crimea

uốt mấy thế kỷ vừa qua, Nga và Anh có một vài khúc mắc dai dẳng, dẫn đến một sự đối đầu trường kỳ Nga – Anh và tiếp theo đó là Nga – Mỹ, những khúc mắc này đều là do lịch sử để lại! Nó không thường trực nhưng vẫn luôn ngấm ngầm tồn tại, như vụ đánh nhau của cổ động viên bóng đá – hooligan Nga – Anh tại Pháp, Euro 2016: vài trăm “tay đấm lực lưỡng” Nga được “tổ chức tốt” đã “tấn công” hàng ngàn cổ động viên Anh. Nước Anh có vị trí địa lý đặc biệt, vừa là đảo quốc, vừa có lực lượng hải quân hùng mạnh, không chịu cảnh “sông liền sông, núi liền núi” nên trong các vấn đề “lục địa”, quan điểm của họ luôn cứng rắn (vì có phải chịu đe doạ trực tiếp đâu mà không cứng?) Trở lại với thế kỷ 19, Đế chế Ottoman bước vào giai đoạn suy tàn, được gọi là “Bệnh nhân của châu Âu”.

Tương tự như cách người ta gọi “Đông Á bệnh phu” vậy, một sự suy tàn chậm, nhưng chắc chắn, khó lòng cứu vãn! Điều này cả châu Âu đều thấy rõ, và họ không muốn Nga nhân cơ hội đó mà bành trướng, làm mất cân bằng cân bằng ở châu Âu. Tại trận hải chiến Sinop, đô đốc Pavel Nakhimov đại phá hạm đội Ottoman! Điều đáng nói đây là trận hải chiến đầu tiên sử dụng đạn “trái phá”, loại đạn “nổ 2 lần” chứ không phải chỉ đơn giản là một quả cầu sắt như trước, gần như toàn bộ hạm đội Ottoman chìm sạch, và cũng từ đây, bắt đầu khép lại thời đại của tàu buồm vỏ gỗ! Nhưng đó cũng là trận thắng sau cùng của đô đốc Nakhimov, chỉ một năm sau đó, Liên minh Anh, Pháp và Thổ, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, về “ý thức hệ”, đã bắt tay với nhau chống lại Nga và đổ 180K quân vào Crimea!

Châu Âu hiểu rằng, dù họ ghét Thổ, họ buộc phải giúp Thổ, nếu không cái thế vạc 3 chân này sẽ đổ! Bài học Napoleon vẫn còn đó, Liên minh Anh-Pháp-Thổ không dại dột tiến sâu vào lãnh thổ Nga, họ chỉ đặt mục tiêu chiếm đóng Crimea! Liên quân 3 nước phải mất đến một năm vây hãm ròng rã mới chiếm được Sevastopol, mất tròn một năm mới đi được… 60km! Phòng thủ bởi đô đốc Nakhimov, người vừa là đô đốc, vừa là thị trưởng thành phố! Phía Nga dù ít người hơn nhiều, đã tổ chức phòng thủ kiên cường, đô đốc Nakhimov và các sĩ quan cấp cao đều tử trận. Cả 2 bên Nga và Liên minh đều kiệt quệ trong cuộc chiến này, chưa bao giờ lại có nhiều người chết như vậy! Chưa bao giờ máu đã đổ nhiều đến như vậy, với sự xuất hiện của các loại súng, đạn, khí tài chiến tranh mới!

Tính toàn cuộc chiến, phía Nga thiệt hại đến 450K binh sĩ, phía Liên minh không ít hơn 220K. Sau trận chiến này, nước Nga phải đóng cửa suy nghĩ, phải cải cách hành chính, phải đổi mới tư duy, thay đổi xã hội và công nghệ để có thể trở nên mạnh hơn! Một dịp khác của lịch sử khi người Anh lại can thiệp vào nội bộ của nước Nga, đó là sau CMT10, liên minh các nước đổ vũ khí và trang bị cho phe Bạch vệ để chống lại Hồng quân, một lần nữa cũng qua đường Crimea! Rồi đến Thế chiến 2, Crimea là lại trở thành vùng đất đẫm máu trong đối đầu Xô – Đức, với hàng trăm ngàn lính thiệt mạng! Nên vấn đề Crimea và Donbass, người Nga đã, đang và sẽ luôn cứng rắn! Và cái dấu vết lịch sử nhiều lần Tây Âu can thiệp vào chuyện “sân nhà” của nước Nga vẫn còn đó, không phải chỉ một mà nhiều lần!

xe điện

Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya,
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…

rước là người Pháp xây những tuyến tàu điện (tram) đầu tiên, những toa xe chạy bằng điện trên đường ray sắt, sau là xe điện (trolleybus), vẫn chạy bằng điện nhưng không cần ray, xây dựng theo mô hình của Liên Xô! Mà thực ra hầu hết các đô thị lớn ở châu Âu, từ cả trăm năm trước đều phổ biến cả 2 loại: tram & trolleybus. Nhiều người sẽ đặt ngay câu hỏi rằng, tại sao lại dùng điện, hơn trăm năm trước vấn đề môi trường đâu có cấp thiết như bây giờ!? Công nghệ điện được chọn, đơn giản vì nó… bền!

