mình cái cảm giác, từ dùng như người ta hay nói là: sense-of-purpose, một cảm giác sống có mục đích.

https://www.youtube.com/watch?v=8ptU1Jvca9c

Nhớ lại một thời cuộc sống khó khăn hơn bây giờ nhiều, nhưng chính vì thế mà con người ta tập trung tâm trí vào những việc quan trọng, không có thời gian, không có phương tiện để mà “rửng mỡ” như XH hiện đại, một đám lao nhao nhiễu sự, một lũ lau chau ngoài “cái tôi” vật vã và thiển cận ra chẳng còn tự thấy được cái gì khác…

chiến tranh và hoà bình

Tiếp tục chương trình điện ảnh Xô-viết, 3 tập, tổng cộng 6h của bộ phim kinh điển: Chiến tranh và Hoà bình – Mosfilm! Đến tận giờ, vẫn có chút nuối tiếc vì ngày trẻ không đọc nhiều văn học Nga lắm. Lại ghét những gì suy nghĩ cao siêu, chỉ thích cái gì thực tế, cụ thể (kiểu như Pie đệ nhất)! Không như con em gái tôi, nó thì: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina, Anh em nhà Karamazov, Eugene Onegin… cái gì cũng đọc!

Hàng chục ngàn trang, từ nhỏ nó đã nổi tiếng là con mọt sách trong nhà! Còn thằng anh nó vẫn luôn nhìn sách vở bằng thái độ nước đôi, hai mặt, vì đã thấy vô số thử bị “quỷ ám” do “đọc sách” mà ra! Thế nên không thấm Lev (Tolstoy) nổi, mà chỉ thích Alexei (Tolstoy). Nói về tính cách, tâm hồn Nga, chỉ cần đọc 4 tựa sách bên trên là đủ biết họ quan tâm những điều gì rồi: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina!

Sergei Aleshkov

Chương trình điện ảnh Xô – viết cuối tuần… post trước là phim về người chiến sĩ Hồng quân già nhất, hôm nay là phim về người chiến sĩ Hồng quân trẻ nhất, cả hai đều là những nhân vật lịch sử có thật! Cậu bé 6 tuổi Sergei Aleshkov, toàn bộ gia đình đã bị Phát – xít Đức sát hại, hoảng loạn đi lang thang trong rừng và được các chiến sĩ Trung đoàn Cận vệ 142 nhận nuôi!

Như người ta hay nói, tức là son – of – the – regiment, cậu bé hoạt động như một thành viên trung đoàn, làm nhiệm vụ liên lạc, tham gia cứu thương và góp phần tạo nên nhiều chiến công. Về sau, được tướng Chuikov tặng một khẩu Browning và gởi đi học trường thiếu sinh quân Suvorov. Trong thành phần QĐND VN cũng không thiếu các “con – trai – của – trung – đoàn” như thế!


Nikolai Morozov

Hóng xem đủ các tập phim Ded Morozov, phim dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, Nikolai Alexandrovich Morozov, gốc gác từ một gia đình đại địa chủ, suốt đời hoạt động lật đổ chế độ Sa-hoàng! Tổng cộng ông ta ngồi tù 25 năm, nhưng cũng nhờ thời gian ở trong tù đó mà trở thành nhà bác học, tự học 11 ngôn ngữ, xuất bản nhiều công trình sách vở, và trở thành viên danh dự Hội hàn lâm Xô-viết, mặc dù chưa bao giờ gia nhập Đảng cộng sản.

Năm 1942, ở tuổi 88, Nikolai Mozorov tình nguyện nhập ngũ tại Leningrad, đây có thể là người lính Xô-viết già nhất lịch sử. Người ta không cho ông già gân ra trận, nhưng ông cứ cương quyết, thậm chí doạ kiện lên Stalin! Cuối cùng thì người ta cũng cho ổng được ra trận thử… một tháng! Một tháng với vai trò lính bắn tỉa, tiêu diệt hơn một chục quân địch! Ông vẫn tiếp tục sống để chứng kiến Phát xít Đức sụp đổ, và chỉ qua đời sau đó, năm 1946 ở tuổi 92!

