sư phạm

hìn nhận di sản của quá khứ như thế nào, đó là một việc không thực sự đơn giản! Các nước xung quanh, nhất là Việt Nam, Hàn Quốc, thậm chí là cả Nhật Bản, đến giờ vẫn loay hoay với hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử, một sự loay hoay mà thực ra, chỉ thể hiện những điểm yếu kém cố hữu của bản thân, luôn luôn phải tìm cách “đổ lỗi”, luôn phải có một “con dê tế thần”, thay vì có đủ can đảm nhìn vào thực chất của chính mình! Thế nên không biết bao nhiêu ngôn từ, lập luận nhảm nhí đã được viết ra, tìm cách đổ lỗi cho Khổng Tử! Người TQ hiện đại, họ có cách nhìn nhận khá là chính xác và khoa học. Họ đã và đang tìm cách biến Khổng tử thành ông tổ của ngành… Sư phạm! Vâng, chính xác là như thế, Đại học Khúc Phụ (quê hương Khổng Tử) đã và đang trở thành trung tâm của ngành Sư phạm TQ.

Những suy nghĩ về thể chế, luật pháp của Khổng Tử, những cái vốn đã có từ nhiều ngàn năm trước, đã lỗi thời, không thể xem là tư tưởng xây dựng quốc gia, quản lý xã hội! Nhưng “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, những căn bản làm người thì vẫn còn nguyên giá trị. Vậy, tốt hơn là xem ông ta như là Nhà sư phạm, đừng biến ông ta thành Triết gia, Quản trị gia, Chính khách, etc… Và Lục nghệ, cái mà Khổng tử truyền dạy, nguyên thuỷ bao gồm: Lễ, Nhạc (nghi lễ và âm nhạc), Xạ, Ngự (chính là… cỡi ngựa, bắn cung) và Thư, Số (văn và toán). Ngày xưa người ta học rất đủ và rất đều nhé, ít ra là không học lệch như giờ, bắt đầu với đào tạo tinh thần, tiếp theo là huấn luyện thể chất và cuối cùng mới đến giảng dạy kiến thức! Rồi ở đâu đó, vì học lệch, học thiếu, hay vì công phu hời hợt nên có người mới đâm ra ngáo ngáo! 😀