Korobeiniki

hắc một số vị “trung niên” vẫn còn nhớ, chính là cái âm thanh phát ra từ trò Tetris trên máy chơi game cầm tay Nintendo Gameboy lừng lẫy một thời! Đó chính là một bài dân ca Nga: Korobeiniki, bản nhạc có những motif lặp đi lặp lại đơn giản, cộng với khả năng thay đổi tempo – tốc độ dễ dàng làm nó rất thích hợp với game Tetris này!

Tetris được phát minh bởi Alexey Pajitnov, 1984, kỹ sư phần mềm của Viện hàn lâm KH Xô-viết (về sau di cư sang Mỹ làm việc cho Microsoft). Người ta thường châm biếm đây là game mà các Kulak chơi sau một ngày miệt mài đi “xếp gạch” trong Gulag 😅! Korobeiniki còn ảnh hưởng nhiều đến các game khác, ví dụ như Red Alert 3 Soviet march!

rasputin

hương trình âm nhạc… cuối tuần! Bài hát rất xưa cũ của Boney-M, chắc cũng nhiều người vẫn còn nhớ: Ras-Putin – 1978! Theo tôi, đây chắc chắn là bài hay nhất của Boney-M: câu cú, bố cục đều rất chân phương rõ ràng, bass rất hay, hiếm có loại nhạc disco nào như thế!

Có điều cái intro nghe có vẻ Trung Đông chứ ko phải Nga! Phương Tây hình dung về nước Nga vẫn như kiểu qua một bức màn sắt, họ vẫn cố tìm hiểu, diễn giải! Hiểu một nền văn hoá là lắng nghe, trãi nghiệm, không phải chỉ đọc lớt phớt một đôi dòng văn bản mà hiểu được! 🙂

There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
………
Oh, those Russians!!!

trịnh quốc cừ

ăm 247 TCN, Doanh Chính lên ngôi Tần vương, nước Tần bắt đầu kế hoạch Đông-xuất, tiến quân về phía đông qua ải Hàm Cốc, tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc! Nước Hàn nằm giữa, là nước nhỏ và yếu nhất trong số lục quốc, khi ấy bắt đầu một kế hoạch phá hoại, ly gián nước Tần bằng cách gởi một kỹ sư thuỷ lợi tài năng tên là Trịnh Quốc đến Tần, thuyết phục Tần vương cho xây dựng một con kênh đào lớn. Công trình sẽ mất hơn chục năm mới hoàn thành, phải huy động hàng chục vạn dân phu, binh lính và tiêu tốn vô số tiền bạc, của cải! Với kế hoạch này, nước Hàn hy vọng phần lớn nhân lực, tài nguyên nước Tần sẽ bị lôi cuốn, hao phí vào đại công trình thuỷ lợi mà chậm trễ các hoạt động quân sự! Kế hoạch “thành công”, hay ít nhất trên phương diện nào đó cũng tạm gọi là như thế!

Ngay từ đầu, Lý Tư (lúc đó vẫn chưa lên đến chức Thừa tướng nước Tần) biết rõ Trịnh Quốc là gián điệp nhưng vẫn ủng hộ xây dựng công trình! Công việc tiến triển được 5 năm thì Tần vương biết được sự thật, bèn triệu tới hỏi chuyện, Trịnh Quốc đáp rằng: vốn dĩ là gián điệp nước Hàn, kế hoạch thuỷ công có thể giúp nước Hàn yên ổn thêm vài năm, nhưng sẽ giúp nước Tần hùng mạnh vạn đại! Tần vương cân nhắc và cho tiếp tục xây dựng con kênh dài 150 km này, sau khi hoàn thành thậm chí còn đặt tên là “kênh Trịnh Quốc”, hệ thống thuỷ lợi đã giúp tưới tiêu cho hàng triệu mẫu ruộng, giúp nước Tần có đủ lương thực để thực hiện kế hoạch tiêu diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ! Đến ngày nay, kênh Trịnh Quốc chỉ là một trong số những công trình xây dựng vĩ đại mà Tần thuỷ hoàng lưu lại cho hậu thế!