điện báo

Post cho một số bạn trẻ bây giờ hiểu “điện tín – điện báo” là cái gì, chứ không lại bảo: “Telegram là phần mềm gởi tin nhắn, Telegraph là tên của một tờ báo của Anh…” Nhớ những năm 198x, bà mẹ tôi đi học Bác sĩ chuyên khoa 1 ở Hà Nội, lâu lâu vẫn gởi điện báo về nhà, cái loại chữ “telex” mà đứa con nít như tôi lúc đó, dù đã biết đọc, vẫn không cách nào đoán ra được nghĩa là gì! Ban đầu là có người cầm ma-níp (manipulator) gõ mã Morse tic tè, tic tè…

Về sau được tự động hoá bằng máy, đầu gởi gõ trực tiếp ABC (máy tự động chuyển thành mã Morse), ở đầu nhận tự động chuyển ngược thành ký tự ABC và in ra trên một cuộn giấy thông qua một cái “máy đánh chữ” (như trong hình). Sau đó người ta xé đoạn băng giấy đó ra, dán thành nhiều hàng lên một tờ giấy và đi phát cho người nhận! Tiếc là không còn tìm được hình minh hoạ nào bằng tiếng Việt có mã telex (nguồn gốc của kiểu gõ telex trên máy tính ngày nay).

altai

Liên Xô là nước vận hành mạng điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, cỡ 1961, và đến 1965 thì phủ sóng trên hầu hết các thành phố lớn. Hệ thống Altai còn được dùng cho đến tận ngày nay, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Có nhiều hình thức khác nhau, có những thiết bị chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay, nhưng thiết bị chuẩn to bằng cái valy nhỏ, nặng 3kg và có tầm liên lạc khoảng 80km. Hơn 10 năm sau nữa thì hệ thống mobile phone đầu tiên mới ra đời ở phương Tây! Phải dùng đúng chữ là “mobile phone” chứ không phải “cell phone”, vì nó không có cell, không dùng trạm tiếp sóng, chỉ có tổng đài để chuyển mạch! Đây không được xem là công nghệ được bảo vệ, giới quân sự Nga không quan tâm vì nó không bảo mật, chỉ nên dùng trong các tình huống khẩn cấp! Lý do vẫn được dùng đến ngày nay là vì… cần bao nhiêu trạm tiếp sóng GSM để bao phủ được diện tích nước Nga!?

Đáng chú ý vì từ sớm, 195x… đã có ý tưởng về một thiết bị liên lạc phục vụ xã hội dân sự, kết nối cá nhân với cá nhân, dù chưa có tính năng bảo mật (GSM ngày nay cũng không phải đã bảo mật hoàn toàn). Hơn nữa là tầm liên lạc khá rộng, phù hợp với các hoạt động dã ngoại, các hành trình trong tự nhiên hoang dã. Đương nhiên so với ngày nay, khối lượng 3kg là vấn đề phải suy nghĩ, nhưng không phải ở đâu, các trạm tiếp sóng GSM cũng có thể vươn tới! Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, mỗi lần nhận gởi điện tín Telex (các bạn trẻ bây giờ chắc không còn biết Telex là cái gì) là phải đếm từng chữ, thông điệp viết ra phải suy nghĩ kỹ, đắn đo từng chữ! Thế nên thông tin nó… quý giá! Chúng ta đang sống trong một thời đại… dư thừa thông tin, thừa đến mức “lộng giả thành chân, trắng đen lẫn lộn”, thông tin càng nhiều thì tâm hồn con người càng hỗn loạn, “vô minh” mà thôi!

trung đoàn tiêm kích

Coi nhiều đến độ học được một chút ngôn ngữ luôn, phim ảnh Nga – Xô-viết có mấy từ rất dễ nhận biết, 2 từ thường được nghe thấy nhiều nhất là: Davai (давай, let’s go) – đi thôi, và Zamnoy (За мной, follow me) – theo tôi! Haiza, những dân tộc không biết ngừng nghỉ… đôi khi cũng thật đáng sợ! Bộ phim truyền hình 24 tập khá kinh điển: Trung đoàn tiêm kích, đã có phụ đề tiếng Việt!

mã tộc

Tưởng tượng một ngày kia, WW3 – thế chiến lần thứ 3 nổ ra, nhân loại có lẽ sẽ bị chia thành 2 phe: “thuỷ tộc” (水族) và “mã tộc” (马族)… Thuỷ tộc đương nhiên mạnh về thuyền, sở hữu cả hơn 10 chiếc tàu sân bay, thỉnh thoảng cũng nhảy lên đánh bộ. Còn Mã tộc đương nhiên mạnh về ngựa, chiến xa có hàng chục ngàn cỗ, nhưng cần thuỷ chiến cũng không phải là tệ!