Xe điện có chi phí bảo trì thấp hơn xe động cơ đốt trong nhiều lần, và cũng bền hơn nhiều lần! Chính những rung động nhỏ của động cơ nổ làm xe kém bền, như một chiếc xe buýt ở SG chạy có 4, 5 năm là xe đã muốn nát (vì chạy cả chục tiếng mỗi ngày, liên tục không có mấy ngày nghỉ), còn nếu là xe điện, cộng với bảo trì tốt thì có thể bền đến vài chục năm! Nên từ xưa, rất ít nước chọn làm hệ thống xe buýt động cơ nổ trên quy mô lớn, vì chi phí vận hành cao! Ngày nay, riêng khoản pin còn cần phải cải tiến, chứ xu thế xe điện là tất yếu!

alexander-3

uối thế kỷ 18, đầu TK 19, ngôn ngữ chung tại cung đình Nga là tiếng Pháp, không bao lâu sau thì Sa-hoàng Alexander-1 truy kích Napoleon đến tận Paris! Cuối TK 19, đầu TK 20, tầng lớp tinh hoa của Nga toàn nói tiếng Đức, chuyện sau đó thì mọi người đã biết rồi, năm 1945 đánh vào tận Berlin. Ngày nay, cuối TK 20, đầu TK 21, hình như người Nga đang học tiếng Anh, và vẫn học hơi chậm… 😅😅😅 Đó là một thực tế lịch sử, sự đối đầu Đông – Tây lưỡng cực ở châu Âu là điều có thật, không phải bây giờ mới có, mà đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước! Nhưng đó là chủ đề rất dài khác, sẽ tiếp tục đề cập đến sau!

Học hỏi, tiếp thu, tự làm mới, tự thay đổi bản thân, tự vấn, tự phản ảnh bản thân, đó là những điều một dân tộc tỉnh táo, cầu tiến tất phải làm! Trong một không gian hoàn toàn khác là ở VN, người lạc quan thì học tiếng Anh (mà e rằng nếu đã nhìn rõ bản thân thì cũng khó mà lạc quan lâu được), người bi quan thì học tiếng Tàu… còn người thực tế nên học tiếng Nga, ý tôi là học cái văn hoá thích ứng, tự lực, tự cường của họ! Chú thích ảnh: Putin khánh thành tượng Sa-hoàng Alexander-3 ở Crimea năm 2017, người mà ông ta (Putin) rất ngưỡng mộ, phía dưới là dòng chữ: nước Nga chỉ có 2 đồng minh: một là quân đội, hai là hạm đội!

không thiếu máu…

ưng Đạo đại vương đã nói rồi, đại ý là: nếu thấy quân nó kéo tới như lửa như gió, thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì mới đáng lo ngại, phải có toan tính, chuẩn bị lâu dài! Tình hình Ukraine gợi nhớ lại ai đó đã nói trước đây, cái gì mà: “không thiếu máu, chỉ thiếu tiền” (N.V.Thiệu), đúng khôi hài 😃! Cái sai của Ukraine không phải là chọn sai phe, hay định hướng sai, ở đây chả có gì liên quan đến “ý thức hệ”!

Cái sai của Ukraine là muốn dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại một thế lực khác, sai chính là không tự nhìn rõ vị trí, bản chất, và nội lực của bản thân, vọng tưởng muốn đổi thay, muốn khác biệt nhưng dựa vào những toan tính thiếu thực tế! Mà điều này thực ra ai tỉnh táo nhìn vào thấy ngay: phát ngôn cuồng loạn, hành động bột phát, bạo tàn, lúc nào cũng hoang tưởng: tôi là một cái gì đó, nhưng lại không cho thấy bản thân có thể xác lập nên được giá trị gì!

77 years

hững hình ảnh của 77 năm trước vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhiều thế hệ, có thể kéo đến phút thứ 11 để xem trực tiếp, Nguyên soái Zhukov (reviewer) cưỡi trên lưng một con ngựa trắng thuộc giống Tersk, và Nguyên soái Rokossovsky (reviewee) trên một con ngựa đen, đó mới đúng là hình ảnh của những con ngựa chiến xưa. Hơi nhỏ hơn một chút so với giống Thoroughbred thường thấy trong thể thao và phim ảnh ngày nay. Nói về tầm vóc, sức mạnh, tốc độ thì Thoroughbred đúng là vô địch, nhưng trong chiến tranh người ta vẫn chuộng các giống ngựa nhỏ hơn chút, không mạnh mẽ và nhanh nhẹn bằng, nhưng lỳ và liều hơn trong thực chiến.