poltava

ói về lịch sử, “chủ nhân” của vùng Đông – Nam Ukraine ngày nay không phải là người Nga, cũng chẳng phải người Ukraine mà là những người Tatar! Hãn quốc Crimea đương thời chiếm một vùng rộng lớn, lớn hơn Crimea ngày nay nhiều, phía Bắc đến Ba Lan, phía Nam đến Thổ, phía Tây bao gồm cả vùng Rostov-on-Don của nước Nga bây giờ, nếu truy phả hệ thì Hãn quốc Crimea quay về người con trai trưởng của Thành Cát Tư Hãn. Nước Nga lúc đó chia thành hai bộ phận, phần phía bắc là nền nông nghiệp định cư, có năng lực sản xuất lớn, cùng với đó là mâu thuẫn xã hội tích tụ do cuộc sống cố định mà hình thành. Phía nam là những người Nga – cossack, cuộc sống bán du mục, tự do hơn, nhưng phụ thuộc vào phần phía Bắc về văn hoá, kỹ thuật, chính trị và cả kinh tế!

Người Tatar nhiều lần mở những cuộc đột kích vào Nga, có lần đánh đến tận thủ đô Moscow, nên suốt các thế kỷ 16, 17, người Nga nhiều lần Nam chinh đánh đuổi người Tatar! Hãn quốc Crimea cũng giống như vương quốc Champa (đã diệt vong), Ukraine thì giống… Campuchia, còn Ba Lan ở đây đóng vai Thái Lan, dĩ nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng! 😃 Quay trở lại cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Sa hoàng Peter-I lúc này còn đang mãi chơi trận giả, những cuộc tập trận của ông vua con có cả ngàn người tham gia! Trong thực tế, vương hầu Vasily Golitsyn (cố vấn kiêm người tình của nhiếp chính Sophia, chị cùng cha khác mẹ của Peter) nắm quyền, cả hai lần dẫn quân Nam chinh đều thất bại, bộ binh và pháo binh phần lớn là người Nga, kỵ binh phần lớn là người Nga Cossack!

Khi Peter-I đủ 17 tuổi, gạt nhiếp chính Sophia qua một bên, trực tiếp nắm quyền, tiếp tục Nam chinh! Trận Poltava (miền trung Ukraine, gần Kharkov) là dấu mốc lịch sử, Peter đánh bại quân đội Thuỵ Điển của Charles-XII! Chỉ số ít người Ukraine Cossack cầm đầu bởi Ivan Mazepa đứng về phía Thuỵ Điển, số đông đứng bên phía Nga! Trận Poltava mở ra một chương mới, nước Nga mở rộng về phía Tây Nam, cũng giống như Việt Nam, một chương mà hơn 300 năm vẫn chưa viết xong! Ước mơ của Peter-I không phải chỉ là Ukraine mà là kiểm soát các eo biển Dardanelles và Bosphorus của Đế-chế Ottoman (rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều), tìm đường từ biển Đen ra Địa Trung Hải! Cũng gần giống như trận Rạch Gầm – Xoài Mút, nếu như không có Poltava thì cũng sẽ chẳng có cái là Ukraine ngày nay!

Một không gian địa chính trị quá rộng lớn và siêu phức tạp bao gồm rất nhiều bên có liên quan, từ Liên minh phương Bắc do Thuỵ Điển cầm đầu, đến Đế chế Ottoman ở phía Nam, Peter-I gây chiến suốt từ Nam đến Bắc, cùng lúc đối đầu gần như với cả châu Âu! Cho đến ngày nay, hai con đường ra biển, một phía Bắc và một phía Nam: phía Bắc đứng chân tại Kaliningrad (chính là Königsberg, nổi tiếng trong giới Computer Science với bài toán 7 cây cầu – travelling salesman, đây cũng là quê hương của Immanuel Kant), phía Nam dùng Crimea làm bàn đạp, tiếp tục gây sức ép với Thổ, chưa thông được từ biển Đen ra Địa Trung Hải, hai đầu Địa Trung Hải là Gibraltar và kênh đào Suez vẫn do Anh (và bây giờ là NATO) kiểm soát! Xem ra, bài ca “Đất phương Nam” này vẫn sẽ còn tiếp tục thêm rất rất lâu nữa… 😅