Thuỷ tộc mềm dẻo như nước, lấy lòng tham của con người, lấy kinh tế thị trường và chủ nghĩa tiêu dùng hàng hoá vô tội vạ làm ý tưởng chủ đạo. Còn Mã tộc cứng rắn như sắt, nhiều lần thực hiện biến pháp cải cách xã hội, nỗ lực cứu lấy tâm hồn và hạn chế lòng tham của con người! Đáng lo ngại nhất vẫn chỉ là cái xứ sở: bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền kia mà thôi…

pavel belov

Pavel Belov, vị tướng Nga rất nổi tiếng trong WW2, nói theo ngôn ngữ ngày nay là liên tục lên bảng tin chiến sự nóng hàng ngày của Phát-xít Đức, tư lệnh một quân đoàn kỵ binh Nga… Vâng, chính là hành quân và đánh nhau bằng ngựa, giữa một thời đại đã cơ giới hoá cao độ, xe tăng, máy bay không thiếu thứ gì, mà vị tướng Nga người Đức ngưỡng mộ nhất lại là kỵ binh!

Belov có những chiến dịch kéo dài cả nửa năm sau lưng quân Đức, ngựa có thể đi được những địa hình băng tuyết, núi non mà xe tăng không đi được! Lương thực thì dựa vào dân, vũ khí thì máy bay thả dù xuống, ông ta làm cho người Đức mất ăn mất ngủ! Cái hay của người Nga là họ vận động thực tế, chứ không có “mất internet tức là mất nhận thức về thực tại”!

bolshevik

Sau khi Sa-hoàng Peter-3 chết, có người mạo danh, lan truyền tin đồn rằng mình chính là Peter-3 còn sống, đó là Yemelyan Pugachev, người đã nổi dậy chống lại chính quyền nữ hoàng Catherine-2. Sau khi Sa hoàng Alexander-1 chết cũng vậy, lại có tin đồn rằng ông ta thực ra chưa chết, mà chỉ đi tu dưới cái tên mới Feodor Kuzmich. Suốt thời phong kiến, gần như lúc nào cũng có tin đồn như thế, để người ta nghi ngờ tính “chính danh, chính thống” của người cầm quyền kế nhiệm!

Gần đây phương Tây lan truyền tin đồn Putin thật đã chết rồi, ở đó chỉ là người đóng thế thôi! Mấy cái mánh mẹo lặt vặt thiểu năng, suốt từ thời Trung Cổ cứ làm hoài, người ta thuộc luôn bài, nói xàm xàm nhưng vẫn có người tin, dân trí là như thế đó! Nên “dân chủ” phương Tây có tốt không? Đương nhiên là tốt chứ, có điều… chỉ tốt với phương Tây mà thôi! Đừng quên 2tr người VN đã chết vì bom đạn Mỹ! Chú thích: là bức tranh “Bolshevik” của hoạ sĩ Nga Boris Kustodiev!

cừu đen

Chương trình phim ảnh cuối tuần… Tháng 6, 1941, nước Đức Phát-xít tiến hành chiến dịch Barbarossa đưa quân vào lãnh thổ Xô-Viết, quân đội Liên Xô thiếu chuẩn bị, nhanh chóng gặp nhiều thất bại và liên tục buộc phải rút lui, lần lượt phải bỏ cả Kiev, bỏ Kharkov (Ukraine bây giờ)… một trại giam được lệnh sơ tán về tuyến sau.

Trong trại toàn thành phần bất hảo, như người ta thường nói, các con “cừu đen” giữa bầy cừu trắng! Trong khung cảnh hỗn loạn của chiến tranh, một số tù nhân vượt ngục, họ bị kẹp giữa 2 bên: một bên là NKVD truy lùng tội phạm, và bên kia là quân Đức xâm lược! Những “cừu đen” này sẽ hành động như thế nào trước thời cuộc!?