Zhukov, ông ấy là một kiểu cứng đầu bản năng, chỉ lý trí chứ không chịu khuất phục bất kỳ quyền lực nào, kể cả trước Stalin! Chính nhờ Zhukov nên mặc dù quân đội Xô-viết mắc nhiều sai lầm, họ vẫn giữ được một cái đầu lạnh và những tính toán chiến lược đúng đắn để có thể đi đến thắng lợi sau cùng! Muốn hiểu rõ nhiều chuyện, tìm đọc kỹ hồi ký 3 tập: “Nhớ lại và suy nghĩ” của Zhukov, đương nhiên vì những lý do thời cuộc, đôi khi vẫn phải đọc “giữa các dòng chữ”! Lịch sử phức tạp nhiều chuyện, cần phải tìm hiểu rất nhiều, chứ không phải đọc một vài cuốn tào lao ba láp, ba xu rẻ tiền kiểu “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”, hay “Đêm giữa ban ngày”… mà cho rằng mình hiểu lịch sử!

spies

iải trí cuối tuần, series phim truyền hình Nga – Điệp viên… một trường đào tạo điệp viên dành cho nữ vừa được mở ra ở Kiev, Ukraine! Các cô gái “theo học” ở đây mỗi người đều có một hoàn cảnh, một nền tảng khác nhau! Còn chưa kết thúc khoá học thì chiến tranh đã ập đến, bài tập tốt nghiệp, không còn cách nào khác, cũng chính là nhiệm vụ đầu tiên: nhảy dù vào vùng địch tạm chiếm, tìm cách liên lạc với một nhà vật lý hạt nhân và đem ông ta về!

Và nếu không thể đem về “phe ta”, thì cũng không để một tài sản trí thức quý như thế lọt vào “tay địch”. Hai nhân vật nữ chính, Velichko, chiến thuật gia – chief tactician, học vấn kém, nhưng rất giỏi ứng biến, hành động thực tế, và Prozorovskaya, chiến lược gia – chief strategist, học vấn, lý tưởng, rất giỏi mưu tính, kế hoạch. Hai cô gái, hai cá tính, hai số phận hoàn toàn khác nhau nhưng phải cố gắng thích ứng, hợp tác với nhau đề hoàn thành nhiệm vụ…

cô tô

ddessa có khoảng 50% người gốc Nga, nhưng 100% dân số nói tiếng Nga. Năm 2014 có vụ những người ủng hộ Nga tổ chức biểu tình ở Odessa, bị đám cực hữu vây trong toà nhà và phóng hoả, chết cháy mất mấy chục người! Một “dân tộc” mà đối xử với nhau như thế coi không được, xài những biện pháp cực đoan, phát xít, tư cách chưa trưởng thành! 🙁 Giờ mà Nga lấy chiêu bài bảo vệ người gốc Nga, chiếm luôn Oddessa nữa là Ukraine bị biến thành quốc gia cô lập trong lục địa!

Như năm 1961 bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô, nói một hồi mà dân ngơ ngác không hiểu gì, hỏi ra mới biết thành phần dân cư trên đảo đa số là gốc Hoa, thế là ông Hồ linh động chuyển sang nói tiếng Quảng Đông cho dân hiểu được! Ngay trên đất Việt, mà vẫn phải xài ngoại ngữ, sự tréo ngoe, phức tạp của các vấn đề văn hoá, lịch sử nó như thế! May mà đảo Cô Tô cách đất liền điểm gần nhất chỉ có khoảng 25km, chứ xa ra chút, biết đâu sẽ có lúc, có người lại dùng chiêu bài “bảo vệ người gốc Hoa” ?!

we are from the future

ứ tưởng Nga không có phim “xuyên không”! Ai như Trung Quốc, suốt ngày mơ mộng bay về quá khứ, rớt vào gia đình hoàng gia, Mộng hồi đại Thanh, Bộ bộ kinh tâm các kiểu! Hoá ra Nga cũng có phim “xuyên không”, nhưng cách tiếp cận hoàn toàn khác! Kịch bản: một giáo viên lịch sử và một người chuyên đào bới tìm đồ cổ, trong một lần tham gia chơi trận giả, dưới tác động của một vụ nổ bom đã đi ngược thời gian, trở lại không gian: Ukraine, thời điểm: Thế chiến 2, rơi vào vòng xoáy lịch sử giữa 3 phe Hồng quân, Phát-xít, UPA… Đây thực ra cũng là cách để diễn dịch, tìm hiểu lại lịch sử của người hiện đại!