Au bord des pleurs

es yeux Lara, revoient toujours ce train, ce dernier train, partant vers le chagrin. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà l’horizon brûlait. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà le canon tonnait. Cette chanson, que chantaient les soldats. C’était si bon, serré entre tes bras. Au bord des pleurs, tu souriais Lara, oubliant l’heure, la guerre, la peur, le froid. Un jour Lara, quand tournera le vent…

taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, viết bằng tiếng Nga về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!

chiếc khăn xanh

gười hiện đại, cáp mạng RJ45 và Wifi đã cắm vào đầu rồi, liên tục phải có kích thích, cập nhật, rút dây ra là chết não ngay (cắm dây vào thì lại thành xác sống). Số những người có khả năng cầm súng chiến đấu trong rừng, sống với lý tưởng và niềm tin đơn thuần, không cần các loại “thông tin – fastfood” chẳng có bao nhiêu!

Như người ta thường nói, đôi khi, đến khi không còn lại cái gì cả, thì khi đó mới biết đâu là “bản lĩnh văn hoá” thực sự! Nên đôi khi cũng phải xem xem, cái vỏ bọc xã hội hiện đại, bản lĩnh diễn trò của mấy “anh hề” nó mỏng tới cỡ nào! Cá tính Nga mà, giống y như lời bài hát “The cuckoo” vậy: nếu quanh đây có thuốc súng, hãy cho tôi cái bật lửa! 😅

transnistria

óc Tây-Nam bản đồ Ukraine có một dải đất dài và hẹp, nơi người Nga không đặt chân đến nhưng vẫn được tô màu hồng (pro-Russia)! Đó chính là Transnistria, quốc gia bé nhỏ hầu như không mấy ai thừa nhận! Cho đến giờ, theo chế độ Tổng thống – Nghị viện (nhưng vẫn gọi là Xô-viết tối cao) và có một nền kinh tế tạm gọi là “thị trường tự do”…

Nhưng Transnistria vẫn sử dụng đầy đủ các biểu tượng Xô-viết, vẫn sùng bái một quá khứ từ Lenin đến Putin! Transnistria nhiều lần kiến nghị gia nhập LB Nga, mặc dù chính ku Nga không hiểu sao vẫn chưa đồng ý! Nếu Nga bắt tay với Transnistria thì Ukraine coi như bị phong toả đến 70% biên giới! Văn hoá mà, nó ở một tầng sâu hơn chính trị!

the cuckoo

hạc Nga – Xô-viết thường là những tác giả được đào tạo rất kỹ về nhạc cổ điển, câu nhạc viết ra thường có nhiều màu sắc, nhiều lớp lang khác nhau! Nhưng đôi khi cũng nên nghe những loại âm nhạc hiện đại hơn, đơn giản hơn một chút để thay đổi không khí, ca khúc “The Cuckoo”, nhạc phim “Battle for Sevastopol”, 2015…

Phim nói về Lyudmila Pavlichenko, nữ xạ thủ bắn tỉa Liên – Xô, người trong một lần nói chuyện trước đám đông báo chí ở Chicago, nhằm vận động nước Mỹ mở mặt trận thứ 2 phía Tây chống Đức-quốc-xã, đã nói: tôi, Lyudmila Pavlichenko, năm nay 25 tuổi, đã hạ 309 tên Phát-xít, các quý ông, các ông còn định núp sau lưng tôi bao lâu nữa!?

outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào một cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy một mô hình cộng đồng xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, một hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về một nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!