Phim chiến tranh, lịch sử Nga làm mới sau này thì nhiều không thể kể hết: Brest Fortress, Panfilov 28, The 321th Siberian, etc… còn các loại phim truyền hình nhiều tập thì có thể coi từ tháng này sang tháng khác! Nói về Thế chiến 2, “thái độ chung” của các sử gia phương Tây là kiểu: “thôi, một lần đã là quá đủ!” (nhưng cùng trong lúc đó, thiết lập hơn 300 căn cứ quân sự trên toàn cầu), còn thái độ của Nga về Thế chiến 2 thì kiểu: nếu cần, chúng ta sẽ làm lại thêm lần nữa! 😃 Cũng hơi phiền phức nếu phải sống gần anh hàng xóm thừa năng lượng, tăng động này! 😃

cuộc chiến xa lạ

iải trí cuối tuần, phim Nga làm mới sau này về cuộc chiến VN, chính là cái phim “tràn ngập cảnh nóng” do cô “hoa hậu Nga” gì gì đó đóng! Đúng là đám nhà báo “nói láo ăn tiền”, chưa thực sự xem phim bao giờ, chứ đã xem thì biết chỉ có đúng một cảnh, và cũng chỉ hơi nóng một tí thôi! Dành cho những ai muốn xem ngay “cảnh nóng”, kéo đến tập 3, phút 45 ~ 55… đoạn đó lại để bài nhạc sến làm nền: ngày xưa tôi có yêu một người em gái nhỏ, tuổi trăng tròn mái tóc chớm ngang vai… đúng là rất hợp! 😅 Phim xem giải trí là chủ yếu, xem để thấy rằng thật ra người Nga cũng không hiểu nhiều lắm về văn hoá Việt Nam.

Thực tế lịch sử, đã có khoảng hơn 20 nhóm GRU (tình báo quân sự) Nga hoạt động ở VN, nhưng chắc chắn không chiến đấu trực tiếp! Vì với sự khác biệt về chủng tộc, ngoại hình, người dân phát hiện ra ngay, nên trong phim giả định là: đặc nhiệm Nga sẽ… giả trang làm đặc nhiệm Mỹ, quần áo, súng ống Mỹ, để khi cần có thể đổi vai cho nó chuẩn! Kịch bản chính của phim là: phối hợp với các lực lượng VN, làm sao để đánh cắp một chiếc trực thăng Mỹ đưa về Nga nghiên cứu! Diễn biến phim đan xen khá phức tạp vì ngoài nhiệm vụ khó khăn, người Nga còn phải đối phó, xử lý với những âm mưu, phản bội từ chính trong nội bộ…

brat, 1997

ơn mười mấy năm trước, xem cái phim này với 1 chút xíu ngạc nhiên, Brat – 1997 (Brothers) là phim làm về không gian hậu Xô-viết: xã hội loạn lạc, băng đảng hoành hành, phim được khán giả Nga cực kỳ yêu thích vì nó nói lên đúng hiện trạng xã hội ở giai đoạn này! Danila, chàng trai 20 tuổi vừa chấm dứt nghĩa vụ quân sự, ở nhà ăn bám mẹ, cao lớn, đẹp trai, hiền lành và dễ mến, Danila lên thành phố St. Petersburg sống nhờ anh trai, một sát thủ trong giới xã hội đen! Bước chân vào đời như thế, chưa dứt vẻ ngây ngô, trong sáng của tuổi thanh niên, tốt bụng dễ mến, rất có tính lương thiện, trong phút chốc vì cuộc đời đẩy đưa, trở thành tay anh chị có số má! Kết thúc phần 1, Danila thay anh làm sát thủ, một sát thủ vẫn còn tính trong sáng, lý tưởng của tuổi trẻ, còn ông anh… về nhà chăm sóc mẹ!

Phim còn có phần 2, tuy cũng hay, nhưng vẫn lại quay về cái motif đối đầu Nga – Mỹ, mà lần này là mafia Nga đấu với mafia Mỹ! 😃 Nói về văn hoá Nga nhiều như vậy, không nhằm mục đích tạo ra một ảo tưởng nào! So với các quốc gia châu Âu khác, Nga vẫn kém hơn về ý thức luật pháp, xã hội Nga vận hành dựa trên sức mạnh, ai có sức mạnh kẻ đó được nể trọng! Đó là một kiểu văn hoá sinh tồn, nơi người ta đề cao sự năng động, ứng biến để thích nghi với hoàn cảnh! So về thể trạng, người Nga cũng không hề to cao, khoẻ mạnh hơn các dân tộc châu Âu khác, họ chỉ lỳ và liều hơn, đó là do lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm đào luyện nên! Nhìn thẳng vào hiện trạng xã hội như thế, đương nhiên cũng chỉ là một mặt, văn hoá Nga không phải đơn giản chỉ có bạo lực như thế, họ còn có rất rất nhiều mặt khác!